Hình 1.6.Các công cụ pháp luật liên quan đến thực hiện CSR đối với NLĐ trong doanh nghiệp.
Tính đến tháng 5.2014, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã thông qua 189 công ước và 200 khuyến nghị. Hiện Việt Nam đã gia nhập 21 công ƣớc của ILO. Theo ông Hà Đình Bốn, Vụ trƣởng Vụ Pháp chế (Bộ Lao động Thƣơng binh Xã hội), so với một số quốc gia trong khu vực, số lƣợng công ƣớc đã gia nhập của Việt Nam ở mức trung bình; Nhật Bản phê chuẩn 41 công ƣớc, Hàn Quốc phê chuẩn 24 công ƣớc, Thái Lan phê chuẩn 14 công ƣớc,… “Việc phê chuẩn các công ƣớc đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật để thực hiện các công ƣớc đã phê chuẩn, việc triển khai các quy định này cũng đƣợc quan tâm, đẩy mạnh. Nhiều chƣơng trình quốc gia đã đƣợc ban hành và triển khai thực hiện. Trong đó, trọng điểm là các chƣơng trình: chƣơng trình hành động quốc gia về phòng chống buôn bán ngƣời; chƣơng trình quốc gia về an toàn vệ sinh lao động, chƣơng trình hành độngquốcgiavìtrẻem,…”
Việt Nam là quốc gia thứ ba ở Đông Nam Á và thứ năm ở Châu Á gia nhập Công ƣớc 187về Khung chính sách thúc đẩy an toàn vệ sinh lao động, sau Singapore, Malaysia, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trên phương diện pháp luật quốc gia,Việt Nam đã ban hành Bộ luật Lao độngquy định quyền và nghĩa vụ của ngƣời lao động và của ngƣời sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp
Pháp luật Quốc tế
• Công ƣớc và khuyến nghị của Tổ chức lao động Quốc tế ILO • Hiến chƣơng, nghị quyết của các
khu vực kinh tế, nền kinh tế.
Pháp luật lao động Quốc gia •Bộ luật lao động 2012
•Các nghị định, thông tƣ, văn bản pháp luật hƣớng dẫn thực hiện
phần thúc đẩy sản xuất, vì vậy có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và trong hệ thống pháp luật của quốc gia.
Bộ luật lao động bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của ngƣời lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động đƣợc hài hoà và ổn định, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của ngƣời lao động trí óc và lao động chân tay, của ngƣời quản lý lao động, nhằm đạt năng suất, chất lƣợng và tiến bộ xã hội trong lao động, sản xuất, dịch vụ, hiệu quả trong sử dụng và quản lý lao động, góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc vì sự nghiệp dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Có thể nói pháp luật quốc tế và pháp luật lao động quốc gia chính là hai công cụ hiệu quả nhất tác động trực tiếp đến thực hiện CSR đối với NLĐ. Việc DN muốn tồn tại trên thị trƣờng bắt buộc phải tuân thủ các điều luật này sẽ đảm bảo cho NLĐ đƣợc hƣởng những quyền lợi tối thiểu nhất từ việc thực hiện trách nhiệm pháp luật của DN.