Thực hiệntrách nhiệm xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long (Trang 25)

Thực hiện trách nhiệm xã hội được hiểu là các hoạt động cụ thể của doanh nghiệp đối với các bên hữu quan nhằm đảm bảo các cam kết trách nhiệm xã hội mà doanh nghiệp đề ra.

Mô hình kim tự tháp của A.Carroll (1979) đề cập đến 4 khía cạnh của thực hiện CSR theo thứ bậc đƣợc đánh giá là có tính toàn diện và đƣợc áp dụng rộng rãi trong việc tiếp cận triển khai CSR. Theo đó, CSR đƣợc ƣu tiên thực hiện theo 4 mức trách nhiệm: Trách nhiệm kinh tế; Trách nhiệm pháp lý; Trách nhiệm cam kết; và Trách nhiệm tự nguyện.

Hình 1.1. Mô hình kim tự tháp A.Carroll (1979)

(Nguồn: Archie B.Carroll, A.B., 1991)

(i) Thực hiện trách nhiệm kinh tế: tối đa hóa lợi nhuận, cạnh tranh, hiệu quả và tăng trƣởng, là điều kiện tiên quyết bởi DN đƣợc thành lập trƣớc hết từ động cơ tìm kiếm lợi nhuận. Thêm vào đó, với vai trò là tế bào kinh tế căn bản của xã hội, việc thực hiện trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp cũng chính là nòng cốt cho đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.

(ii) Thực hiệntrách nhiệmpháp luật chính là một phần của bản “khế

ƣớc” giữa DN và xã hội. Mọi mục tiêu kinh tế DN theo đuổi đều

Trách nhiệm tự nguyện Trách nhiệm cam kết Trách nhiệm pháp luật Trách nhiệm kinh tế

phải nằm trong giới hạn của các quy tắc xã hội, đƣợc Nhà nƣớc quy định dƣới hình thức các văn bản pháp luật. Trách nhiệm pháp lý bao gồm 5 khía cạnh cơ bản: Điều tiết cạnh tranh, đảm bảo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh; Bảo vệ ngƣời tiêu dùng cụ thể thông qua việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn đối với sản phẩm đồng thời cung cấp chính xác thông tin về sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng; Bảo vệ môi trƣờng bao gồm cả môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng văn hoá - xã hội phi vật thể; An toàn và bình đẳng trong môi trƣờng làm việc; Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.

Trách nhiệm pháp lý, bên cạnh trách nhiệm kinh tế là hai bộ phận cơ bản không thể thiếu trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. DN không thể tồn tại lâu dài khi các hành vi của nó nằm ngoài khuôn khổ pháp luật nhà nƣớc.

(iii) Thực hiệntrách nhiệmcam kết là những quy tắc, giá trị đƣợc xã

hội chấp nhận nhƣng chƣa đƣợc “mã hóa” vào văn bản luật. Ngoài việc tuân thủ pháp luật đƣợc coi là sự đáp ứng những đòi hỏi, chuẩn mực tối thiểu mà xã hội đặt ra, DN còn cần phải thực hiện cả các cam kết ngoài luật nhƣ các chế độ riêng đối với ngƣời lao động, chăm sóc khách hàng, quan hệ với nhà cung ứng, cổ đông, đối thủ cạnh tranh… Trách nhiệm cam kết hay còn gọi là trách nhiệm đạo đức, vì nó nằm ngoài phạm vi pháp lý những vẫn thuộc phạm trù đạo đức mà xã hội mong đợi ở bất kỳ DN nào khi tham gia nền kinh tế. Các cam kết này thƣờng đƣợc tuyên bố trong bản tuyên bố sứ mệnh nhƣ là các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, trong nội quy lao động, chiến lƣợc kinh doanh hay bộ quy tắc văn hoá doanh nghiệp và đƣợc phổ biến rộng rãi đến các bên liên quan. Trách nhiệm cam kết là tự nguyện, nhƣng lại chính là trung tâm của TNXH.

(iv) Thực hiệntrách nhiệmtừ thiện là những hành vi của DN vƣợt ra ngoài sự trông đợi của xã hội, nhƣ quyên góp ủng hộ cho ngƣời yếu thế, tài trợ học bổng, đóng góp cho các dự án cộng đồng… Việc thực hiên trách nhiệm thực từ thiện là hoàn toàn tự nguyện đối với doanh nghiệp. Ngay cả khi họ không thực hiện trách nhiệm này, họ vẫn đƣợc đánh giá là đã đáp ứng đủ các chuẩn mực mà xã hội trông đợi.

Có thể coi mô hình kim tự tháp của A.Carroll chính là nền tảng cho rất nhiều nghiên cứu sau này. Một số nghiên cứu đã cụ thể hoá việc thực hiện TNXH của DN bằng các quan điểm, hành động: đảm bảo đƣợc hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trƣờng sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trƣờng trong quá trình sản xuất của mình, đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với ngƣời tiêu dùng; Phải biết quan tâm đến ngƣời lao động, ngƣời làm công cho mình không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần, việc buộc ngƣời lao động làm việc đến kiệt sức hoặc không có giải pháp giúp họ tái tạo sức lao động của mình là điều hoàn toàn xa lạ với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Phải tôn trọng quyền bình đẳng nam nữ, không đƣợc phân biệt đối xử về mặt giới tính trong tuyển dụng lao động và trả lƣơng mà phải dựa trên sự công bằng về năng lực của mỗi ngƣời; Không đƣợc phân biệt đối xử, từ chối hoặc trả lƣơng thấp giữa ngƣời bình thƣờng và ngƣời bị khiếm khuyết về mặt cơ thể hoặc quá khứ của họ; Phải cung cấp những sản phẩm có chất lƣợng tốt, không gây tổn hại đến sức khoẻ ngƣời tiêu dùng, đây cũng là một tiêu chí rất quan trọng thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với ngƣời tiêu dùng; Dành một phần lợi nhuận của mình đóng góp cho các hoạt động trợ giúp cộng đồng.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, rào cản và thách thức cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm: nhận thức về khái niệm trách nhiệm xã hội còn hạn chế; năng suất bị ảnh hƣởng khi phải thực hiện đồng thời nhiều bộ quy tắc ứng xử; thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ); sự

nhầm lẫn do khác biệt giữa qui định của bộ quy tắc ứng xử và Bộ luật Lao động; và những quy định trong nƣớc ảnh hƣởng tới việc thực hiện các bộ quy tắc ứng xử. Nhƣ vậy, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một vấn đề không dễ dàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp cần phải quan tâm và thực hiện trách nhiệm xã hội, vì ngƣời tiêu dùng, nhà đầu tƣ, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu ngày càng quan tâm hơn tới ảnh hƣởng của việc toàn cầu hoá đối với quyền của ngƣời lao động, môi trƣờng và phúc lợi cộng đồng. Những doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội có thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trƣờng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)