doanh nghiệp
Sau khi đã xây dựng đƣợc kế hoạch, DN cần triển khai thực hiện CSR theo bốn bƣớc:
Hình 1.5. Các bƣớc triển khai thực hiện CSR đối với NLĐ
(Nguồn: Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, Ngô Kim Thanh, 2013) Thứ nhất, tổ chức bộ máy thực hiện CSR: Để thực hiện CSR, DN cần có tổ chực bộ máy nhân sự rõ ràng. Trong đó, quy định cơ cấu tổ chức, quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia thực hiện CSR. Cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện CSR bao gồm Ban Giám Đốc, các cấp quản lý chuyển trách từng bộ phận chức năng của DN, cấp quản lý bộ phận trực tiếp thực hiện TNXH và nhân viên thực hiện. Vai trò của Ban Giám Đốc là phê duyệt vai trò trách nhiệm của từng thành viên trong Ban Giám Đốc về vai trò và chức năng của TNXH, tổ chức và tham gia Ủy ban thực hiện TNXH, và đƣa ra các quyết định liên quan đến việc thực hiện TNXH. Vai trò của các cấp quản lý bộ phận chức năng của DN là đảm bảo các quyết định của Ban Giám Đốc liên quan đến thực hiện TNXH đƣợc thực hiện và tuân thủ ở từng hoạt động chức năng. Vai trò của cấp quản lý trực tiếp thực hiện TNXH có thể đƣợc tổ chức theo hình thức tập trung hoặc phi tập trung. Hình thức tổ chức tập trung thể hiện ở việc cấp quản lý trực tiếp thực hiện TNXH sẽ có nhiệm vụ đƣa ra chiến lƣợc, thiết kế, phát
(i) Tổ chức bộ máy thực hiện CSR (ii) Tổ chức truyền thông nội bộ vê thực hiện CSR
(iii) Tổ chức đào tạo nhân lực thực hiện CSR
(iv) Tổ chức thực hiện quy tắc thực hành CSR
triển và ban hành các nhiệm vụ thực hiện TNXH. Hình thức tổ chức phi tập trung thể hiện ở việc TNXH sẽ đƣợc chia tách ra từng hoạt động chức năng thực hiện TNXH.
Thứ hai, tổ chức truyền thông nội bộ về thực hiện CSR.Tổ chức truyền thông nội bộ là việc DN thực hiện tuyên truyền các chiến lƣợc, chính sách hay chƣơng trình mới sau khi thay đổi tới toàn thểNLĐ trong công ty.Việc tổ chức truyển thông này có thể đƣợc thực hiện thông qua ban lãnh đạo của bộ phận trực tiếp thực hiện CSR hoặc từ chính ngƣời lao động, hoặc từ công đoàn của DN.Một số kênh truyền thông nội bộ thƣờng đƣợc các DN sử dụng nhƣ họp tất cả nhân viên, họp nhóm, họp cá nhân, tổ chức các sự kiện, nội san, sổ tay, bảng thông báo, thƣ viện của tổ chức, v.v... và với sự phát triển của công nghệ thông tin, thì mạng trao đổi thông tin trực tuyến, email, website... đƣợc DN tận dụng rất tốt cho truyền thông nội bộ. Qua khảo sát của www.winwin.vn, các kênh truyền thông nội bộ hiện nay đang đƣợc DN sử dụng nhiều nhất là email (46%), họp toàn CBNV (21%), họp nhóm (17%)..., trong khi kênh đƣợc CBNV đánh giá là hiệu quả nhất là họp toàn CBNV (31%), họp nhóm (30%), email (29%)... Mỗi công cụ đều có những ƣu điểm và nhƣợc điểm riêng, tùy vào đặc điểm DN mà có những sự lựa chọn khác nhau.Để truyền thông nội bộ hiệu quả, DN cần phải kết hợp nhiều kênh và mở rộng sự tƣơng tác giữa các đối tƣợng. Tùy theo đối tƣợng, nội dung trao đổi, mức độ quan trọng, mức độ khẩn của từng công việc mà lựa chọn kênh truyền thông nào, phƣơng thức ra sao để có thể đạt hiệu quả cao nhất.
Nội dung truyển thông bao gồm những hành động hoặc các ý tƣởng mới giúp nâng cao việc thực hiện CSR tại DN. Ví dụ: mức độ hài lòng trong công việc của NLĐ, an toàn lao động, đào tạo và phát triển cho cán bộ nhân viên, thời gian và môi trƣờng lam việc, v.v…
Thứ ba, tổ chức đào tại nhân lực thực hiện CSR:nhiệm vụ của giám đốc nhân sự là phải cụ thể hóa tầm nhìn và cam kết của ban lãnh đạo bằng cách đƣa ra những xem xét, đánh giá về sự hiện diện của các hoạt động quản trị nhân sự trong quá trình xây dựng và thực thi chiến lƣợc CSR. Các nội dung đào tạo chính bao gồm: giải thích và định nghĩa về CSR, mối quan hệ giữa việc thực hiện CSR và việc đảm bảo
Comment [V5]: Viết chi tiết theo ý này
phát triển bền vững của DN, các yêu cầu chính trong việc thực hiện và triển khai chiến lƣợc CSR của DN, Các tiêu chuẩn liên quan đến CSR nhƣ ISO 26000, vai trò của các bên có liên quan trong CSR, các ý kiến và kỹ thuật giúp triển khai CSR hiệu quả, các bƣớc lên kế hoạch và triển khai CSR, cách thức tổ chức thực hiện báo cáo thực hiện CSR. Mục tiêu của việc đào tạo là giúp NLĐ có cơ hội trao đổi và thảo luận về việc thực hiện TNXH trong DN, đánh giá việc tổ chức thực hiện CSR tại DN, đảm bảo Ban lãnh đạo và NLĐ có thể hiểu những định nghĩa và cách thức cơ bản thực hiện CSR.
Thứ tư, tổ chức thực hiện quy tắc thực hành CSR:sau khi bộ máy tổ chức, nhân sự, và truyền thông nội bộ về thực hiện CSR đƣợc tiến hành, bƣớc cuối cùng trong triển khai thực hiện TNXH đối với NLĐ trong DN là tổ chực thực hiện quy tắc thực hành CSR. Đây là bƣớc mà NLĐ trong DN tiến hành áp dụng những gì đƣợc đào tạo vào thực tế hoạt động kinh doanh của DN. Việc áp dụng sẽ đƣợc thực hiện dựa trên một số nguyên tắc chủ yếu: (i) các DN nên duy trì sự tự do hiệp hội và công nhân hiệu quả của quyền thƣơng lƣợng tập thể, (ii) xóa bỏ mọi hình thức lao động cƣỡng bức và bắt buộc, (ii) việc bãi bỏ lao động trẻ em, (iv) xóa bỏ phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp.