Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long (Trang 82)

Bên cạnh các thành công đã đạt đƣợc trong quá trình thực hiện TNXH đối với NLĐ, DN vẫn còn mắc phải những hạn chế.

Đối với hạn chế trong việc thực hiện các nội dung TNXH:

Thứ nhất, đối với các nội dung về trách nhiệm kinh tế, có thể thấy trong những năm qua Công ty vẫn luôn cố gắng đặt đƣợc tăng trƣởng doanh thu và lợi nhuận, tối thiểu hoá chi phí. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu của việc giảm chi phí đến từ việc thu gọn nhân lực chứ không hoàn toàn là do hiệu quả từ việc quản lý. Điều này sẽ gây nên tâm lí hoang mang cho NLĐ đang tiếp tục làm việc tại công ty. Thêm vào đó, mức lƣơng trung bình của Công ty tuy là cao so với trung bình ngành,

những thực tế theo phản ánh thì lƣơng cao tập trung vào ban lãnh đạo, NLĐ sản xuất trực tiếp mức thu nhập chỉ đạt khoảng 3 triệu đồng/ tháng trong khoảng thời gian khó khăn này của Công ty.

Đối với các nội dung về trách nhiệm pháp luật, có thể nói Công ty CP Đồ hộp Hạ Long là một trong số ít các DN ngành chế biến thực phẩm làm khá tốt các trách nhiệm pháp luật đối với NLĐ. Tuy vậy vẫn còn một số hạn chế trong việc đào tạo các nội dung bắt buộc đối với NLĐ. Hiện nay Công ty mới chỉ chú trọng đào tạo an toàn cho một số vị trí công việc nhƣ vận hành máy lạnh, nồi hơi… trong khi thực tế những nội dung bắt buộc này cần đƣợc toàn bộ NLĐ trực tiếp sản xuất nắm bắt đƣợc, đặc biệt là các nội dung về an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc làm thêm ca tại các thời điểm mùa vụ tuy đã đƣợc công ty cố gắng điều chỉnh hạn chế tối thiểu, tuy nhiên vẫn còn một số vị trí vẫn thƣờng xuyên xảy ra tình trạng 3 ca một ngày nhƣ vận hành máy lạnh, bảo vệ…

Đối với các nội dung trách nhiệm cam kết và trách nhiệm tự nguyện có thể thấy, hiện nay, công ty đang hạn chế trong những cam kết với NLĐ, hầu hết các tiêu chí đƣa ra đều phụ thuộc vào tình hình SXKD thực tế của Công ty. Mặc dù hiểu đƣợc những khó khăn của Công ty cũng là những khó khăn chung của ngành chế biến thực phẩm Việt Nam đang gặp phải, tuy nhiên với việc có quá ít cam kết quyền lợi đƣợc xác lập với NLĐ sẽ khó tạo ra sự gắn bó giữa DN với NLĐ.

Đối với hạn chế trong việc tổ chức thực hiện, đây có thể coi là hạn chếtrọng tâm trong việc thực hiện CSR tại Công ty CP Đồ hộp Hạ Long hiện nay.Thực tế, thực hiện CSR đối với NLĐ tại Công ty hiện nay chƣa đƣợc tổ chức theo một quy trình cụ thể nào.

Hạn chế này đến từ nguyên nhân chủ yếu là quan điểm của ban lãnh đạo. Ban lãnh đạo Công ty tuy là những nhà quản trị ủng hộ quan điểm thực hiện CSR trong DN song chƣa có hành động dứt khoát cho việc thực hiện này. Các bƣớc từ xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện đến đánh giá đều chƣa đƣợc bố trí nguồn lực phù hợp để thực hiện, đẫn đến việc thực hiện CSR đối với NLĐ tại DN chƣa đem lại đƣợc một kết quả nào đáng kể.

CHƢƠNG 4

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP ĐỒ HỘP HẠ LONG 4.1. Mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển của Công ty

4.1.1. Phương hướng đến 2020

Công Ty Cổ Phần Đồ Hộp Hạ Long đã đề ra tầm nhìn chiến lƣợc của mình trở thành nhà sản xuất thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam. Để hiện thực hóa tầm nhìn này, Công Ty Cổ Phần Đồ Hộp Hạ Long đã đặt ra chiến lƣợc gồm 3 giai đoạn nhƣ sau:

Giai đoạn 1 - Tái cấu trúc mô hình sản xuất kinh doanh và ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại, nâng cấp hệ thống IT mới: Củng cố và đánh giá lại đội ngũ bán hàng và Marketing nhằm chiếm lại các thị phần đã mất và tiếp tục xây dựng vững chắc các kênh phân phối. Tiếp tục cải thiện chất lƣợng sản phẩm và nghiên cứu đƣa ra các sản phẩm mới. Triển khai hệ thống tin học mới để đáp ứng các yêu cầu trong cả sản xuất, kinh doanh và tài chính.

Giai đoạn 2 - Làm sâu sắc các mối quan hệ thị trƣờng và mở rộng hệ thống phân phối: Công Ty Cổ Phần Đồ Hộp Hạ Long tiếp tục phát triển thông qua việc đƣa ra hàng loạt sản phẩm bao phủ khắp mọi vùng miền Việt Nam bao gồm tăng cƣờng đội ngũ bán hàng từ các siêu thị đến tận các chợ truyền thống. Đẩy mạnh định vị thƣơng hiệu. Công Ty Cổ Phần Đồ Hộp Hạ Long sẽ chú trọng vào phát triển xuất khẩu và nâng cấp các thiết bị, máy móc sản xuất.

Giai đoạn 3 - Tăng trƣởng và mở rộng: Khai phá mở rộng quy mô phát triển các phân khúc sản phẩm đóng hộp, xúc xích, đồ nguội, nhất là các sản phẩm có mức đóng góp lợi nhuận cao. Công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu khả khi việc xây dựng nhà máy ở miền Nam.

4.1.2. Một số mục tiêu cụ thể

Công ty Cổ phần Đồ Hộp Hạ Long đặt kế hoạch tăng trƣởng bằng kinh nghiệm, nguồn lực, giá trị của mình nhằm đạt đƣợc những mục tiêu, mở rộng kinh doanh nội đại đã đề ra.

Lập kế hoạch xây dựng và phát triển sản xuất kinh doanh thực phẩm và các kênh phân phối bằng việc tái cấu trúc toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc phát triển hoạt động SXKD hiện tại lên tầm quy mô lớn với mục tiêu là trở thành công ty thực phẩm hàng đầu Việt Nam, chuyên cung cấp các thực phẩm bổ dƣỡng, an toàn, có chất lƣợng cho ngƣời tiêu dùng.

Kế hoạch doanh thu 2014 đạt khoảng 400 tỷ đồng (trong đó có 40 tỷ doanh thu từ hoạt động xuất khẩu) giảm 17,44% so với thực hiện năm 2013; lợi nhuận trƣớc thuế 18 tỷ đồng giảm 6,62% so với thực hiện năm 2013. Công ty dự kiến chi khoảng 60,8 tỷ đồng vào công tác thị trƣờng bao gồm marketing, xây dựng thƣơng hiệu, tuyển dụng và đào tạo nhân sự có chuyên môn, kinh nghiệm về thị trƣờng hàng tiêu dùng, phát triển mạng lƣới phân phối,…; khoảng 10 tỷ đồng để nâng cấp máy móc, trang thiết bị, nhà xƣởng,...

Các kế hoạch hoạt động cụ thể khác bao gồm:

- Củng cố lại hoạt động của Ban Tổng Giám Đốc theo quyên tắc phân công,

phân cấp, phân quyền cụ thể. Nâng cao trách nhiệm cá nhân trong các quyết định và kết quả điều hành.

- Kiện toàn bộ máy nhân sự, lập kế hoạch đào tạo, huấn luyện bồi dƣỡng nâng

cao năng lực, trình độ cho lực lƣợng lao động, đặc biệt là nhân sự cấp trung và cấp cao.

- Từng bƣớc chuyên nghiệp hóa các hoạt động quản lý điều hành, kết hợp sử

dụng các đơn vị tƣ vấn chuyên môn cao có uy tín và chuyên nghiệp để hỗ trợ trong chiến lƣợc, ứng dụng các công nghệ sản xuất và tin học tiên tiến, nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp.

- Xây dựng định hƣớng phát triển Công ty theo mô hình quản trị tiên tiến dựa

trên giá trịcốt lõi của Công ty.

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền để ngƣời lao động ổn định tƣ tƣởng, thấy

rõ đƣợc trách nhiệm của mỗi ngƣời trong việc góp phần ổn định và đƣa Công ty từng bƣớc vƣợt qua giai đoạn khó khăn, làm cơ sở cho việc tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Đồng thời chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần

cho cán bộ công nhân viên; có chính sách giữ đƣợc ngƣời có trình độ cao, tay nghề giỏi làm việc tại Công ty.

4.2.Quan điểm đẩy mạnh thực hiện trách nhiệm xã hội đối với ngƣời lao động tại doanh nghiệp

4.2.1. Thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động là nhiệm vụ tất yếu, là mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp là mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, CSR đƣợc xem nhƣ là chìa khóa giúp DN phát triển vững mạnh và tạo đƣợc uy tín thƣơng hiệu, là một nguồn tăng trƣởng doanh thu tiềm năng cho DN bởi những hoạt động CSR sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho các DN, tạo sự phản hồi tích cực từ khách hàng và đối tác của DN, mà đây là hai đối tƣợng góp phần trực tiếp vào tình hình kinh doanh của DN. Khảo sát mới đây của Tập đoàn IBM cho thấy, trên 68% DN thừa nhận: các hoạt động trách nhiệm xã hội DN có vai trò quan trọng trong việc tạo ra doanh thu tại DN họ. Vì vậy, trách nhiệm xã hội của DN đang đƣợc xem nhƣ là một trong những chiến lƣợc kinh doanh hàng đầu của DN hơn là những quy định hay từ thiện bắt buộc.Thực tế các DN trong nƣớc cũng nhƣ trên toàn thế giới đang làm tốt CSR đã minh chứng cho những hiệu quả không thể phủ nhận này. Thực hiện CSR giúp DN tăng giá trị thƣơng hiệu và uy tín một cách đáng kể qua sự tham gia của các phƣơng tiện truyền thông, sản phẩm tạo ra đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh, an toàn khi sử dụng, giá cả phải chăng... sẽ dễ dàng tiếp cận với khách hàng, mở rộng thị trƣờng, tăng doanh thu cho DN. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, CSR chính là điều kiện cần để DN có thể tiếp cận thị trƣờng quốc tế. Nhƣ vậy, CSR không đơn thuần là một cam kết mà còn là nhiệm vụ tất yếu đối với các DN trong nền kinh tế hội nhập hiện nay.Cũng chính bởi tầm quan trọng này, thực hiện CSR còn đƣợc coi là một mục tiêu chiến lƣợc của DN.

4.2.2. Thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động là công cụ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Kết quả khảo sát 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2010 của Vietnamnet chỉ ra rằng vi ệc thƣ̣c hiện CSR của các doanh nghi ệp này đã thƣ̣c sƣ̣ góp phần thu

hút và giữ chân nhâ n sƣ̣ tài năng cũng như nâng cao hình ảnh doanh nghi ệp trong cộng đồng. Nhƣ vậy có thể thấy, thực hiện CSR và CSR đối với NLĐ đã góp phần gia tăng các lợi thế cạnh tranh cho DN không chỉ trên thị trƣờng nền kinh tế nói chung, mà còn trên thị trƣờng NLĐ nói riêng.Chất lƣợng NLĐ quyết định đến năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Vì vậy, việc thu hút và giữ đƣợc đội ngũ lao động có chuyên môn cao là một thách thức không nhỏ đối với DN. Đặc biệt với đặc thù nhu cầu lao động của Công ty cần chủ yếu lao động phổ thông, nguồn lao động đang dần khan hiếm trên thị trƣờng hiện nay, thực hiện CSR đối với NLĐ hiệu quả sẽ giúp DN giữ chân đƣợc lao động lành nghề, có kỹ thuật cao, ổn định năng suất sản xuất, giảm đáng kể chi phí của tuyển dụng và đào tạo lại.Mặt khác, thực hiện CSR cũng làm tăng năng lực cạnh tranh của DN trên thị trƣờng quốc tế. Các DN chỉ có thể cạnh tranh, giành đƣợc thị trƣờng nếu đáp ứng đƣợc các nhu cầu khắt khe của các nhà nhập khẩu, và hầu hết đối với các nhà nhập khẩu lớn, thực hiện tốt CSR đƣợc coi là một trong những yêu cầu bắt buộc. Sản phẩm muối i-ốt của Unilever đã có thời gian chiếm lĩnh 35% thị trƣờng Ấn Độ vì đã gắn kết sản phẩm của mình với sức khoẻ cộng đồng thông qua hợp tác với Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc.

4.2.3. Thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động là hoạt động đầu tư của doanh nghiệp của doanh nghiệp

Trong tài chính, đầu tư là đặt tiền vào một tài sản với kỳ vọng của vốn đánh giá cao, thường là trong tương lai dài hạn.

(Nguồn: http://wikipedia.org)

Doanh nghiệp cần coi thực hiện CSR là một hoạt động đầu tƣ đồng nghĩa với việc cần đặt tiềnvào nó nếu muốn nhìn thấy những giá trị gia tăng cho DN mà nó mang lại trong dài hạn.Những lợi ích của CSR đƣợc đánh giá trong dài hạn cũng phù hợp với việc coi thực hiện CSR là mục tiêu chiến lƣợc của doanh nghiệp. Kết quả khảo sát do Viện Khoa học lao động và xã hội tiến hành trên 24 doanh nghiệp thuộc hai ngành Giầy da và Dệt may đã cho thấy, nhờ thực hiện chƣơng trình TNXH, doanh thu của các DN này đã tăng 25%, năng suất lao động tăng từ 34,2 triệu đồng lên 35.8 triệu đồng/1 lao động/năm, tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên

97%. Điều này đã minh chứng, DN hoàn toàn có thể có “lãi” khi đặt kỳ vọng vào “món tài sản” này và việc đầu tƣ cho nó là thích đáng. Thật vậy, thực hiện CSR nếu chỉ bằng nhìn nhận nó, đánh giá cao nó, tuyên truyền về nó mà chƣa thực sự có một kế hoạch tài chính rõ ràng cho nó thì sẽ không mang lại hiệu quả đáng kể nào. Ngƣợc lại, khi DN sẵn sàng đầu tƣ một khoản phù hợp cho CSR, các bƣớc thực hiện CSR sẽ đƣợc hoạch định rõ ràng trên nền tảng tài chính cho phép, công cụ thực hiện đƣợc đầu tƣ để hoàn thiện, nhân lực thực hiện có trách nhiệm và tinh thần làm việc cao hơn, các yếu tố đó sẽ góp phần nâng cao khả năng thành công của thực hiện CSR và đem lại những tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp.

4.2.4. Thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động là văn hoá doanh nghiệp. nghiệp.

Nhƣ đã đề cập ở trên, NLĐ hay nhân sự chính là một trong ba yếu tố cốt lõi tạo nên VHDN. Việc thực hiện TNXH đối với NLĐ đồng nghĩa với cam kết của DN về việc tạo các điều kiện lao động an toàn cho NLĐ yên tâm làm việc, cống hiến cho DN, nâng cao chất lƣợng NLĐ thông qua nâng cao trình độ, nhận thức, ý thức, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ, hài hoà mối quan hệ lao động trong DN cũng chính là củng cố các nội dung văn hoá mà Công ty đang tiếp tục xây dựng, phát triển.

4.3. Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh thực hiện trách nhiệm xã hội đối với NLĐ tại Công ty CP Đồ hộp Hạ Long NLĐ tại Công ty CP Đồ hộp Hạ Long

4.3.1. Đẩy mạnh thực hiện nội dung trách nhiệm xã hội đối với NLĐ

4.3.1.1. Đẩy mạnh thực hiện trách nhiệm kinh tế đối với NLĐ

Hình 4.1. Giải pháp đấy mạnh thực hiện trách nhiệm kinh tế đối với NLĐ

Đẩy mạnh thực hiện trách nhiệm kinh tế thông qua tăng doanh thu, phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản lý chi phí, cho cùng cũng là tăng thu nhập cho NLĐ. Để thực hiện đƣợc những mục tiêu này, Ban lãnh đạo Công ty cần có một số hành động cụ thể nhƣ sau:

(i) Nghiên cứu lại môi trƣờng và hoạt động xuất khẩu để có chiến lƣợc thâm

nhập lại thị trƣờng tiềm năng này: Trong những năm trƣớc 2011, hoạt động xuất khẩu đã từng là thế mạnh của doanh nghiệp. Sau khủng hoảng nợ công châu Âu cuối 2011, hoạt động xuất nhập khẩu bị ngừng trệ hoàn toàn. Năm 2013, DN đã dần khôi phục lại đƣợc thị trƣờng xuất khẩu của mình với doanh thu xấp xỉ 5 tỉ đồng. Tuy nhiên để có thể duy trì đƣợc các thị trƣờng cũ cũng nhƣ mở rộng các thị trƣờng mới đòi hỏi DN cần tiêu chuẩn hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bằng áp dụng các bộ Cocs, trong

Nghiên cứu lại môi trƣờng và hoạt động XK

để có chiến lƣợc thâm nhập lại thị trƣờng tiềm

năng này (i)

Mở rộng hiệu quả kênh phân phối, chiếm lĩnh thị trƣờng trong nƣớc

(ii)

Đầu tƣ cho nghiên cứu , phát triển sản phẩm bao gồm sáng kiến sản phẩm mới và cải thiện

sản phẩm cũ (iii) Quản trị chất lƣợng theo

đúng quy trình ISO 9001-2008 đã đƣợc cấp

chứng chỉ để tối thiểu hoá chi phí (iv)

Tăng thu nhập, đảm bảo mức sống tối thiểu

đó đặc biệt chú trọng các bộ tiêu chuẩn liên quan đến môi trƣờng làm việc. Trong hai năm tới, Công ty sẽ cố gắng áp dụng bộ tiêu chuẩn OHSAS 18001 (Occupational Health and Safety Assessment Series) vào cải thiện môi trƣờng làm việc. Đây là bộ tiêu chuẩn quốc tế về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp do Viện tiêu chuẩn Anh (BSI) xây dựng và ban hành. OHSAS 18001 ban hành lần đầu năm 1999, ban hành lần hai năm 2007, có thể áp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)