GV: Nguyễn Văn Thù y 9 1-

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 HKII (Trang 91)

I- Tìm hiểu chung.

GV: Nguyễn Văn Thù y 9 1-

- Mạch cảm xúc bao trùm bài thơ: Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính và lòng biết ơn, tự hào pha lẫn nỗi xót đau.

B. Thân bài: (7,0 đ)

* Khổ 1, 2: Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh trí bên ngoài lăng Bác.

- Cách xưng hô: “Con” thân mật, gần gũi

- Ấn tượng đầu tiên là “hàng tre” quanh lăng - biểu tượng của con người Việt Nam: + “Hàng tre bát ngát”: hình ảnh thực - hàng tre tốt tươi

+ “Hàng tre xanh xanh Việt Nam”: hình ảnh ẩn dụ - là biểu tượng cho tâm hồn, tích cách của con người Việt Nam

+ “Đứng thẳng hàng”: tư thế, dáng vóc vững chãi của dân tộc Việt Nam. - Hình ảnh “...mặt trời đi qua trên lăng/... mặt trời trong lăng rất đỏ”

+ Suy ngẫm về mặt trời của thời gian (mặt trời thực): mặt trời vẫn tỏa sáng trên lăng, vẫn tuần hoàn tự nhiên và vĩnh cửu.

+ Từ mặt trời của tự nhiên liên tưởng và ví Bác cũng là một mặt trời (ẩn dụ) - mặt trời cách mạng đem đến ánh sáng cho cuộc đời, hạnh phúc cho con người. Đó chính là công đức, sự vĩ đại của Bác, đồng thời thể hiện sự tôn kính của nh/dân, t/giả đối với Bác. - H/ảnh “Dòng người .../tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là sự so sánh rất đẹp, chính xác, mới lạ thể hiện t/cảm thương nhớ, kính yêu và sự gắn bó của nh/dân với Bác. * Khổ 3: Cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng.

- Không gian trong lăng yên tĩnh, thiêng liêng, ánh sáng thanh khiết, dịu nhẹ. - “Vầng trăng sáng dịu hiền” (ẩn dụ) tượng trưng cho tâm hồn thanh cao của Bác. - “Giấc ngủ bình yên”: cảm giác Bác vẫn còn đang ngủ, có ánh trăng vỗ về, làm bạn. - “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi” (ẩn du): Bác vẫn còn sống mãi với non sông, đất nước. Dẫu biết là như thế nhưng lòng vẫn quặn đau, một nỗi đau nhức nhối tâm can. Niềm xúc động thành kính và nỗi đau xót của nhà thơ thể hiện rất chân thành, sâu sắc.

* Khổ 4: Cảm xúc của tác giả trước khi rời lăng trở về miền Nam.

- Cách diễn đạt chân thành, giản dị của người con Nam Bộ: + Nghĩ đến ngày mai xa Bác lòng bịn rịn, lưu luyến

+ Muốn hóa thân làm con chim, bông hoa để được gần Bác

+ Muốn làm cây tre “trung hiếu” để làm tròn bổn phận theo lời dạy của Bác “trung với nước, hiếu với dân”

- Nhịp thơ dồn dập, điệp từ “muốn làm” thể hiện nỗi thiết tha với ước nguyện của nhà thơ

C. Kết bài: ( 1,5 đ)

- Âm hưởng thơ tha thiết sâu lắng cùng với các h/ảnh ẩn dụ làm tăng hiệu quả biểu cảm. - Bài thơ thể hiện tấm lòng thành kính của nhân dân, của tác giả đối với Bác.

HĐ2: Nhận xét, đánh giá chất lượng bài làm của HS.

* GV nêu nhận xét, đánh giá chất lượng bài viết của HS:

- Ưu điểm:

+ Một số bài đã nắm vững P/P làm bài.

+ Trình bày được nội dung luận điểm cần nghị luận liên quan đến giá trị bài thơ đúng theo bố cục, sắp xếp các luận điểm, chọn luận cứ tương đối rõ ràng, hợp lí..

+ Vận dụng được một số phép lập luận cơ bản như phân tích, ch/minh và tổng hợp

GV chọn bài làm đạt được các yêu cầu đọc cho cả lớp nghe

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 HKII (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w