xứng đáng với những truyền thống đó.
HĐ2: Đọc - hiểu văn bản.
- H/dẫn đọc: Giọng ấm áp, yêu thương, tự hào. (GV đọc mẫu, 2 HS đọc lại)
1. Nhận xét về cách diễn đạt và ý nghĩa của 4 câu thơ đầu như thế nào? câu thơ đầu như thế nào?
(GV liên hệ với tục ngữ người Thái: “ Chân ngoài rừng, tay trong nhà” => Làm việc luôn tay luôn chân, không nghỉ.)
+ Ý nghĩa: Cách tả đứa con ngây thơ tập đi, tập nói trong tình yêu thương chăm sóc, nâng đỡ của cha mẹ. Không khí gia đình đầm ấm, cha mẹ luôn nâng niu, chờ đón, chăm chút từng bước đi, nụ cười của con. Gia đình là nôi êm, tổ ấm cho con khôn lớn, trưởng thành => Hạnh phúc gia đình thật giản dị.
? Em hiểu “ người đồng mình” là gì? Có thể thay thế bằng từ ngữ nào khác không? (Người cùng sống trên cùng một mảnh đất, một quê hương, một dân tộc. Có thể thay thế bằng từ ngữ : người bản mình, người buôn mình… => cách nói riêng mộc mạc mang tính địa phương của dân tộc Tày.
? Các hình ảnh: “Đan lờ cài nan hoa…tấm lòng” thể hiện cuộc sống của quê hương như thế nào? Các từ: “cài, ken” ngoài nghĩa miêu tả còn nói lên tình ý gì? (Cuộc sống LĐ cần cù, êm đềm và tươi vui của người đồng mình; Sự gắn bó quấn quýt trong c/s LĐ, làm ăn của người q/hương; Vẻ đẹp thơ mộng và trữ tình, nghĩa tình của rừng núi q/hương luôn chở che, nuôi dưỡng tâm hồn, lối sống cho con người. ? Trong đoạn thơ này, người cha muốn nói với con điều gì về tình cảm của cha mẹ và của quê hương ?
- GV chốt ý, ghi bảng.
I. Tìm hiểu chung văn bản.
1. Tác giả - Tác phẩm:
- Y Phương tên thật là Hứa Vĩnh Sước sinh năm 1948, dân tộc Tày, quê ở Cao Bằng. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng, cách tư duy giàu h/ảnh của người miền núi. - Bài thơ “Nói với con” là cách nói riêng đầy xúc động của Y Phương. Hình thức người cha tâm tình, dặn dò đối với con đã đem đến cho bài thơ giọng điệu thiết tha, trìu mến, ấm áp và tin cậy.
2. Thể thơ: tự do.
3. Bố cục: 2 phần
- Con lớn lên trong t/yêu thương nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động êm đềm của quê hương
- Lòng tự hào về những tr/thống của quê hương, mong muốn con hãy kế quê hương, mong muốn con hãy kế tục xứng đáng với những tr/thống đó.
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và quê hương. của cha mẹ và quê hương.
“Chân trái, chân phải, một bước, hai bước” => Cách nói cụ thể , có khi vô lí một cách hồn nhiên nhưng diễn tả độc đáo, đặc sắc trong tư duy và cách diễn đạt của người miền núi.
- Miêu tả qua những hình ảnh thơ cụ thể, mộc mạc mà độc đáo thể hiện tình yêu thương của cha mẹ luôn nâng niu, đón chờ, chăm chút con hoà vào trong cuộc sống lao động cần cù , tươi vui của người đồng mình, của thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình.
IV.Củng cố:(3ph) ? Bài thơ thể hiện được cảm xúc riêng của Y Phương là gì? ? Những đặc sắc về nghệ thuật?
V. Dặn dò:(1 ph) - Học thuộc lòng bài thơ. Nắm vững ý nghĩa bài thơ. - Chuẩn bị bài: “Nghĩa tường minh và hàm ý.”
************************************
Tuần 27Tiết 123 Tiết 123 Tiếng Việt
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý(Dạy giáo án điện tử) (Dạy giáo án điện tử)
NS: 17/03/2011NG: 19/03/2011 NG: 19/03/2011 A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
- Hiểu thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý. Xác định được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu. Biết sử dụng hàm ý trong giao tiếp hằng ngày.
B-KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.
- Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hằng ngày.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu. - Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể.
- Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp.
C-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
I. Ổn định: (1ph) - Vệ sinh, tác phong, số lượng. Chào mừng thầy cô về dự giờ (Slide 1.)