Hệ thống hóa kiến thức 1 Bảng hệ thống:

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 HKII (Trang 64)

1. Bảng hệ thống:

- Lập bảng theo mẫu (sgk) - Nội dung câc phần:

2.Sắp xếp các tác phẩm theo từng giai đoạn:

- Từ 1945 -> 1954: + “Đồng chí”

- Từ 1954 -> 1964:

+ “Đoàn thuyền đánh cá”, “Con cò”, “Bếp lửa”.

- Từ 1965 -> 1975:

+ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, “Khúc hát ru…”,

- Sau 1975:

+ “Viếng lăng Bác”, “Ánh trăng”, “Mùa xuân nho nhỏ”, “Nói với con”, “Sang thu”.

+ Nội dung:

Phản ánh cuộc sống và tư tưởng , tình cảm của con người qua 2 cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ nhưng rất vẻ vang; công cuộc xây dựng đất nước với bao tình cảm tốt đẹp như tình yêu quê hương đất nước, tình đồng chí, đồng đội, lòng kính yêu và biết ơn Bác Hồ, tình cảm gắn bó bền chặt như tình mẹ con, bà cháu…

3. Tình mẹ con thể hiện trong “Khúc hát ru…”, “Nói với con”, “Con cò”: hát ru…”, “Nói với con”, “Con cò”:

a) Điểm chung:

- Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng thắm thiết.

- Sử dụng lời hát ru, lời nói của con với mẹ

b) Điểm riêng:

- “Khúc hát ru…:” Hình tượng sáng tạo: hát ru con lớn trên lưng mẹ. Sự thống nhất, hoà quyện giữa tình yêu con với lòng yêu nước của người mẹ Tà – Ôi.

- “Con cò”: Hình tượng con cò trong ca dao, lời hát ru được phát triển và ca ngợi tình mẹ, ý nghĩa lời ru đối với cuộc sống con người.

Trường THCS Quế An Giáo án Ngữ văn 9

IV.Củng cố:(3ph) - GV chốt lại một số kiến thức cần nhớ và khắc sâu về các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học từ đầu năm đến nay (gồm 11 bài thơ): Tên tác phẩm - tác giả - thời gian sáng tác - thể thơ- nội dung chính - những nét đặc sắc về nghệ thuật - những bài thơ có cùng chủ đề, điểm riêng, điểm chung.

V. Dặn dò:(1 ph) - Học kĩ các nội dung đã ôn tập, học thuộc các bài thơ,

- Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết văn học về phần Thơ hiện đại Việt Nam.. - Chuẩn bị bài: “Nghĩa tường minh và hàm ý (tt)”

************************************

Tuần 28Tiết 128 Tiết 128

Tiếng Việt NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (tt) NS: 22/03/2011NG: 23/03/2011A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS

- Nắm được hai điều kiện sử dụng hàm ý lên quan đến người nói, người nghe.

B-KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

- Hai điều kiện sử dụng hàm ý lên quan đến người nói, người nghe.

2. Kĩ năng:

- Giải đoán và biết sử dụng hàm ý.

C-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNGI. Ổn định: (1ph) - Vệ sinh, tác phong, số lượng. I. Ổn định: (1ph) - Vệ sinh, tác phong, số lượng.

II Bài cũ: (5ph)

1.Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? Cho biết câu ca dao sau có hàm ý không?: “Bao giờ chạch đẻ ngọn đa

Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình”

III. Bài mới.

1. Giới thiệu bài: (1ph) GV

Trường THCS Quế An Giáo án Ngữ văn 9

GV: Nguyễn Văn Thùy - 67 -

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠTHĐ1: Hướng dẫn việc sử dụng hàm ý: HĐ1: Hướng dẫn việc sử dụng hàm ý:

- GV dùng bảng phụ ghi các ngữ liệu trong Sgk trang 90.

- HS: Thảo luận nhóm vừa và trình bày (3 ph) ? Nêu hàm ý của những câu in đậm ?

? Vì sao chị Dậu không nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý? Hàm ý trong câu nói nào của chị rõ hơn?

? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy ?

(Vì lúc đầu cái Tý chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, hơn nữa chị Dậu cũng không muốn kéo dài thời gian lừa dối con.)

? Những chi tiết nào cho ta thấy cái Tý đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ? Vì sao cái Tý có thể hiểu hàm ý ấy ?

( Gạch chân dưới những cụm từ trong đoạn trích trên bảng phụ )

+ Cái Tý nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh ngang tai, nó liệng củ khoai vào rổ và oà lên khóc, rồi van xin mẹ.

+ Cái Tý hiểu được , vì trước đó nó đã biết bố mẹ định bán nó cho Nghị Quế và phần nào nó hiểu cảnh ngộ gia đình.

? Theo em, khi sử dụng hàm ý, cần chú ý đến những điều kiện nào ?

- GV nhận xét, bổ sung. Cho HS đọc ghi nhớ.

HĐ2: Hướng dẫn luyện tập:

Bài tập 1:

? Các câu in đậm là câu nói của ai nói với ai? Xác định hàm ý của mỗi câu ấy? Người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó?

a) “Chè đã ngấm rồi đấy”

b) “Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để...”

c) “ Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây”;

“ Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”

- GV chia lớp thành 4 nhóm - giao cho mỗi nhóm thảo luận giải 1 câu in đậm theo yêu cầu của bài tập. (4 ph)

+ Nhóm 1: câu “Chè đã ngấm rồi đấy”

+ Nhóm 2: câu “Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để...”

+ Nhóm 3 câu: “ Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây”;

+ Nhóm 4 câu: “ Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”

- Lần lượt các nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung.

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 HKII (Trang 64)