Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 HKII (Trang 51)

III. Sửa chữa và rút kinh nghiệm:

2. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

HĐ2: Đọc - hiểu văn bản.

* Đọc bài thơ: giọng nhẹ nhàng, chậm rãi + Yêu cầu 2 HS đọc lại.

1. ? Tín hiệu đầu tiên được nhà thơ cảm nhận để biết mùa thu “hình như đã về” là gì?

Từ “bỗng” có ý nghĩa như thế nào? - GV: + Hương ổi trong gió.

+ Từ “bỗng” thể hiện sự bất ngờ, đột ngột mà rất nên thơ.

? Sự chuyển mùa của thiên nhiên còn được tác giả quan sát và diễn đạt qua những từ ngữ, hình ảnh nào nữa? (làn sương).

? Em có nhận xét gì về cách miêu tả của nhà thơ? Từ “phả”, “chùng chình” có thể thay thế bằng những từ nào?

- GV: Dùng từ ngữ có sức gợi tả, gợi cảm: + Hương thơm của ổi chín phả vào trong gió se => mùi đặc trưng của mùa thu miền Bắc VN. + Từ “phả” có thể thay bằng từ “thổi, đưa, bay, lan…” nhưng nó không diễn tả được cái đột ngột, bất ngờ của thiên nhiên chuyển mùa. + “Chùng chình”: từ láy gợi hình, có thể thay bằng từ “dềnh dàng”, “đủng đỉnh”, “chầm chậm”…Làn sương giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm được tác giả nhân hoá như nó cố ý bay (đi) chậm lại, tạo sự duyên dáng, yểu điệu.

? Hình ảnh thiên nhiên sang thu còn được nhà thơ phát hiện qua những hình ảnh, chi tiết nào? (dòng sông, chim, đám mây…)

? Tại sao sông lại dềnh dàng mà chim bắt đầu vội vã? (Mùa thu, dòng sông bắt đầu cạn, chảy chậm lại, trời se lạnh nên chim vội vã đi tránh rét.)

? Em hiểu thế nào về hình ảnh thơ “đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu”?

(Đám mây trôi lững lờ, dềnh dàng, chầm chậm…trên tầng không => Một h/ả nhân hoá, một sự liên tưởng sáng tạo, thú vị: Đám mây là như nhịp cầu nối giữa hai mùa hạ và thu =>H/ả về sự giao mùa thật đẹp, khêu gợi hồn thơ.)

I. Tìm hiểu chung văn bản.

1. Tác giả - Tác phẩm:

- Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở Vĩnh Phúc. Ông là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kh/chiến chống Mỹ cứu nước, viết nhiều, viết hay về con người, về cuộc sống ở làng quê và mùa thu.

- Bài thơ được sáng tác 1977. Những suy nghĩ của người lính từng trải qua một thời trận mạc và cuộc sống khó khăn sau ngày đất nước thống nhất đọng lại trong những vần thơ “Sang thu” lắng sâu cảm xúc.

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 HKII (Trang 51)