Trình bày bài văn của HS.

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 HKII (Trang 76)

D. Thảo luận, tranh luận về nội dung trình bày của các Tổ. dung trình bày của các Tổ.

Trường THCS Quế An Giáo án Ngữ văn 9+ Vấn đề tình người là vấn đề gắn với bản chất và truyền thống đạo lí nhân hậu đẹp + Vấn đề tình người là vấn đề gắn với bản chất và truyền thống đạo lí nhân hậu đẹp đẽ ngàn đời của người dân xứ Quảng. Vấn đề đó càng được củng cố và phát triển cao hơn trong cuộc sống hôm nay.

+ Tình người đẹp đẽ có ý nghĩa động viên lớn lao, tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người dân xứ Quảng trong học tập và xây dựng đất nước.

+ Chúng ta cần tự hào về truyền thống tương thân tương ái của quê hương, quyết tâm học tập và sống sao cho xứng đáng với truyền thống ấy.

V. Dặn dò:(1 ph) - Về nhà hoàn thiện lại bài văn của mình về 2 yêu cầu: ND & HT - Chuẩn bị: “Viết bài TLV số 7”

************************************

Tiết: 134-135

Tập làm văn VIẾT BÀI TLV SỐ 7

(Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ)

Soạn: 31/03/2011 Dạy: 02/4/2011 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.Giúp HS:

- Biết cách vận dụng các kiến thức và kĩ năng khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đã học.

- Có những cảm nhận, suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh,...trong quá trình làm bài.

- Có kĩ năng làm bài TLV nói chung (bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả, ...)

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC - KĨ NĂNG.1. Kiến thức: 1. Kiến thức:

- Hiểu biết về bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

- Những yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

2. Kĩ năng:

- Nắm được bố cục của kiểu bài nghị luận này.

- Sử dụng được các phép lập luận, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy.

C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

I.Ổn định: - sĩ số, tác phong, vệ sinh

IIKiểm tra bài cũ: Không thực hiện.

III. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: - GV nêu yêu cầu làm bài viết theo SGK Ngữ văn 9 T2/ trang 100.

2. Tiến trình dạy - học.

HĐ 1. GV ghi đề bài lên bảng:

Đề: Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.

HĐ 2. GV hướng dẫn và nêu cầu khi làm bài. (về hình thức và nội dung)

HĐ 3. GV theo dõi tình hình HS làm bài.

IV. Thu bài. GV thu bài vàchấm theo đáp án - biểu điểm sau:

1.Đáp án:

* Những yêu cầu chính về hình thức bài làm:

- Nắm ph/pháp làm bài văn nghị luận về một bài thơ.

- Bài viết có bố cục 3 phần, cân đối, diễn đạt các luận điểm rõ ràng, chặt chẽ, có luận cứ và lập luận mạch lạc.

- Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, hạn chế lỗi chính tả, không viết tắt,…

*Những yêu cầu chính về nội dung bài làm:

Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” theo yêu cầu bố cục sau:

A. Mở bài: (1,5 đ)

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời tác phẩm.

- Mạch cảm xúc bao trùm bài thơ: Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính và lòng biết ơn, tự hào pha lẫn nỗi xót đau.

B. Thân bài: (7,0 đ)

* Khổ 1, 2: Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh trí bên ngoài lăng Bác.

- Cách xưng hô: “Con” thân mật, gần gũi

- Ấn tượng đầu tiên là “hàng tre” quanh lăng - biểu tượng của con người Việt Nam: + “Hàng tre bát ngát”: hình ảnh thực - hàng tre tốt tươi

+ “Hàng tre xanh xanh Việt Nam”: hình ảnh ẩn dụ - là biểu tượng cho tâm hồn, tích cách của con người Việt Nam

+ “Đứng thẳng hàng”: tư thế, dáng vóc vững chãi của dân tộc Việt Nam. - Hình ảnh “...mặt trời đi qua trên lăng/... mặt trời trong lăng rất đỏ”

+ Suy ngẫm về mặt trời của thời gian (mặt trời thực): mặt trời vẫn tỏa sáng trên lăng, vẫn tuần hoàn tự nhiên và vĩnh cửu.

+ Từ mặt trời của tự nhiên liên tưởng và ví Bác cũng là một mặt trời (ẩn dụ) - mặt trời cách mạng đem đến ánh sáng cho cuộc đời, hạnh phúc cho con người. Đó chính là công đức, sự vĩ đại của Bác, đồng thời thể hiện sự tôn kính của nhân dân, của tác giả đối với Bác.

- Hình ảnh “Dòng người .../tràng hoa dâng lên bảy mươi chín mùa xuân của Bác là sự so sánh rất đẹp, chính xác, mới lạ thể hiện tình cảm thương nhớ, kính yêu và sự gắn bó của nhân dân với Bác.

* Khổ 3: Cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng.

- Không gian trong lăng yên tĩnh, thiêng liêng, ánh sáng thanh khiết, dịu nhẹ. - “Vầng trăng sáng dịu hiền” (ẩn dụ) tượng trưng cho tâm hồn thanh cao của Bác. - “Giấc ngủ bình yên”: cảm giác Bác vẫn còn đang ngủ, có ánh trăng vỗ về, làm bạn. - “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi” (ẩn du): Bác vẫn còn sống mãi với non sông, đất nước. Dẫu biết là như thế nhưng lòng vẫn quặn đau, một nỗi đau nhức nhối tâm can. Niềm xúc động thành kính và nỗi đau xót của nhà thơ thể hiện rất chân thành, sâu sắc.

* Khổ 4: Cảm xúc của tác giả trước khi rời lăng trở về miền Nam. - Cách diễn đạt chân thành, giản dị của người con Nam Bộ:

+ Nghĩ đến ngày mai xa Bác lòng bịn rịn, lưu luyến

Trường THCS Quế An Giáo án Ngữ văn 9

C. Kết bài: ( 1,5 đ)

- Âm hưởng bài thơ tha thiết sâu lắng cùng với các hình ảnh ẩn dụ làm tăng hiệu quả biểu cảm.

- Bài thơ thể hiện tấm lòng thành kính của nhân dân, của tác giả đối với Bác.

V.Dặn dò:(1 ph) - Soạn văn bản HDĐT “Bến quê”

********************************** Tuần 30 Tiết 136 - 137 Văn học HDĐT: BẾN QUÊ (Trích)

Nguyễn Minh Châu

NS: 03/4/2011NG: 04/4/2011 NG: 04/4/2011 A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS

- Cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời và con người mà tác giả gửi gắm trong truyện.

B-KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

- Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.

- Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị mà quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc.

- Nhận biết và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng,...trong truyện.

C-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNGI. Ổn định: (1ph) - Vệ sinh, tác phong, số lượng. I. Ổn định: (1ph) - Vệ sinh, tác phong, số lượng.

II Bài cũ: 1) VB nhật dụng có nội dung và phương thức biểu đạt như thế nào? 2) Trình bày các phương pháp học văn bản nhật dụng? 2) Trình bày các phương pháp học văn bản nhật dụng?

III. Bài mới.

1. Giới thiệu bài:(3 ph) GV vào bài bằng một đoạn trong bài hát “Quê hương” phổ thơ Đỗ Trung Quân của nhạc sĩ: Đỗ Trung Quân của nhạc sĩ:

Trường THCS Quế An Giáo án Ngữ văn 9

GV: Nguyễn Văn Thùy - 81 -

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠTHĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung: HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung:

1. - GV cho HS đọc chú thích* sgk tr.106.? Nêu một số nét chính về tác giả Nguyễn ? Nêu một số nét chính về tác giả Nguyễn Minh Châu ?

- GV: bổ sung, kết luận.

? Nêu xuất xứ của tác phẩm “Bến quê”?.

2. GV h/dẫn đọc: Giọng trầm tĩnh, suy tư, xúc động và đượm buồn.

- GV đọc mẫu một đoạn. HS đọc tiếp.

? Em hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung truyện? - GV chọn một số từ khó để giải thích.

3.? Truyện ngắn này có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào? Ngôi kể của truyện?

(Kể , tả, trữ tình và triết lí - Ngôi kể thứ ba))

HĐ2: Đọc - hiểu văn bản:

1.? Truyện được trần thuật theo điểm nhìn nào của nhân vật? (nhân vật Nhĩ)

? Tình huống của truyện này là gì? Xây dựng tình huống ấy, tác giả nhằm thể hiện điều gì? - GV:+ Nhân vật Nhĩ trong tình huống khá đặc biệt: Anh là cán bộ Nhà nước có điều kiện và đã đi rất nhiều nơi trên khắp thế giới. Nay bị căn bệnh hiểm nghèo khiến anh nằm tại chỗ. Anh sống những ngày cuối đời, mọi sinh hoạt đều phải nhờ người thân.

+ Tình huống trớ trêu như một nghịch lí nhưng không trái với tự nhiên, không vô lí => Tác giả muốn tâm sự và khái quát những quy luật, triết lí ở đời.

2.GV cho HS đọc lại đoạn đầu của truyện.

a) ? Qua cái nhìn và cảm nhận của Nhĩ - một bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo đang sống bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo đang sống những ngày cuối đời mình, em thấy cảnh vật thiên nhiên được miêu tả theo trình tự nào? Có tác dụng gì?

? Em có nhận xét gì về cách miêu tả hình ảnh, màu sắc của cảnh vật? Cách miêu tả đó giống cách miêu tả ở bài thơ nào em vừa học?

(Liên hệ với bài Sang thu.)

? Theo em, cảm nhận của nhân vật Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên như thế nào?

- GV: nhận xét, bổ sung và chốt ý.

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả - Tác phẩm:

- Nguyễn Minh Châu (1930-1989), quê Nghệ An. Ông là cây bút xuất săc của văn học Việt Nam hiện đại, là một trong số những người “mở đường tinh anh và tài năng, đã đi được xa nhất” (Nguyên Ngọc) trong chặng mở đầu của công cuộc đổi mới văn học.

- “Bến quê” được in trong tập truyện cùng tên, là một sáng tác tiêu biểu của NMChâu giai đoạn sau 1975.

2. Đọc - Tóm tắt truyện:

3. Phương thức biểu đạt và ngôi kể:

- PTBĐ: Tự sự +tả+trữ tình và triết lí. - Ngôi kể: ngôi thứ ba

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 HKII (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w