KHẢO NGHIỆM TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục pháp luật cho học viên tại các Trung tâm GDTX trên địa bàn Tỉnh Kon Tum (Trang 120)

điều kiện để các nhà quản lý phát huy được sức mạnh tổng hợp, thực hiện tốt hơn công việc của mình.

Biện pháp đa dạng hóa nội dung, hình thức và cải tiến phương pháp có vai trò vị trí, chất lượng giảng dạy môn GDCD trong trung tâm, Nâng cao chất lượng GDPL thông qua giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng việc GDPL cho HV, nó hình thành ở HV những thói quen tốt, những ứng xử mẫu mực và hướng con người tránh xa những tệ nạn XH. Tuy nhiên, các biện pháp khác cũng không kém phần quan trọng vì nó tạo điều kiện để các nhà quản lý phát huy được sức mạnh tổng hợp, thực hiện tốt hơn công việc của mình.

3.4. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦACÁC BIỆN PHÁP CÁC BIỆN PHÁP

Để kiểm chứng các biện pháp trên chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến đội ngũ cán bộ chủ chốt và các GV có kinh nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi.

Bảng 3.1. Kết quả trưng cầu ý kiến kiểm chứng thực hiện các biện pháp

STT Các biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi

thiết cấp thiết

thi khả thi

1 Nâng cao nhận thức chung cho đội ngũCB-GV và CMHS về tầm quan trọng của

GDPL và quản lý GDPL 99,2% 0,8% 98,9% 1,1% 2 Tăng cường công tác GD đạo đức và nângcao vai trò vị trí, chất lượng giảng dạy

môn GDCD

97,2% 2,8% 97,3% 2,7% 3 Nâng cao hiệu quả công tác GDPL thôngqua GD KNS. 95,4% 4,6% 93,4% 6,6%

4

Nâng cao hiểu quả GDPL thông qua tổ tư

vấn pháp luật 96,7% 3,3% 95,2% 4,8% 5 Nâng cao chất lượng GDPL thông qua giờ

SHL. 96,5% 3,5% 95,4% 4,6% 6 Nâng cao hiểu quả GDPL thông qua tuyêntruyền miệng 95,6% 4,4% 94,8% 5,2% 7 Xây dựng hệ thống chính trị trong trungtâm thật sự trong sạch vững mạnh 95,5% 4,5% 93,6% 6,4% 8

Tăng cường phối hợp giữa gia đình với trung tâm và xã hội để đảm bảo hiệu quả

vững chắc của công tác GDPL 94,2% 5,8% 92,7% 7,3% 9 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang

thiết bị, phục vụ cho công tác GDPL. 91,4% 8,6% 90,7% 9,3%

Qua trưng cầu ý kiến của 60 cán bộ cán bộ quản lý, GV, GVCN của 7 Trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Chúng tôi thấy, đại đa số người được hỏi đều cho rằng cần thiết phải thực hiện các biện pháp trên, đa số cho rằng các biện pháp trên đều có thể thực hiện được.

Tóm lại, từ kết quả trong bảng 3.1 chúng tôi rút ra kết luận:

- Những biện pháp quản lý GDPL HV các trung tâm tôi đề xuất đã được đa số cán bộ, GV tham gia trưng cầu ý kiến, tán thành và cho rằng cấp thiết, có tính khả thi và có thể thực hiện được.

- Việc thực hiện các biện pháp trên một cách có hệ thống và đồng bộ sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý GDPL, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo trong trung tâm. Các Trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh

Kon Tum có thể ứng dụng các biện pháp nói trên vào việc quản lý công tác GDPL cho HV, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Căn cứ vào cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu, từ kết quả khảo sát thực trạng quản lý công tác GDPL cho HV trung tâm GDTX tại 7 trung tâm: Trung tâm GDTX tỉnh, Trung tâm GDTX huyện Sa Thầy, Trung tâm GDTX huyện Kon Rẫy, Trung tâm GDTX huyện Đăk Hà, Trung tâm GDTX huyện Đăk Tô, Trung tâm GDTX huyện Ngọc Hồi, Trung tâm GDTX huyện Đăkglei. Chúng tôi đã trình bày những nguyên tắc xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý công tác GDPL cho HV Những biện pháp này được xây dựng theo các nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, tính toàn diện, tính hệ thống và tính khả thi phù hợp với thực tiễn, đối tượng và cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp mà đề tài xây dựng là có tính cấp thiết và tính khả thi.

Chúng tôi mạnh dạn đề xuất 7 biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác GDPL cho HV Trung tâm GDTX trong giai đoạn hiện nay:

Một là: Nâng cao nhận thức của các cấp quản lý về tầm quan trọng của công tác GDPL cho học viên.

Hai là: Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài trung tâm tham gia GDPL cho học viên.

Ba là: Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý công tác GDPL cho HV học văn hóa tại các Trung tâm GDTX.

Bốn là: Tăng cường công tác giáo dục đạo đức và nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDCD.

Năm là: Đa dạng hóa nội dung, hình thức và cải tiến phương pháp GDPL cho học viên.

Sáu là: Nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật thông qua giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp.

Bảy là: Tăng cường các điều kiện hỗ trợ và tạo động lực cho công tác GDPL.

Các biện pháp đã được đề xuất trên có tác động vào các khâu của quá trình quản lý cũng như các chủ thể tham gia, tác động vào tất cả các thành tố của quá trình GD. Do vậy, các biện pháp vào tất cả các thành tố của trình GD. Do vậy, các biện pháp quản lý như đã đề xuất ở trên sẽ tạo nên một hợp lực và tác động một cách đồng bộ đến công tác GDPL cho HV đem lại hiệu quả như mong muốn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong giai đoạn hiện nay, để đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước Đảng và Nhà nước ta đã hết sức coi trọng đến công tác GD&ĐT, coi GD là “Quốc sách hàng đầu”. Vậy đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng GD là nhiệm vụ mà toàn ngành đang quyết tâm thực hiện. Tăng cường quản lý công tác GDPL cho HV là một việc làm có tính cấp thiết. Đó chính là đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về GD toàn diện cho HV trong giai đoạn hiện nay.

Qua khảo sát, nghiên cứu và tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy công tác quản lý GDPL HV những năm qua của các Trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã đạt được nhiều kết quả tốt, số HV vi phạm PL có chiều

hướng giảm. Tuy nhiên, trong công tác GDPL HV hiện nay cũng còn nhiều hạn chế bất cập. Ý thức trách nhiệm của một số ít GV vẫn chưa cao, chưa thực sự tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác GDPL; nội dung GD còn cứng nhắc, chậm đổi mới, hình thức nghèo nàn, thiếu sự hấp dẫn; sự phối kết hợp giáo dục chưa chặt chẽ, chưa thực sự phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài XH; việc kiểm tra đôn đốc chưa thường xuyên; công tác tuyên truyền, thói quen chấp hành PL mọi lúc, mọi nơi của HV và sự lan tỏa đến mọi người xung quanh vẫn còn nhiều hạn chế.

Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất 07 biện pháp quản lý công tác GDPL cho HV của giám đốc các Trung tâm GDTX trên địa bàn Kon Tum. Chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi. Kết quả, đa số cho rằng: 07 biện pháp đều có tính cấp thiết và tính khả thi. Chúng tôi hy vọng rằng, các biện pháp này sẽ giúp ích cho các nhà quản lý trong việc quản lý công tác GDPL cho HV, để ước muốn của mọi người được sống trong một môi trường XH lành mạnh, công bằng, văn minh, một môi trường XH mà sự tuân thủ PL thật sự trở thành những tiêu chí hành động của mọi thành viên, mỗi công dân tương lai sẽ ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân, tích cực rèn luyện, phấn đấu để trở thành người công dân có ích cho đất nước. Đó chính là mảnh đất ươm gieo khát vọng chính đáng, khát vọng được làm người chân chính, trong mỗi thành viên xã hội.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

- Tiếp tục cải tiến nội dung, xây dựng chương trình, tăng thời lượng dạy môn GDPL phù hợp với mục tiêu GD.

- Đảm bảo đầy đủ GV được đào tạo chính quy để dạy môn GDCD ở các trung tâm.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch GDPL HV đối với các trung tâm.

- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp cho CBQL, báo cáo viên và GV kiêm nhiệm dạy môn GDCD.

- Có biên chế GV được đào tạo chính quy để dạy môn GDCD ở các trung tâm.

2.3. Đối với các cấp chính quyền

- Có kế hoạch xây dựng nhiều sân chơi bổ ích mang tính cộng đồng. - Đảm bảo an ninh chính trị khu dân cư, phối hợp và xử lý nghiêm các đối tượng quậy phá bên ngoài vào trong học đường.

2.4. Đối với các Trung tâm GDTX

- Thành lập Ban chỉ đạo về quản lý công tác GDPL.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết về GDPL và quản lý GDPL. - Tăng cường đầu tư kinh phí phục vụ công tác GDPL.

- Gắn kết mối quan hệ giữa: Nhà trường - Gia đình - Xã hội. Thực hiện tốt an ninh học đường.

- Thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa và nói chuyện dưới cờ về công tác GDPL.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đặng Quốc Bảo (2004), Quản lý nhà trường: Từ một góc nhìn tổng quát- Sư phạm và Kinh tế, Giáo trình cho học viên cao học QLGD.

[2] Ban Bí thư TW Đảng, Chỉ thị 32/CT/TW, ngày 09 tháng 12 năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức của cán bộ, nhân dân.

[3] Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

[4] Trần Xuân Bách (2002), Những giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên của Đại học Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay.

[5] Huỳnh Bọng (2012), Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên đại học Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ QLGD,ĐHĐN.

[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 1141/QĐ-BĐHĐA ngày 29 tháng 3 năm 2013 về ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trung tâm” giai đoạn 2013- 2016

[7] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên (Ban hành theo quyết định số 01/2007/QĐ-BGD ĐT ngày 02/01/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT), Hà Nội.

[8] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Cẩm nangnâng cao năng lực quản lý nhà trường (Dành cho hiêu trưởng và cán bộ quản lý nhà trường), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[9] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị số 45/2007/CT-BGDĐT, ngày 18 tháng 8 năm 2007 về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nghành giáo dục.

[10] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch số 366/KH-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2010 về thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.

[11] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch số 131/KH-BGDĐT ngày 28 tháng 2 năm 2012 về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 của nghành giáo dục.

[12] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” năm 2012 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1252/QĐ-BĐHĐA ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Trưởng ban Điều hành Đề án.

[13] Chính phủ, Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007

về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cương sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, nhân dân.

[14] Nguyễn Quốc Chí- Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996) Đại Cương về khoa học quản lý, Trường cán bộ quản lý GD-ĐT TW1, Hà Nội.

[15] Cục thống kê tỉnh Kon Tum (2012), Niên giám số liệu thống kê tỉnh Kon Tum năm 2012, Kon Tum.

[16] Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIII, Nxb Tỉnh Kon Tum, Kon Tum.

[17] Trần Ngọc Đường và Dương Thanh Mai (1995), Bàn về giáo dục pháp luật- Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

[18] Đặng Xuân Hải và Nguyễn Sỹ Thư (2012), Quản lý Giáo dục, Quản lý nhà trường trong bối cảnh thay đổi- Nxb Giáo dục Việt Nam.

[19] Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học (Giáo trình dùng cho học viên cao học Giáo dục học), Viện khoa học giáo dục Hà, Nội.

[20] Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[21] Trần Kiểm (2006), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

[22] L.P. Ăngghen (1960) “Chống duy binh” Nxb Sự thật Hà Nội.

[23] Nguyễn Duy Lãm (1997), Một số vấn đề về phổ biến giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay- Nxb Thanh niên, Hà Nội.

[24] Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý Nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội.

[25] Nguyễn Đình Đặng Lục (2000), Giáo dục pháp luật trong nhà trường- Nxb giáo dục, Hà Nội.

[26] Phùng Đình Mẫn (2003), Những vấn đề cơ bản về đổi mới Giáo dục phổ thông hiện nay, Trường Đại học sư phạm Huế.

[27] Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, trường cán bộ quản lý TW1, Hà Nội.

[28] Lê Quan Sơn (2004), Giáo trình Tâm lý học phát triển, Trường Đại học sư phạm, Đại học Đà Nẵng.

[29] Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum, Kế hoạch 74/KH-SDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2013 về triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trung tâm” giai đoạn 2013- 2016.

[30] Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Kon Tum (2011; 2012; 2013), Báo cáo tổng kết năm học 2010-2011 và phương hướng nhiệm vụ trong tâm 2011- 2012, Báo cáo tổng kết năm học 2011-2012 và phương hướng nhiệm vụ trong tâm 2012- 2013, Báo cáo tổng kết năm học 2012-2013 và phương hướng nhiệm vụ trong tâm 2013- 2014.

[31] Hoàng Minh Thao, Hà Thế Truyền (2003), Quản lý giáo dục Tiểu học theo định hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, Nxb giáo dục, Hà Nội.

[32] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 1 năm 2003 phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007.

[33] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2008 phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012.

[34] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1928/2009/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009 phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”.

[35] Nguyễn Sỹ Thư (2012), Mô hình phát triển Trung tâm học tập cộng đồng, Nxb Đại học Huế.

[36] Nguyễn Sỹ Thư (2013), Đổi mới giáo dục một số góc nhìn từ Tây nguyên và Kon Tum, Nxb Đại học Huế.

[37] Nguyễn Hợp Toàn (2004), Giáo trình Pháp luật đại cương, NXB Lao động- Hà Nội.

[38] Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo (1998), Những vấn đề quản lý nhà nước và quản lý giáo dục, Hà Nội.

[39] Trường cán bộ quản lý GD&ĐT (2005), Quản lý nhà nước về GD&ĐT

(chương trình dùng cho CBQL trường Đại học, Cao đẳng, phần III cuốn 1), Hà nội.

[40] Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) và Trần Hữu Luyến – Trần Quốc Thành (2000), Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

[41] Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục (1998), Những vấn đề về chiến lược giáo dục trong thời kỳ CNH-HĐH, cơ sở lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[42] Huỳnh Khải Vinh (2001), Một số vấn đề về lối sống đạo đức, chuẩn giá trị xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 PHIẾU XIN Ý KIẾN

(Dành cho giáo viên của 7 Trung tâm GDTX; 10 phiếu/trung tâm)

Để có cơ sở khoa học đề xuất một số biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho HV các Trung tâm trên địa bàn tỉnh Kon Tum, mong quý thầy, cô giáo vui lòng, giúp đỡ, cho biết ý kiến của mình về các vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu nhân (x) vào các ô trống, phù hợp với ý kiến của thầy (cô) về một số vấn đề chung quanh việc GDPL hoặc viết thêm ý kiến vào những chỗ cần thiết.

Xin chân thành cám ơn sự hợp tác.

Đơn vị : Trung tâm GDTX………...………....……

STT NỘI DUNG MỨC ĐỘ THỰC HIỆN

Tốt Khá Trungbình Chưatốt

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục pháp luật cho học viên tại các Trung tâm GDTX trên địa bàn Tỉnh Kon Tum (Trang 120)