Qua tìm hiểu các loại tội phạm là người chưa thành niên cho thấy, hầu hết số trẻ em phạm pháp thường coi PL là một bức tường ngăn cản ý muốn của các em, do vậy giữa PL và các em đó có một sự đối lập nhất định. Các em hoàn toàn không coi quyền lợi cá nhân mình và quyền lợi chung của XH đồng nhất với nhau trong việc chấp hành PL. Từ nhận thức đó các em thường tìm cách đối phó với PL và mong muốn thỏa mãn nhu cầu của mình mà không tính đến nhu cầu chung của XH.
Hiện nay tình trạng vi phạm PL đang diễn ra khá nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, do đó việc tuyên truyền GDPL để nâng cao nhận thức về tính thống nhất giữa quyền lợi xã hội và quyền lợi cá nhân trong sự tuân thủ PL mang ý nghĩa thực tiễn rất là to lớn.
Khảo sát nhận định, đánh giá của HV tại các Trung tâm GDTX về công tác truyên truyền GDPL trong thời gian qua, được trình bày qua bảng 2.4.
Bảng 2.4. Đánh giá công tác tuyên truyền GDPL cho HV
% % thường %
tốt %
01 Trung tâm GDTX tỉnh Kon Tum 10,0 15,0 61,0 14,0 02 Trung tâm GDTX huyện Đăk Hà 12,0 14,0 64,0 10,0 03 Trung tâm GDTX huyện Đăk Tô 4,0 13,0 51,0 21,0 04 Trung tâm GDTX huyện Ngọc Hồi 3,0 12,0 62,0 23,0 05 Trung tâm GDTX huyện Đăkglei 5,0 16,0 59,0 20,0 06 Trung tâm GDTX huyện Sa Thầy 4,0 17,0 60,0 19,0 07 Trung tâm GDTX huyện Kon Rẫy 3,0 13,0 63,0 21,0
Cộng 5,9 14,3 60,0 18,3
Qua bảng tổng hợp 2.4 chúng ta đều thấy được công tác tuyên truyền của các Trung tâm GDTX, kết quả công tác tuyên truyền ở mức bình thường chiếm 60,0%, như vậy có thể khẳng định rằng việc tuyên truyền phổ biến GDPL các trung tâm chưa thường xuyên liên tục.
Từ kết quả khảo sát bảng 2.5 chúng tôi nhận thấy về ý thức và năng lực nhận thức PL của lứa tuổi các em nổi lên nhiều vấn đề. Hiểu biết PL một cách chung chung thiếu chính xác chiếm 80,2%. Việc coi thường nội quy, quy chế của chiếm 77,4%. Do quản lý, kiểm tra buông lòng chiếm 71,2%. Thiếu đồng nhất về nhận thức PL của mỗi thành viên và hành động chung của nhóm người nhất định chiếm 75,5. Năng lực nhận thức PL bị hạn chế, thiếu linh hoạt trong việc vận dụng PL vào thực tế cuộc sống chiếm 73,4%.
Từ những nguyên nhân khiến bộ phận không nhỏ HV vi phạm nội quy, quy chế của ngành, của đơn vị, có những biểu hiện vi phạm PL. Do vậy việc hiểu và tuân thủ PL chính là một trong những tiền đề và sự ổn định của XH nói chung, đồng thời là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi thành viên trong XH nói chung.
Bảng 2.5. Nguyên nhân khiến một bộ phận học viên có biểu hiện hành vi thiếu văn hóa, vi phạm pháp luật
TT
NGUYÊN NHÂN MỨC ĐỘ ĐO ĐƯỢC %
Rất ảnh Ảnh hưởng Phân vân Ít ảnh hưởng Không ảnh
hưởng hưởng
1 Hiểu biết pháp luật một cách chung
chung, thiếu chính xác 35.5 45.2 4.8 11.3 3.2 2
Năng lực nhân thức pháp luật bị hạn chế, thiếu linh hoạt trong việc vận dụng pháp luật vào thực tế cuộc sống.
19.5 53.9 8.6 11.7 6.3 3 Do coi thường nội quy, quy chế củatrung tâm 22.7 44.7 15.2 9.8 7.6 4 Chưa đánh giá hết tính chất nguyhiểm khi thực hiện hành vi, vi
phạm pháp luật
15.7 33.9 32.3 11.0 7.1 5 Do môi trường khách quan 14.7 39.0 24.3 16.9 5.1 6
Chưa có ý thức đối chiếu, so sánh giữa hành vi của mình với các quy
phạm pháp luật 23.2 44.4 10.6 18.3 3.5 7 Do quản lý, kiểm tra buông lỏng 34.1 37.1 13.6 9.1 6.1 8
Thiếu đồng nhất về nhận thức pháp luật của mỗi thành viên và hành động chung của nhóm người nhất định
22.1 53.4 10.7 9.2 4.6 9 Do thói quen từ trước 15.6 35.2 30.5 12.5 6.3 10
Ý thức pháp luật của trẻ ở lứa tuổi học sinh thường xuyên chiệu sự tác động trực tiếp về ý thức pháp luật của các thành viên khác trong gia đình
18.8 35.9 28.9 8.6 7.8
11 Nguyên nhân khác:………..……….
Bảng 2.6. Nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến công tác GDPL
TT
NGUYÊN NHÂN
Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Phân vân Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng
1 Ảnh hưởng của phim ảnh, sách báokhông lành mạnh, game 35.4 44.4 3.5 9.0 7.6 2 Sự du nhập văn hóa, vấn đề quốc tếhóa, toàn cầu hóa 8.7 50.8 12.7 18.3 9.5 3 Nhận thức chưa cao 14.3 43.7 21.4 11.1 9.5 4 Sự biến đổi tâm lý lứa tuổi ở họcviên 10.3 54.8 8.7 14.3 11.9 5 Quản lý kiểm tra của trung tâm chưa
chặt chẽ, hợp lý 10.3 54.8 8.7 14.3 11.9 6 Cơ chế kinh tế thị trường 9.0 44.4 35.4 3.5 7.6 7 Những hoạt động xã hội tập thể 18.0 43.0 18.0 10.9 10.2 8 Cán bộ, giáo viên chưa gương mẫu 24.4 44.3 11.5 6.9 13.0 9 Thói quen từ trước 18.7 48.5 14.2 11.2 7.5 10 Giáo dục của gia đình 25.2 43.3 14.2 11.8 5.5 11 Kiểm tra đánh giá 15.0 49.6 11.0 15.7 8.7 12 Khen thưởng, kỷ luật 12.1 41.4 12.9 23.3 10.3
Từ những kết quả của bảng 2.6 những nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao là do ảnh hưởng của phim ảnh, sách báo, internet, game không lành mạnh, nhận thức chưa đầy đủ về pháp luật, ý thức sống và làm việc theo pháp luật, những thói quen chấp hành pháp luật và quy tắc cuộc sống chiếm tỷ lệ cao trong trung tâm GDTX.
Từ kết quả khảo sát và phân tích các số liệu ở trên, từ thực trạng công tác GDPL tại Trung tâm GDTX chúng tôi nhận thấy ý thức và năng lực nhận thức PL của HV nổi lên rất nhiều vấn đề như:
a. Hiểu biết pháp luật một cách chung chung, thiếu chính xác
Đa số các em ít quan tâm đến những quy định của PL. Điều này có thể dễ hiểu bởi vì hầu hết các em ở độ tuổi này được gia đình đảm bảo cuộc sống. Các em chưa phải tự mình chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình. Do đó các em không quan tâm đến sự quy định của PL như về thuế, về kinh doanh, về quyền và nghĩa vụ của công dân…do vậy những em bị phạm tội thì sự hiểu biết về PL càng bị hẫng hụt, có một khoảng cách khá xa so với các em cùng
độ tuổi. Qua nghiên cứu khảo sát người phạm tội ở lứa tuổi HS, chúng tôi nhận thấy, nhận thức PL của các em có khuyết tật nghiêm trọng, trước hết biểu hiện ở chỗ, PL bị bóp méo và bị xuyên tạc theo cách hiểu chủ quan của các em. Một số em đi vào con đường phạm pháp mà nguyên nhân ban đầu là sự đua đòi ăn chơi không hợp với hoàn cảnh của mình. Lúc đầu các em xin tiền của bố mẹ, vay tiền của người quen để mua sắm, khi không còn có thể xin, vay được nữa thì các em tìm cách kiếm tiền bằng mọi cách, kể cả trộm cắp, lừa đảo, tống tiền…
b. Năng lực nhận thức pháp luật bị hạn chế, thiếu linh hoạt trong việc vận dụng pháp luật vào thực tế cuộc sống
Ở lứa tuổi các em nhận thức về cuộc sống còn giản đơn, thiếu kinh nghiệm sống, hiểu biết PL còn hạn chế, giải quyết những vấn đề cụ thể của cuộc sống còn lúng túng. Hơn nữa không phải lúc nào các em cũng biết đánh giá đầy đủ những hành vi xử sự của mình trước những tình huống cụ thể để áp dụng những kiến thức PL đã được học tập, hướng dẫn.
Vận dụng kiến thức lí luận của PL vào đời sống thực tế là một vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi một sự nhận thức và vận dụng tổng hợp cao. Năng lực của các em không phải lúc nào cũng đáp ứng được tất cả các yêu cầu đó.
c. Chưa đánh giá hết tính chất nguy hiểm khi thực hiện hành vi vi phạm
Phần lớn các em khi thực hiện hành vi vi phạm PL các em đã không thấy hết tính chất nguy hiểm trong hành vi của mình và không hiểu hết được hậu quả nghiêm trọng do hành vi của mình gây ra đối với XH. Đây là đặc điểm về ý thức PL liên quan trực tiếp đến sự phát triển về thể chất và nhận thức của các em. Do kinh nghiệm sống của các em còn ít, chưa đủ giúp các em nhìn nhận, đánh giá một cách đầy đủ mọi hành vi của mình trong mọi tình huống.
Trong khi thực hiện hành vi, các em chưa thấy hết và chưa đánh giá được một cách đầy đủ mối quan hệ giữa hành vi của mình với môi trường XH.
d. Chưa có ý thức đối chiếu, so sánh giữa hành vi của mình với các quy phạm pháp luật
Phần lớn các em ít quan tâm đến những quy định cụ thể của PL, các em chủ yếu hành động theo suy nghĩ chủ quan của mình hoặc theo sự gợi ý hướng dẫn của người lớn. Nói cách khác, hoạt động của các em chưa chịu sự tác động trực tiếp của PL, các em chưa hình thành thói quen và ý thức đối chiếu, so sánh giữa hành vi của mình với quy định nghiêm ngặt của PL.
Hầu hết các em có hành vi phạm pháp không biết đến trách nhiệm hình sự của mình đối với hành vi đó, thậm chí có những em có hành vi phạm pháp gây hậu quả nghiêm trọng, song trong nhận thức, coi hành vi của mình như những việc làm bình thường khác.
Trong những em phạm tội, nhiều em hầu như không biết đến vai trò của PL trong đời sống XH. Số này coi PL chỉ là những văn bản trong đó chứa đựng những điều cấm kị có tính chất hình thức, không có sự liên quan ảnh hưởng đến vuộc sống và hành động của các em. Với suy nghĩ như vậy mặc nhiên các em đã tự tách mình ra khỏi sự quy định của PL và hành động theo ý muốn riêng. Ở một số em khác tuy có ít nhiều nhận thức về PL song sự hiểu biết về các quy định cụ thể lại rất mơ hồ. Phần lớn số này tự hạ thấp trách nhiệm pháp lý của mình, trong khi thực hiện hành vi phạm pháp. Thậm chí một số em hoàn toàn không biết đến trách nhiệm pháp lí của mình đối với một số hành vi như che giấu tội phạm, từ chối khai báo với cơ quan điều tra, cung cấp tài liệu sai sự thật…Chính những nhận thức trên đã ảnh hưởng đến những hành vi phạm pháp của các em.
e. Thiếu đồng nhất về nhận thức pháp luật của mỗi thành viên và hành động chung của nhóm người nhất định
Trong những năm học phổ thông hầu hết các em đều hoạt động giao tiếp trong những nhóm bạn bè nhất định. Mối quan hệ bạn bè này được hình thành một cách tự nhiên do nhu cầu giao tiếp trong học tập, sinh hoạt và lao động sản xuất….Hoạt động của nhóm bạn bè này ảnh hưởng rất nhiều đến tư cách, hành vi của các thành viên trong nhóm. Trong nhiều trường hợp, nhận thức đúng đắn của một số thành viên không cưỡng nổi nhu cầu hành động chung của cả nhóm. Rất nhiều trường hợp, các em biết mình tham gia vào hành động chung là sai trái, là phạm luật, song vì muốn để giữ được mối quan hệ bạn bè với nhóm, không muốn bị loại ra khỏi nhóm hoặc vì thể diện không muốn được coi là hèn nhát, yếu đuối nên đã cùng hành động sai lầm một cách không tự giác. Một số trường hợp khác là bị đe dọa, khống chế bởi số đông thành viên trong nhóm nên mặc dù hiểu biết PL song không đủ sức để tỏ rõ thái độ của mình mà cuối cùng đành phải cùng thực hiện hành vi sai trái. Trong thực tế, đã xảy ra tình trạng là một số em hiểu biết PL, biết đánh giá, so sánh giữa hành vi của mình với những quy định của PL, song vẫn rơi vào tình trạng vi phạm PL. Động cơ duy nhất trong khi thực hiện hành vi vi phạm pháp của một số em chỉ là nhằm đảm bảo tính tập thể của nhóm bạn bè mà thôi.
f. Ý thức pháp luật của các em thường chịu sự tác động trực tiếp về ý thức pháp luật của các thành viên khác trong gia đình
Sự hưng thịnh của một quốc gia sẽ tác động trực tiếp đến sự bền vững, hạnh phúc của gia đình và ngược lại, nề nếp gia phong tốt đẹp của gia đình chính là cội nguồn sức mạnh, là nền tảng cho sự thịnh vượng chung của quốc gia, dân tộc. Đối với các em đang học phổ thông, gia đình có một vai trò đặc biệt, trong đó ông, bà, bố, mẹ, anh, chị có thực sự có một vị trí quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của các em. Chính vì điều này đã lý giải vì sao chúng ta chủ trương phát động phong trào xây dựng gia đình văn hóa
và coi đó như là một biện pháp hữu hiệu để đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực của xã hội.