của công tác giáo dục pháp luật cho học viên
Qua nhiều năm tiến hành đổi mới đất nước, nhìn chung đất nước ta đã có những chuyển biến, tiến bộ cơ bản. PL là phương tiện quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình trên tất cả các lĩnh vực của đời sống XH. Nhà nước mới có quyền ban hành PL, ngoài Nhà nước không một tổ chức, cá nhân nào có quyền ban hành PL. Với quy định của Hiến pháp ta
thấy rằng cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội - thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đại biểu Quốc hội- người đại diện cho cử tri, đều có quyền trình dự án luật để Quốc hội xem xét và ban hành.
Pháp luật Việt Nam là ý chí chung của nhân dân được thể chế hóa thành các quy phạm PL nhằm phản ánh và bảo vệ lợi ích của mọi người thành viên trong XH. Nhà nước ban hành PL nhằm thiết lập trật tự XH, trật tự mà ở đó mọi quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được triệt để tôn trọng và bảo vệ khỏi sự xâm hại của những hành vi vi phạm PL. Việc nâng cao nhận thức của các cấp quản lý có ý nghĩa rất lớn trong thành công hay thất bại trong công tác GDPL cho HV.
Trong thời gian qua nhận thức của các cấp quản lý về công tác GDPL cho HV chưa cao, chưa thật sự thấy rõ trách nhiệm của mình trong công tác này. Để làm tốt công tác GDPL cho HV điều đầu tiên và cũng là rất quan trọng là nâng cao đội ngũ cán bộ- giáo viên- nhân viên và phụ huynh HV về công tác GDPL, từ đó phát huy tính cộng đồng trách nhiệm trong công tác quản lý GDPL cho HV.
a. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm tạo cho đội ngũ CBQL, GV, cha mẹ HV và HV nhận thức tốt hơn, sâu sắc hơn về vai trò, tầm quan trọng,của công tác GDPL cho HV. Từ đó nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, khả năng tự ý thức, tự GD, tích cực tham gia các hoạt động trong trung tâm nhằm góp phần nâng cao chất lượng GDPL, giúp HV tự cố gắng vươn lên trong học tập để trở thành một công dân tốt trong XH. Tiến đến đạt được sự nhất quán của mọi người trong nhận thức về mục tiêu, nội dung, phương pháp và cách huy động mọi người trong XH cùng vào cuộc trong công tác GDPL.
Để có hoạt động GDPL đúng đắn đem lại hiệu quả tốt nhất, trước hết phải đổi mới nhận thức về GDPL cho tất cả các lực lượng làm công tác GD. Việc nhận thức đúng hay sai sẽ có ý nghĩa to lớn đến sự thành công hay thất bại của công việc. Do vậy, việc đổi mới nhận thức về GDPL là một trong những yếu tố quyết định chất lượng GDPL trong trung tâm.
Bởi vì đội ngũ cán bộ quản, phải tổ chức quán triệt tốt các chủ trường, đường lối của Đảng, Nhà nước, quy định của Bộ GD-ĐT, quy định của Sở GD-ĐT, của Tỉnh, của Huyện đến GV. Phải xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết, nhất trí, thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho HV noi theo. Mỗi GV phải thực hiện tốt: “Tất cả vì HV thân yêu”, lấy cái “Tâm” của nhà giáo làm gốc, lấy cái “Nhân” của con người làm trọng, lấy chuyên môn làm thước đo giá trị. Mỗi GV phải quán triệt nhiệm vụ GDPL HV mà mục tiêu GD đã đề ra để lồng ghép trong quá trình lên lớp và giảng dạy bộ môn của mình. GVBM phải kết hợp chặt chẽ với GVCN để có nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp, đánh giá xếp loại hạnh kiểm HV từng học kỳ.
CBQL cần triển khai các văn bản của cấp trên, của trung tâm về công tác GDPL cho HV một cách đầy đủ, kịp thời, cụ thể; quán triệt các kế hoạch hoạt động GDPL, xác định vai trò của từng bộ phận, từng cá nhân trong việc thực hiện công tác GDPL cho HV.
Trung tâm cần tổ chức hội thảo chuyên đề về GDPL, quản lý công tác GDPL theo định kỳ tùy theo đơn vị nhưng ít nhất một lần cho một năm học. Về nội dung hội thảo có thể mời thêm các lực lượng GD ở ngoài trung tâm như cán bộ Đoàn ở huyện, xã, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh, công an, Ban đại diện CMHV... Muốn tổ chức hội thảo thành công, giám đốc cần chuẩn bị kỹ càng chủ đề nội dung hội thảo, phân công cụ thể cho bộ phận, cá nhân liên quan viết tham luận, phát biểu trình bày hội thảo. Nội dung, chuyên
đề hội thảo cần phải thiết thực, giải quyết những vấn đề yếu kém, bức xúc về đạo đức về vi phạm PL trong trung tâm, địa phương làm sáng tỏ vai trò, vị trí của các lực lượng và sự phối hợp giữa các lực lượng trong công tác GDPL và quản lý GDPL HV. Cuối buổi hội thảo cần tổng kết thống nhất những nội dung đã hội thảo, phổ biến nhân rộng để cán bộ, GV và HV cùng thực hiện. Giám đốc trung tâm phối hợp với Công đoàn tổ chức tốt các cuộc vận động phong trào thi đua trong năm như cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo” cuộc vận động “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” mỗi thầy cô là một tấm gương sáng cho HV noi theo.
Giám đốc phải xây dựng được nội quy vi phạm PL trong trung tâm, trang bị cho HV những kiến thức cơ bản về GDPL, xây dựng tủ sách PL, treo những bảng pano về phòng ngừa vi phạm PL một cách dễ hiểu và dễ thấy; ý thức chấp hành nội quy của HV, thực hiện chính sách PL nhà nước, nhiệm vụ của HV theo điều lệ trường THPT, Luật giáo dục. Những nội quy này được chuyển tải đến HV một cách mềm dẻo, linh hoạt, tránh khô cứng máy móc. Công tác GDPL cho HV phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, được tiến hành trong các buổi chào cờ đầu tuần; trong các buổi hoạt động ngoại khóa, được lồng vào môn học GDCD và các môn học khác.
Giám đốc trung tâm thường xuyên khuyến khích cán bộ, GV nghiên cứu viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm, vận dụng kinh nghiệm GDPL, quản lý công tác GDPL.
Giám đốc định kỳ tổ chức hội nghị tư vấn phổ biến kinh nghiệm GDPL trong năm học.
Giám đốc định kỳ mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác GDPL và quản lý công tác GDPL. Trong các lớp bồi dưỡng cần tổ chức thảo luận nghiêm túc, gắn lý luận với thực tiễn.
Giám đốc cuối năm tổ chức tham quan, giao lưu, học tập kinh nghiệm lẫn nhau giữa các đơn vị trong và ngoài Huyện.
Nhiệm vụ của GVCN ở trung tâm GDTX là hết sức quan trọng, là người trực tiếp thay mặt trung tâm giáo dục HV, là người thực hiện sự phối hợp, liên kết bền chặt với GVBM, các đoàn thể trong trung tâm, giữa “Gia đình - Nhà trường - Xã hội”. Lên kế hoạch tuyên truyền GDPL cho HV lớp mình, kế hoạch phải cụ thể, sát với tình hình của lớp và có những giải pháp thực hiện các nội dung đó. Tổ chức lớp thực hiện tốt các hoạt động từ hoạt động như văn nghệ, thể dục thể thao…Tìm hiểu và nắm chắc từng đặc điểm, hoàn cảnh gia đình từng em nhất là đối tượng HV cá biệt. Hướng dẫn HV tự quản để biến tập thể lớp thành một tập thể đoàn kết, gắn bó, tạo môi trường lành mạnh. Xử lý, khen thưởng HV lớp mình trong quyền hạn của mình.
Giáo viên giảng dạy phải nâng cao tinh thần mẫu mực về đạo đức nhà giáo, chuẩn về tác phong sư phạm, lý tưởng nghề nghiệp, chuyên môn và nghiệp vụ. Phải nhận thức đúng đắn về mục tiêu GD hiện nay, luôn có ý thức, trách nhiệm cao, nhiệt tình và biết vận dụng các phương pháp GDPL, thường xuyên lưu ý nhắc nhỡ các em có thói quen mọi lúc mọi nơi trong việc chấp hành PL và có nhiệm vụ tuyên truyền GDPL thông qua giảng dạy.
Các tổ chức đoàn thể cần tuyên truyền, phổ biến GDPL cho các em thông qua sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm. Giúp các em tìm hiểu PL Nhà nước; ý thức chấp hành nội quy của trung tâm; nhiệm vụ của HV trong Điều lệ trường trung học hay các tệ nạn xã hội, tác hại, hậu quả của nó và cách phòng tránh hữu hiệu. Tổ chức hội thảo chuyên đề ở các tập thể lớp với các chủ đề về GDPL, chẳng hạn như thảo luận các tình huống khi tham gia
giao thông, lồng ghép các quan niệm về đạo đức: “Tiên học lễ, hậu học văn”, “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”, “Ai có thân người ấy lo” .... Trong buổi hội thảo có thể mời các chuyên gia đến nói chuyện và tư vấn cho các em một số vấn đề có liên quan về tâm lý lứa tuổi, các biến động bất thường trong tâm lý lứa tuổi THPT, các biểu hiện về sức khỏe sinh sản vị thành niên....Khi tổ chức chuyên đề, người tổ chức cần phải chuẩn bị kỹ về nội dung, hình thức hội thảo (theo nhóm hoặc lớp) hướng dẫn HV nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị các nội dung tham gia thảo luận, các tiết mục văn nghệ xen kẽ. Chọn HV điều khiển hội thảo. Sau hội thảo phải có tổng kết, thống nhất một số nội dung, từ đó mà nhân rộng để cùng thực hiện.
Đoàn thanh niên phối hợp với GVCN thực hiện một số nội dung sau: - Giáo dục ý thức tôn trọng PL, sống và làm việc theo hiến pháp và PL, làm cho từng HV nhận thức đầy đủ các nghị định của Thủ tướng chính phủ về trật tự an toàn giao thông đường bộ, giao thông đô thị và chống các tệ nạn xã hội đang tác động xấu đến chất lượng đạo đức HV.
- Giáo dục nếp sống văn hóa, văn minh lành mạnh, chống lại những thói hư tật xấu trong nếp sống sinh hoạt và học tập như: Vô lễ với thầy cô giáo, nói tục, chửi thề, gây rối, đánh đập nhau, tệ nghiện uống rượu , nghiện hút và một số tệ nạn khác.
- Xây dựng được phong trào văn nghệ trong trung tâm. Tổ chức tốt hội thi về giáo dục môi trường, phòng chống ma tuý, hội thi an toàn giao thông, giáo dục giới tính thông qua các ngày lễ lớn 20/10, 20/11 , 22/12, 8/3 , 26/3.
- Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, truyền thống vẻ vang của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, giúp HV có nhận thức chính trị đúng đắn, có lý tưởng cao đẹp của Đảng, của Bác Hồ kính yêu.
- Phát động trong toàn thể HV hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tạo nên không khí thi đua sôi nổi trong trung tâm. Tổ chức thành công hội thi “Tìm hiểu và kể chuyện về Bác Hồ kính yêu”, để lại ấn tượng tốt trong mỗi HV.