0
Tải bản đầy đủ (.doc) (156 trang)

Phương pháp giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC VIÊN TẠI CÁC TRUNG TÂM GDTX TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM (Trang 32 -32 )

Có thể nói rằng trong khoa học pháp lý chưa có một định nghĩa nào về phương pháp GDPL. Tuy nhiên theo khoa học sư phạm thì phương pháp giảng dạy là các con đường, cách thức, biện pháp tác động để chiếm lĩnh nội dung giảng dạy và đạt được mục đích giảng dạy.

Về cơ bản phương pháp GDPL gồm ba phương pháp chính: Phương pháp thuyết phục; phương pháp tổ chức hoạt động; phương pháp kích thích những hành vi.

- Nhóm các phương pháp tổ chức các hoạt động xã hội và hình thành các kinh nghiệm ứng xử xã hội. Đây là phương pháp đưa con người vào các hoạt động thực tiễn để tập dợt, rèn luyện tạo nên hành vi thói quen sống và làm việc theo PL. Nó bao gồm các phương pháp sau:

+ Phương pháp tập luyện là phương pháp tổ chức cho HV một cách đều đặn và có kế hoạch các hành động nhất định nhằm biến các hành động đó thành thói quen.

+ Phương pháp giao công việc là cách thức lôi cuốn HV vào các hoạt động đa dạng của tập thể, nhờ đó họ thu lượm được những kinh nghiệm trong quan hệ đối xử giữa người với người theo nguyên tắc đạo đức XHCN thông qua việc thực hiện những nghĩa vụ xã hội.

+ Phương pháp tạo dư luận xã hội: Phản ánh những đòi hỏi tập thể, nó trở thành một phương tiện GD mạnh mẽ của tập thể đối với cá nhân HV. Dư luận xã hội trở thành một phương pháp GD khi đánh giá các hành vi của các thành viên hoặc nhóm tập thể. Để tạo ra dư luận xã hội lành mạnh, chúng ta cần lôi cuốn HV tham gia các cuộc thảo luận tập thể các sự kiện tiêu biểu trong đời sống của lớp, của trung tâm, của địa phương hướng dẫn các em nhận xét các sự kiện đó đúng hay sai.

+ Phương pháp tạo tình huống GD đó là những tình huống của lựa chọn tự do. Đặt trong tình huống đó HV nhất thiết phải lựa chọn một giải pháp nhất

định trong số các phương án khác nhau. Trong khi lựa chọn giải pháp HV phải biết phân tích xem xét hành động của mình có đúng và phù hợp hay không.

- Nhóm phương pháp hình thành ý thức cá nhân. Nhóm này gồm :

+ Phương pháp đàm thoại: Trao đổi ý kiến với nhau về một đề tài GD cho HV, nhằm giúp đỡ HV phân tích đánh giá các sự kiện, hành vi các hiện tượng trong đời sống xã hội. Từ đó hình thành thái độ, ý thức chấp hành PL. + Phương pháp tranh luận: là hình thành cho HV phán đoán đánh giá niềm tin dựa trên sự va chạm các ý kiến quan điểm khác nhau nhờ đó nâng cao được tính khái quát, tính vững vàng, tính mềm dẻo của các tri thức đã thu được.

+ Phương pháp nêu gương: Đây là phương pháp quan trọng để GD ý thức chấp hành PL cho HV. Việc hình thành ý thức của HV phải thường xuyên được dựa vào những mẫu mực cụ thể, sống động, biểu hiện những tư tưởng và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa .

Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của HV. Nhóm này bao gồm:

+ Phương pháp thi đua: là phương pháp kích thích phương hướng tự khẳng định ở mỗi HV thúc đẩy học, đua tài, gắng sức, hăng hái vươn lên hàng đầu lôi cuốn người khác cùng tiến lên dành được những thành tích cao nhất. Thi đua là kích thích sự nỗ lực, phát huy sáng tạo, đề cao ý thức trách nhiệm, thực hiện sự tương trợ tập thể.

+ Phương pháp khen thưởng là biểu hiện sự đánh giá tích cực của xã hội đối với cá nhân và tập thể.

+ Phương pháp trách phạt biểu thị thái độ không tán thành, lên án, phủ định của nhà GD, của gia đình, xã hội đối với các hành vi sai trái, giúp cho HV tự điều chỉnh bản thân với chuẩn mực đã định.

Chính vì vậy mà người ta nói rằng phương pháp GD là nghệ thuật GD. Nó quyết định phần lớn thành công và chất lượng GD.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC VIÊN TẠI CÁC TRUNG TÂM GDTX TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM (Trang 32 -32 )

×