GDTX
1.3.1 Mục tiêu của giáo dục pháp luật
Mục tiêu của GDPL là một trong những yếu tố cấu trúc thuộc bên trong của GDPL và giúp phân biệt GDPL với các dạng GD khác. Đồng thời, là cơ sở cho việc xác định nội dung, hình thức, phương pháp của GDPL phù hợp với từng chủ thể và đối tượng GDPL.
Mục tiêu quan trọng của GDPL cho thế hệ công dân tương lai là nhằm trang bị cho họ những kiến thức PL cần thiết cho cuộc sống, giúp họ hiểu một cách đầy đủ, chính xác và khoa học về PL. Sự hiểu biết đó là sự tập hợp kiến thức cả về chiều sâu và bề rộng của ý thức PL. Vì thế, trước những đòi hỏi cấp thiết của công tác GDPL, hoạt động của hệ thống các cơ quan GD của Nhà nước có ý nghĩa rất lớn. Hoạt động GD của hệ thống các cơ quan đó tạo nên và duy trì sự hiểu biết toàn diện và sâu sắc cho mỗi công dân tương lai.
Trong khoa học PL, mục đích của GDPL được thể hiện ở một số khía cạnh sau:
Mục tiêu nhận thức: Nhằm cung cấp và từng bước mở rộng tri thức PL, nâng cao văn hóa PL của chủ thể được GD. Đây là mục đích hàng đầu, bởi chính sự am hiểu PL, sự nhận thức đúng về giá trị xã hội và vai trò điều chỉnh của PL sẽ là điều kiện cần thiết để hình thành tình cảm và lòng tin vào PL ở mỗi công dân. Hơn nữa, tri thức PL còn còn giúp cho mỗi con người tổ chức một cách có ý thức hoạt động của mình và tự đánh giá, kiểm tra, đối chiếu với các chuẩn mực của PL. Mục đích này đặc biệt quan trọng trong điều kiện nước ta hiện nay, khi mà sự hiểu biết PL của nhân dân, cán bộ, SV còn ở mức
thấp. Đặc biệt là những SV vùng cao, vùng biên giới vùng đồng bào dân tộc ít người chiếm đa số chịu ảnh hưởng nặng nề của các tập quán cổ hủ, lạc hậu, cán bộ ở đây xử lý công việc phần lớn dựa vào kinh nghiệm và tính cảm mà không phải căn cứ vào PL. Mặt khác, công tác GDPL chưa được coi trọng dẫn đến tình trạng kỷ cương phép nước chưa nghiêm, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước chưa cao, làm giảm hiệu lực của PL.
- Mục tiêu cảm xúc: Nhằm hình thành tình cảm và lòng tin đối với PL. Mục đích này hết sức quan trọng vì nếu có tri thức PL mà không có tình cảm tôn trọng và lòng tin vào PL cũng như các cơ quan bảo vệ PL thì thường dẫn đến con người dễ hành động lệch khỏi các chuẩn mực của PL mà Nhà nước đã đề ra. Mục đích cảm xúc của PL bao gồm việc GD tình cảm công bằng và trách nhiệm, tình cảm không khoan nhượng với hành vi vi phạm PL và tinh thần pháp chế. Tất cả những tình cảm này có quan hệ và phụ thuộc vào nhau.
Giáo dục tình cảm công bằng đó là GD cho con người biết đánh giá hành vi đúng, sai, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với cái sai, điều chỉnh hành vi của chính mình theo các quy phạm PL.
Giáo dục tình cảm trách nhiệm đó là quá trình làm cho cho một người ý thức được những nghĩa vụ pháp luật cơ bản của mình, thực hiện những hàng vitheo yêu cầu của pháp luật.
Giáo dục tình cảm không khoan nhượng được những hành vi vi phạm PL đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ý thức PL của cá nhân.
Giáo dục tình cảm pháp chế hướng vào việc hình thành ý thức tuân thủ PL. Điều đó có nghĩa là người được GD phải ý thức được rằng mọi quyết định của mình phải dựa vào cơ sở của PL. Tình cảm pháp chế phát triển sẽ giúp con người chống lại được những vi phạm PL bằng sự lên án các vi phạm ấy.
- Mục tiêu GDPL nhằm hình thành động cơ hành vi và thói quen xử sự hợp pháp. Trong các mục đích GDPL động cơ và hành vi tích cực PL có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi suy cho cùng cái đích của GDPL phải được thể hiện ở hành vi xử sự theo PL của con người. Những mục đích về nhận thức và tình cảm nói trên là để phục vụ cho mục đích hình thành động cơ. Do vậy, cung cấp tri thức GD lòng tin sâu sắc và sự cần thiết tuân theo một cách tự nguyện các quy định của PL là những yếu tố rất quan trọng nhằm hình thành động cơ và hành vi hợp pháp. Những mục đích về nhận thức và tình cảm nói trên là để phục vụ cho mục đích hình thành động cơ. Do vậy, cung cấp tri thức GD lòng tin sâu sắc và sự cần thiết tuân theo một cách tự nguyện các quy định của PL là những yếu tố rất quan trọng nhằm hình thành động cơ và hành vi hợp pháp. Những tình cảm công bằng, bình đẳng ý thức trách nhiệm, và không khoan nhượng với các hành vi vi phạm PL là những yếu tố tâm lý, tư tưởng không tách rời với việc hình thành động cơ và hành vi hợp pháp và tích cực. Nhờ vào những thôi thúc nội tâm, những tình cảm, lòng tin vững chắc vào PL ở con người mới hình thành động cơ, hành vi hợp pháp, tích cực…
Để đạt được mục đích hình thành động cơ và hành vi hợp pháp tích cực chỉ có thể nhờ vào quá trình GDPL một cách kiên trì, bằng nhiều hình thức, phương pháp để mọi người hiểu biết một cách sâu sắc về sự cần thiết, hợp lý và lợi ích của mệnh lệnh PL đối với xã hội nói chung cũng như đối với tất cả các thành viên xã hội. Sự tuân thủ và tôn trọng PL trở thành thói quen trong đại bộ phận các trường hợp là kết quả của sự ý thức sâu sắc và lặp đi lặp lại nhiều lần trong những hoàn cảnh PL tương tự nhau.
Như vậy, GDPL có ba mục đích cụ thể, giữa các mục đích có sự đan xen quan hệ qua lại thống nhất chặt chẽ từ nhận thức đến tự giác, từ tự giác đến tích cực, từ tích cực đến thói quen xử sự theo PL. Vì vậy khi tiến hành GDPL phải hướng hoạt động GDPL vào cả ba mục đích trên. Tuy nhiên để đạt được
những mục đích đó cần phải cân nhắc, tính toán, lựa chọn từng mục đích để có các hình thức và phương pháp GDPL thích hợp cho từng đối tượng cụ thể.
Trước những yêu cầu bức thiết của công cuộc đấu tranh bảo vệ công bằng của xã hội, bảo vệ tính nghiêm minh của PL xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi hệ thống các cơ quan GD phải năng động, sáng tạo trong công tác tuyên truyền GDPL cho hệ thống công dân tương lai của đất nước.
Một vấn đề khác là hệ thống GDPL cho HS, HV phải dựa trên sự liên hệ chặt chẽ với hoạt động thực tiễn của đời sống xã hội, với sự GD một cách toàn diện có hiệu quả. Toàn bộ các hoạt động GD sẽ có ảnh hưởng một cách trực tiếp và tích cực lên trình độ nhận thức PL của đối tượng được GD.
Vậy mục tiêu của GDPL chính là quá trình làm cho các chủ thể tham gia quan hệ PL nắm vững và tham gia vào quá trình thực hiện các mục tiêu chính trị thông qua việc tuân thủ các quy định của PL, là quá trình tác động nhằm biến giác ngộ chính trị thành ý thức tuân thủ PL của chủ thể.