Trong khoa học pháp luật chủ thể GDPL được hiểu theo hai nghĩa:
Nghĩa rộng: là tất cả mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình GDPL.
Nghĩa hẹp: là con người cụ thể có năng lực PL, có trình độ chuyên môn, có lập trường chính trị vững vàng, đạo đức nhân cách.
Theo nghĩa hẹp thì chủ đề GDPL có hai loại, đó là:
- Chủ thể chuyên nghiệp: là những người có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là GDPL, trực tiếp thực hiện GDPL như các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, giảng viên PL trong các nhà trường, cán bộ chỉ đạo ở hệ thống các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội… Đây là những chủ thể quan trọng và chủ yếu của GDPL.
- Chủ thể không chuyên nghiệp: là những cá nhân và tổ chức tuy chức năng chính không phải là GDPL nhưng thông qua các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của mình đã tham gia tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu, nội dung của GDPL. Những người này bao gồm: đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp, các cán bộ của các cơ quan hành pháp, tư pháp, những người làm công tác trợ giúp tư vấn PL…
Ngoài hai chủ thể trên chủ thể của GDPL còn các công dân, bằng sự tôn trọng giáo dục, bằng ý thức trách nhiệm và gương mẫu thực hiện PL mà có ảnh hưởng đến các công dân khác trong xã hội.
Trong các Trung tâm GDTX chủ thể GDPL là các tổ chức chính trị trong trung tâm: Chi bộ, Ban Giám đốc, Công đoàn, Đoàn thanh niên, … Đặc biệt là vai trò phụ trách trực tiếp là các tổ, các ban, trong đó vai trò của giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng.
Vậy chủ thể là Nhà nước hãy làm đúng công việc của nhà nước và sau đó làm tốt công việc của mình, nhà trường làm đúng công việc của nhà trường
và sau là làm tốt công việc nhà trường, nhà giáo làm đúng công việc nhà giáo và sau đó làm tốt công việc của mình, gia đình làm đúng công việc của mình và làm tốt công việc của họ và người học.