Thực trạng về mặt nhận thức

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục pháp luật cho học viên tại các Trung tâm GDTX trên địa bàn Tỉnh Kon Tum (Trang 66)

Thực tế trong thời gian qua đã cho thấy, sự coi nhẹ và thiếu năng động trong công tác tuyên truyền GDPL là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng PL và kỷ cương Nhà nước bị vi phạm nghiêm trọng ở nhều nơi, trực tiếp làm phương hại đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Thực tế đó đã đặt cho chúng ta sự cần thiết phải nhận thức được ý nghĩa mang tầm chiến lược của công tác tuyên truyền, GDPL trong quá trình hoạt động quản lí bộ máy Nhà nước. Công tác GDPL phải luôn được nhìn nhận là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển con người hiện nay của chúng ta.

Nghiên cứu khảo sát thói quen chấp hành PL của HV tại các Trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Kon Tum kết quả thu được:

- Thói quen chấp hành những quy phạm pháp luật Chiếm 69,7% - Thói quen chấp hành những yêu cầu chung và mọi quy tắc xã hội khác

Chiếm 72,2% - Thói quen xử dụng đúng đắn những vấn đề thuộc phạm trù đạo đức, luân lí

Từ kết quả khảo sát trên ta thấy có 30,3% chưa có thói quen chấp hành PL, 27,8% các em chưa có thói quen chấp hành những yêu cầu chung, và quy tắc xã hội và 12,5 vẫn miễn cưỡng chấp hành những phạm trù về đạo đức.

Để bảo đảm tính đúng đắn, ổn định và bền vững trong hoạt động của các em cần phải nâng cao ý thức PL và tinh thần tự giác, tuân thủ PL và biến nó thành một nhu cầu riêng, một thói quen riêng trong sinh hoạt hàng ngày. Khi nói về thói quen trong việc tuân thủ PL là đề cập đến những phạm vi khác nhau của nó. Như vậy vấn đề đặt ra ở đây là phải chuẩn bị cho thế hệ công dân tương lai bước vào đời có ngay thói quen hành động phù hợp với yêu cầu chung của PL, thói quen vận dụng tiêu chuẩn PL vào các tình huống cụ thể của đời sống.

Thói quen chấp hành PL mọi quy tắc của cuộc sống XH đối với các em chỉ có thể đạt được do kết quả của sự nhận thức sâu sắc của chính bản thân các em vê sự thống nhất giữa quyên lợi xã hội và quyền lợi cá nhân trong ý thức tuân thủ đó. Điều đó được nhìn nhận như là cơ sở vững chắc, bảo đảm sự đúng đắn của mội hoạt động của các em khi bắt đầu bước vào đời cũng như cả một quá trình trưởng thành. Vấn đến này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, nó thực sự trở thành hướng đạo cho cả cuộc đời các em. Có thể nói rằng số phận tương lai của lớp người trẻ tuổi gắn bó rất nhiều vào thói quen này.

Kết quả khảo sát về sự cần thiết của công tác GDPL cho HV được trình bày ở bảng 2.3. Đại đa số ý kiến cho rằng việc GDPL cho HV trong các trung tâm GDTX là rất cần thiết, điều đó chứng tỏ công tác GDPL lâu nay chưa thật sự được chú trọng, công tác GDPL cho HV hiện nay là rất cần thiết.

Qua quá trình tìm hiểu những nguyên nhân chính dẫn đến HV vi phạm pháp luật, kết quả thu được như sau:

- Do bị lôi kéo, đua đòi, chơi bời với bạn bè 30,6% - Do nhận thức của HV về GDPL chưa tốt 22,6%

Bảng 2.3. Sự cần thiết của của công tác GDPL trong HV

STT Trung tâm Rất cần thiết

%

Cần thiết %

Không cần thiết %

01 Trung tâm GDTX tỉnh Kon Tum 62.4 37.6 0.0

02 Trung tâm GDTX huyện Đăk Hà 73.4 26.6 0.0

03 Trung tâm GDTX huyện Đăk Tô 54.9 45.1 0.0

04 Trung tâm GDTX huyện Ngọc Hồi 62.7 37.3 0.0

05 Trung tâm GDTX huyện Đăkglei 69.3 30.7 0.0

06 Trung tâm GDTX huyện Sa Thầy 59.6 40.4 0.0

07 Trung tâm GDTX huyện Kon Rẫy 69.3 30.7 0.0

- Do đặc tính lứa tuổi muốn thể hiện mình 20,5% - Do công tác quản lý GDPL của nhà trường chưa tốt 7,8%

- Do ép buộc, lừa gạt 7,6%

- Do hệ thống truyền thông của nhà trường còn yếu 7,8% - Không được sự giáo dục của gia đình 5%

Kết quả trên đã thể hiện rõ đặc điểm tâm lý của lứa tuổi của HV rất dễ bị ảnh hưởng bởi bạn bè lôi kéo, muốn thể hiện mình mà chưa nhận thức sâu sắc về những việc làm mình đúng hay sai, lợi hay hại, vi phạm PL hay không vi phạm PL. Nhận thức PL của HV có “khuyết tật” nghiêm trọng biểu hiện ở chỗ, PL bị bóp méo và bị xuyên tạc theo cách hiểu chủ quan của một số HV. Những yêu cầu nghiêm ngặt của PL đã trở nên lỏng lẻo, không mang tính chế ước cụ thể đối với HV chính vì vậy HV có thái độ thờ ơ đối với PL. Với tâm lý bồng bột, nóng vội, dễ xúc cảm, bồng bột, đua đòi dễ bị lôi kéo theo hành vi của nhóm bạn bè nên không làm chủ được bản thân, dễ bị lôi kéo vào vòng cám dỗ của các tệ nạn xã hội dẫn đến vi phạm PL.

Khi khảo sát số em HV hư, HS hư ở trung tâm GDTX ở trường THPT có gần 80 em cho rằng các em thích chơi với nhóm bạn bè hơn là gia đình; gần 50% coi hành động côn đồ, liều lĩnh của bạn bè là đức tính “dũng cảm”, phi thường và chịu ảnh hưởng của “đức tính” đó. Đây chính là vấn đề liên quan đến nhận thức của các em. Các em chưa đủ khả năng để phân biệt giữa

phẩm chất “dũng cảm” với hành vi “liều lĩnh”. Trong khi lẫn lộn hai khái niệm đó, các em không thấy hết tính nguy hiểm đối với XH của những hành vi liều lĩnh đó. Thực tế cho chúng ta thấy rằng khi nhận thức chưa được hoàn thiện, việc gia nhập và mở rộng quan hệ bạn bè là một thời điểm mang tính bước ngoặc rất quan trọng đối với các em. Thậm chí đây là giai đoạn liên quan đến tương lai, số phận của các em. Do đó dưới sự tham gia của gia đình vào quan hệ bạn bè của các em là hết sức cần thiết, nhằm giúp các em có sự chọn lọc trong quá trình hòa nhập của mình. Sự can thiệp của của gia đình vào quan hệ bạn bè phải hết sức tế nhị, tránh can thiệp thô bạo, cấm đoán... đôi khi không mang lại hiệu quả mà làm cho các em củng cố mối quan hệ vốn bị cấm đoán.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục pháp luật cho học viên tại các Trung tâm GDTX trên địa bàn Tỉnh Kon Tum (Trang 66)