0
Tải bản đầy đủ (.doc) (156 trang)

Nội dung của giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC VIÊN TẠI CÁC TRUNG TÂM GDTX TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM (Trang 30 -30 )

GDPL là sự truyền đạt những thông tin PL với mục tiêu xác định, là nâng cao sự hiểu biết về PL, thông qua đó hình thành ý thức sống và làm việc theo PL ở các chủ thể tham gia quan hệ PL.

GDPL cho thế hệ trẻ là một quá trình hoạt động có tổ chức, với những mục tiêu, nội dung được xác định nhằm hình thành ở đối tượng được GD những nhận thức cơ bản về PL. Thông qua đó tạo lập cho các em ý thức và thói quen hành động trong khuôn khổ quy định, của PL. Đây là sự chuẩn bị tốt nhất những điều kiện cần thiết để thế hệ công dân tương lai bước vào đời với những nhận thức đầy đủ về trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân trước yêu cầu nhiệm vụ của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh chính trị thế giới có nhiều biến động sâu sắc.

Việc xác định nội dung của GDPL là vấn đề đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ nội dung GDPL là gì, mức độ thế nào cho từng loại đối tượng là vấn đề cốt lõi quyết định hiệu quả của GDPL. Hay nói cách khác trên cơ sở mục đích và đối tượng mà xác định một nội dung GDPL thiết thực để có hiệu quả cao.

Nội dung GDPL nói chung là một phạm vi rộng bao gồm kiến thức PL cơ bản như lý luận khoa học về PL, các ngành luật, các văn bản PL thực định. Ngoài ra nội dung của GDPL còn bao hàm các thông tin về việc thực hiện PL, về việc điều tra, xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, cả về nghiên cứu điều tra xã hội học PL. Các thông tin hướng dẫn hành vi PL cụ thể của công dân như thực hiện quyền và nghĩa vụ theo PL, các quy định và thủ tục để bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và công dân.

Đối với HV hiện đang học tại các Trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Kon Tum nói chung Trung tâm GDTX huyện Đăk Hà nói riêng theo chúng tôi cần phải lựa chọn những nội dung GDPL phù hợp như:

- Giúp các em hiểu rõ bản chất tiến bộ của nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, nhận thức một cách có cơ sở khoa học là: PL chính là công cụ trực tiếp bảo vệ quyền lợi của chính các em khỏi sự xâm hại của mọi hành vi phạm tội và các vi phạm PL khác.

- Giáo dục ý thức làm chủ của những công dân tương lai đối với xã hội dưới sự quản lý của Nhà nước bằng PL, là xây dựng một cách cụ thể ý thức về quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân đối với quốc gia, đối với cộng đồng. Thông qua đó nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các em đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Nghĩa vụ công dân trong việc tham gia đóng góp xây dựng PL của Nhà nước, quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Nghĩa vụ công dân trong việc cùng với toàn dân đấu tranh phòng và chống các vi phạm pháp luật để pháp luật được thực hiện công bằng.

- Phổ biến, giải thích các văn bản pháp luật hiện hành cho học sinh một cách kịp thời, đặc biệt là những văn bản liên quan trực tiếp thiết thân đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ pháp lý của công dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội như: Nghị định của Chính phủ về miễn giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập cho HS; Quán triệt một số nội dung về An toàn giao thông, An toàn thực phẩm, An ninh trật tự xã hội; Luật Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Một số nội dung về Luật hình sự (tập trung một số nội dung về gây tai nạn thương tích, sử dụng hung khí, ma túy… liên quan đến học sinh); Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng chống bạo lực trong gia đình; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật Phòng chống mua bán người…

Như đã đề cập ở trên, việc xác định nội dung GD phải dựa trên nhu cầu, điều kiện, đặc điểm của đối tượng được GD mới có hiệu quả. Nội dung ấy phát sinh từ nhu cầu quản lý nhà nước bằng PL, từ yêu cầu của việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu chính trị, kinh tế xã hội, chính sách của Đảng và PL Nhà nước. Trên thực tế, nội dung của GDPL phù hợp hay không phù hợp còn phải căn cứ vào thực trạng ý thức PL của người dân, vào điều kiện, khả năng tiếp thu của họ để xác định nội dung GD từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, cộng nhiều nội dung nhỏ để thực hiện nội dung phong phú đa dạng hơn, nhiều lĩnh vực PL hơn.

Đối với HV ở các trung tâm ngoài những nội dung GDPL nêu trên cần bỗi dưỡng cho các em một số kĩ năng sau: kĩ năng tự nhận thức; kĩ năng giải quyết các mâu thuẫn; kĩ năng kiểm soát cảm xúc; kĩ năng ứng phó với căng thẳng; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng đặt mục tiêu; kĩ năng giải quyết vấn đề…

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC VIÊN TẠI CÁC TRUNG TÂM GDTX TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM (Trang 30 -30 )

×