Đa dạng hóa nội dung, hình thức và cải tiến phương pháp giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục pháp luật cho học viên tại các Trung tâm GDTX trên địa bàn Tỉnh Kon Tum (Trang 109)

dục cho học viên

a. Mục tiêu của biện pháp

Đa dạng hóa, nội dung, hình thức là hoạt động đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên , liên tục. Thực tế cho thấy có những buổi báo cáo chuyên đề về PL có nội dung phù hợp, những vấn đề mà HV đang quan tâm, nói chuyện thời sự, thì HV chăm chú nghe với thái độ rất nghiêm túc, hăng say phát biểu, đưa ra những câu hỏi cần báo cáo viên giải đáp, còn những buổi nói chuyện khác thì HV rất thờ ơ. Đơn giản chỉ là khi nào có nội dung phù hợp với sự quan tâm của HV, khi nào hình thức tổ chức phong phú, hấp dẫn thì chắc chắn HV sẽ tham dự và trao đổi rất nhiệt tình. Do vậy, cần quan tâm hơn nữa đến việc quản lý hoạt động dạy và học, đầu tư cho việc bổ sung số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, GV dạy môn GDCD.

b. Nội dung và tổ chức thực hiện

Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy GDPL cho HV thì phải tăng cường quản lý công tác GDPL. Đội ngũ báo cáo viên, GV dạy môn GDCD ngoài việc cung cấp những kiến thức PL, còn có vai trò định hướng ý thức chấp hành PL một cách thường xuyên, giúp cho HV có có kiến thức khoa học để lý giải được hành vi, phân biệt thế nào là vi phạm, thế nào là không vi phạm PL. Mỗi nội dung, hình thức GDPL đều có ưu điểm và lợi thế riêng, cần phải phát huy ưu thế của các phương pháp tuyên truyền GD như trao đổi, tranh luận, tọa đàm,…Qua nghiên cứu thực tế, chúng tôi thấy rằng GDPL cho HV tại trung tâm có thể được tiến hành theo những hình thức cơ bản sau đây.

* Tuyên truyền giáo dục chung

Tuyên truyền GDPL là một hoạt động đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và có thể xem đây như một phương pháp cơ bản để củng cố ý thức PL cho các em.

Hình thức phổ biến chung nhất của tuyên truyền GDPL cho HV là tổ chức các buổi diễn thuyết, nói chuyện về chuyên đề PL. Hình thức này phù hợp với tất cả mọi lứa tuổi, mọi cấp học. Hình thức tổ chức này thường được tiến hành trong những dịp có văn bản PL mới ban hành có những quy định liên quan đến các em, kết hợp với việc chuyển tải các thông tin PL tới các em, trực tiếp giúp các em hiểu được văn bản luật, thông qua đó củng cố ý thức tuân thủ PL của các em. Bằng cách đó, chúng ta đưa PL vào đời sống XH một cách có hiệu quả. Mặt khác, cũng thông qua hình thức này để giúp tập dượt cho các em ý thức làm chủ trong lĩnh vực hoạt động lập pháp. Điều đặt biệt là trong hình thức GDPL chung này là các quy định của văn bản quy phạm PL liên quan đến đối tượng ở độ tuổi các em sẽ được chính các em tham gia góp ý kiến, làm cho văn bản luật có tính khả thi cao và khi ban hành sẽ phát huy được hiệu lực đối với các quan hệ XH mà văn bản PL đó điều chỉnh.

Công tác tuyên truyền GDPL cũng như công tác tuyên truyền nói chung muốn đạt được hiệu quả phải dựa trên quy luật phát triển về nhận thức. Yêu cầu của công tác tuyên truyền GDPL trước hết phải nhằm tạo lập ý thức PL cho đối tượng được GD. Điều này đối với lứa tuổi các em có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi vì ý thức PL chính là cơ sở, nền tảng bảo đảm cho việc thực thi PL. Từ tạo lập ý thức, công tác tuyên truyền PL hướng tới việc nâng cao nhận thức để khẳng định hành vi cho các em. Đây là yêu cầu cao nhất phải đạt tới trong GDPL cho HV trong trung tâm.

* Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục pháp luật với giáo dục chính trị, giáo dục đạo đức.

Như chúng ta đã biết, PL là ý chí của Nhà nước, do đó PL chính là các quan điểm chính trị được biểu thị dưới dạng thức các quy phạm PL. Chính vì vậy Lê Nin đã từng chỉ ra rằng: PL là chính trị, mỗi đạo luật là một biện pháp chính trị. Điều này được phản ánh trong hệ thống PL của nước ta hiện nay là sự thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng ta trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Do vậy, GD không thể tách rời GD chính trị. Vấn đề đặt ra ở đây là mức độ kết hợp như thế nào để phù hợp với trình độ nhận thức của các em ở từng độ tuổi và từng cấp học. Đối với các em học tiểu học thì cần chú trọng GD cho các em hiểu và tự giác chấp hành nội quy trường lớp, biết kính trọng và nghe lời thầy cô, vâng lời bố mẹ…Nhưng ở cấp học phổ thông trung học lại hoàn toàn khác. Ở lứa tuổi này các em bắt đầu thực hiện một số nghĩa vụ đối với Nhà nước. Do đó, yếu tố chính trị trong GDPL cho các em ở cấp học này cao hơn rất nhiều và bao gồm nhiều vần đề như: Những vấn đề lí luận chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về Nhà nước và PL…Do đó, GDPL cho các em ở cấp học này phải chú ý đến việc bồi dưỡng về nhân sinh quan và thế giới quan cho các em.

GDPL phải đi đôi với GD đạo đức cho các em. Chúng ta đã biết: Đạo đức chính là những quan niệm của con người, của một giai cấp, giai tầng trong XH, về cái thiện, cái ác, về sự công bằng, về danh dự, nhân phẩm của con người, về quyền lợi, nghĩa vụ và về những phạm trù khác của đời sống tinh thần của con người. Những quan niệm đó đã trở thành những quy tắc xử sự của đại đa số thành viên trong XH. Đồng thời, do xuất phát từ những điều kiện kinh tế, XH, xuất phát từ thế giới quan khác nhau mà giữa các giai cấp, giai tầng có quan niệm khác nhau về những vấn đề trên. Trong điều kiện đó, giai cấp nắm quyền lãnh đạo XH đã sử dụng quyền lực của mình thành các quy phạm PL để điều chỉnh các hành vi của các thành viên trong XH. Như vậy có thể nói: Bên cạnh phản ánh điều kiện kinh tế, XH, PL đã phản ánh đạo đức XH. Chúng ta thấy rằng các quy phạm PL tiến bộ đều có sự phù hợp với đạo đức, PL càng phù hợp với đạo đức XH thì hiệu lực điều chỉnh càng cao. Vì vậy, PL tiến bộ luôn luôn hướng con người đấu tranh chống lại cái ác, vươn tới cái thiện. Chính điều này đã lý giải vì sao GDPL cho các em trong các đơn vị trường học phải đặt ra mỗi quan hệ với GD đạo đức và chỉ đặt trong mối quan hệ đó mới giúp các em có cơ sở để hiểu biết về giá trị XH của PL, thông qua đó hình thành ở các em tình cảm đối với PL. Từ tình cảm PL này sẽ giúp các em có ý thức tuân thủ PL và từ đó tính hướng thiện trong hành vi của các em ngày càng được nâng cao.

GDPL cho các em gắn liền với GD đạo đức chính là nhằm hình thành ở các em một cơ cấu nhận thức về Đức - Trí - Thể - Mỹ một cách hoàn chỉnh.

* Giáo dục pháp luật phải kết hợp với việc đáp ứng yêu cầu về giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn dân cư.

Hiệu quả của GDPL chỉ đạt được khi nó được đặt trong mối quan hệ với việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong đời sống của cộng đồng nói chung và từng con người cụ thể nói riêng. Cách đặt vấn đề như vậy là xuất

phát từ chỗ PL luôn tác động đến mọi mặt của đời sống của mọi thành viên trong XH. Chính vì vậy, GDPL cho quần chúng nói chung và cho cho các em HV nói riêng để nhằm mục đích góp phần nâng cao ý thức tuân thủ PL của mọi thành viên trong cộng đồng dân cư, góp phần vào việc giải quyết những vấn đề liên quan đến trật tự an toàn XH trên địa bàn.

Để GDPL cho các em đạt hiệu quả cao, cần phải tiến hành với nhiều hình thức phong phú, sinh động và đi vào trọng tâm. Muốn vậy, trong lĩnh vực này, đơn vị GD cần phải kết hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ PL trên địa bàn, phối hợp tổ chức các buổi nói chuyện về các vụ án và phân tích các khía cạnh PL để giúp các em hiểu vấn đề một cách đầy đủ, chính xác hơn. Tổ chức các buổi giao lưu về chuyên đề PL, về trật tự an toàn XH giữa người làm công tác bảo vệ PL với các em, giúp các em hiểu sâu sắc hơn về PL, đồng thời giải đáp những thắc mắc của các em về lĩnh vực này. Bằng cách này, chúng ta có thể giúp các em nâng dần ý thức trách nhiệm của mỗi công dân. Mặt khác, để tạo hứng thú cho các em trong việc học tập môn PL, trung tâm có thể phối hợp với các cơ quan bảo vệ PL trên nhiều lĩnh vực như trật tự an toàn giao thông, quyền và nghĩa vụ công dân, quyền của trẻ em…

Trong thời gian gần đây, ở một số địa phương tổ chức cho các em dự một số phiên tòa xét xử các bị cáo là người chưa thành niên phạm tội, việc làm này đã có tác dụng tích cực nhất định, là sự cảnh báo đối với những HV có ý thức kỷ luật kém và hay chơi bời lêu lổng. Sau những lần dự các phiên tòa như vậy, nhiều em vốn được coi là HV cá biệt đã tự giác sửa chữa và trở thành HV ngoan. Thiết nghĩ, đây chính là một trong những kinh nghiệm trong quá trình GDPL cho HV trong tình hình hiện nay.

* Giáo dục cá biệt.

GDPL dù được tiến hành dưới hình thức nào đi chăng nữa thì đối tượng tác động của nó vẫn là những con người cụ thể. Một thực tế hiện nay là ở rất

nhiều đơn vị GD còn có những những em có những biểu hiện hư mà chúng ta thường gọi là: HV cá biệt. Do vậy, GDPL cho HV cá biệt được tiến hành trong mối quan hệ giữa cái chung nhưng phải chú ý đến đặc điểm riêng của những đối tượng này. Phương hướng cá thể hóa trong GDPL cho các em sẽ đem lại cho chúng ta khả năng cụ thể hóa sự tác động lên từng cá nhân nhằm đạt hiệu quả thực tế của GDPL. Sự GD cá biệt chỉ tiến hành có kết quả trên cơ sở chúng ta có sự nhìn nhận đầy đủ về môi trường, hoàn cảnh sống, về gia đình, về học lực của đối tượng cần GD. Do vậy, GD cá biệt là một hình thức rất quan trọng trong GDPL.

Giáo dục cá biệt là sự tiến hành GDPL cho những người có hành vi hoặc có khả năng thực hiện hành vi vi phạm PL với nội dung và hình thức GD riêng. GD cá biệt trước hết là nhằm phục vụ tích cự cho công tác phòng ngừa tội phạm, loại trừ những nhận thức lệch lạc về lối sống, giúp các em sớm nhận ra sai lầm của mình, từ đó tự giác sửa chữa lỗi lầm khuyết điểm của bản thân. Hình thức GD cá biệt có thể được tổ chức theo từng lớp hoặc gặp gỡ cá nhân riêng biệt tùy theo tình hình, điều kiện thời gian và tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể.

Nội dung, chương trình của các lớp này xuất phát từ tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn XH trong địa bàn và những biểu hiện, mức độ vi phạm PL của số em này mới xác định một cách cụ thể.

Trong quá trình GD cá biệt, về mặt tư tưởng chỉ đạo, tuyệt đối không được có tư tưởng định kiến đối với những sai phạm của số HV này, phải GD trên tinh thần yêu thương một cách chân tình, phải cảm hóa số HV này bằng sự thông cảm, tôn trọng nhân phẩm con người, làm cho các em yên tâm và hứng thú trong học tập.

Trong GD cá biệt, bên cạnh việc tổ chức các lớp học riêng như đã nêu ở trên, còn có hình thức gặp gỡ riêng đối với những HV có hành vi vi phạm kỉ

luật trung tâm nghiêm trọng song chưa đến mức phải xử lí bằng PL. Khi gặp gỡ riêng, những em có hành vi trên, cần yêu cầu các em phải viết bản tự kiểm điểm và trên cơ sở đó, người làm công tác GD sẽ phân tích, phê phán những hành vi vi phạm PL mà chỉ cho họ hướng khắc phục sửa chữa. Vừa GD chúng ta cần phải đi sâu nghiên cứu những đặc điểm tâm lý, cá tính, trình độ nhận thức, hoàn cảnh gia đình, quan hệ bạn bè của đối tượng, từ đó lựa chọn phương thức tác động GD thích hợp nhất để đạt hiệu quả mong muốn.

Giáo dục cá biệt là một hình thức GDPL mà hiệu quả của nó gắn liền với tính linh hoạt, năng động của trung tâm. Trong môi trường HV với nhiều loại đối tượng khác nhau ở trình độ nhận thức PL, chúng ta cần có sự kết hợp các biện pháp một cách nhuần nhuyễn để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Trong khi tiến hành GD cá biệt, chúng ta cần lưu ý khâu chuẩn bị nội dung, phương pháp GD, thái độ giao tiếp của người tổ chức lớp, chính từ những chi tiết nhỏ đã chưa đựng ý nghĩa GDPL. Do vậy cần chuẩn bị một cách chu đáo, tổ chức theo đúng trình tự theo kế hoạch đề ra.

Bên cạnh việc tổ chức các lớp học cho những em có biểu hiện vi phạm PL, chúng ta cần tổ chức các lớp bồi dưỡng , nhân điển hình cho những em có thành tích xuất sắc trong việc chấp hành nội quy trường lớp, tuân thủ PL của Nhà nước và tích cực đấu tranh ngăn chặn những hành vi vi phạm PL, nhằm bồi dưỡng nhân tố tích cực, làm nồng cốt cho công tác tuyên truyền GDPL, lôi cuốn tập thể HV trong trung tâm chấp hành tốt PL Nhà nước, nội quy học tập của trung tâm. Đối với các lớp bồi dưỡng này, nội dung chủ yếu là nhằm biểu dương tinh thần tích cực của các em, đồng thời chú ý bồi dưỡng số em này về phương pháp vận động, thuyết phục các bạn khác cùng lớp trong việc chấp hành nội quy trường, lớp chấp hành PL Nhà nước.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục pháp luật cho học viên tại các Trung tâm GDTX trên địa bàn Tỉnh Kon Tum (Trang 109)