Nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật thông qua giờ sinh hoạt

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục pháp luật cho học viên tại các Trung tâm GDTX trên địa bàn Tỉnh Kon Tum (Trang 115)

a. Mục tiêu của biện pháp

GVCN có vai trò rất quan trọng trong công tác GDPL, là người trực tiếp thay mặt trung tâm quản lý toàn diện HV, là người thực hiện sự phối hợp, liên kết bền chặt với GVBM với tập thể lớp, là cầu nối giữa ban giám đốc với các đoàn thể trong trung tâm, giữa “Gia đình - Nhà trường - Xã hội”. Là người cố vấn chỉ đạo trực tiếp các hoạt động của lớp.

Tổ chức tốt việc triển khai thực hiện kế hoạch của GVCN có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp GVCN định hướng đổi mới công tác chủ nhiệm cho phù hợp với tình hình thục tế của lớp, của địa phương, góp phần quyết định thành công công tác GDPL HV trung tâm.

b. Nội dung và tổ chức thực hiện

Giáo dục HV không phải là công việc đơn giản trong một sớm, một chiều mà là cả một quá trình; nhất là với đối tượng HV đang ở độ mang nhiều nét tâm lí của người lớn dù vẫn còn một vài đặc điểm của tuổi thiếu niên với những suy nghĩ, hành động rất phức tạp. Do vậy nắm rõ đặc điểm tình hình lớp, tình hình từng HV là góp phần tích cực cho công tác chủ nhiệm.

Phải có nhận thức đúng đắn, nắm vững mục tiêu, chương trình, nội dung GD hiện nay. Từ đó GVCN có trách nhiệm truyền đạt tới HV của lớp chủ nhiệm tất cả yêu cầu, kế hoạch GD của trung tâm; đồng thời tổ chức thực hiện bằng nhiều biện pháp sáng tạo có sức thuyết phục cao; giáo dục HV bằng chính tấm gương sáng của mình để HV tự giác, tự nguyện thực hiện các yêu cầu đặt ra một cách tích cực. Phải biến những chủ trương, kế hoạch của trung tâm thành chương trình hành động cụ thể của tập thể lớp và của mỗi HV. Mặt khác, GVCN nắm vững tâm tư, nguyện vọng và các đề nghị chính đáng của lớp để phản ánh kịp thời với ban giám đốc, với các tổ chức trong trung tâm và các GV bộ môn nhằm giúp trung tâm phối hợp tổ chức quá trình giảng dạy và giáo dục HV một cách có hiệu quả nhất.

GVCN phải thật sự có tâm với nghề, phải yêu trường, yêu HV như những người thân trong gia đình, không ngại khổ, ngại khó trong mọi công việc, thường xuyên quan tâm đến mọi hoạt động của lớp; biết thâm nhập qua các hoạt động của HV để cảm hóa, giáo dục HV, nhất là HV cá biệt từ đó hình thành và phát triển nhân cách cho HV.

GVCN là cố vấn tổ chức hoạt động tự quản của tập thể lớp, không làm thay HV. Muốn vậy, GVCN phải xây dựng được ban cán sự lớp năng nổ, nhiệt tình thì công việc tự quản của HV mới có hiệu quả. Vai trò cố vấn của GVCN có ý nghĩa GD quan trọng trong việc điều chỉnh, thay đổi nhận thức, tình cảm, thói quen, niềm tin, hứng thú và hành vi của HV cũng như phát huy các nhân tố tích cực trong lớp để xây dựng tập thể HV tốt.

GVCN phải biết phối hợp với các đơn vị và đoàn thể trong trung tâm nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục HV.

GVCN phải trung thực, thật công tâm và khách quan trong báo cáo, đánh giá, xếp loại rèn luyện của HV, không ích kỷ hẹp hòi, không tư lợi cá nhân. Bản thân GVCN phải không ngừng rèn luyện, phấn đấu tự hoàn thiện bản thân về mọi mặt, nhất là nâng cao không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Tóm lại, làm tốt công tác chủ nhiệm lớp là một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng GDPL, chất lượng đào tạo của trung tâm, đồng thời rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống … để giúp các em trở thành người người lao động mới, có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo, dám nghĩ dám làm và thích ứng được với thực tiễn XH luôn thay đổi và phát triển như hiện nay.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục pháp luật cho học viên tại các Trung tâm GDTX trên địa bàn Tỉnh Kon Tum (Trang 115)