tham gia giáo dục pháp luật cho học viên
a. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ về quan điểm GDPL HV giữa trung tâm và gia đình trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác tiềm năng to lớn của các lực lượng XH trong quản lý GDPL. Xây dựng các môi trường: trung tâm - gia đình - xã hội thật sự gắn kết chặt chẽ, đảm bảo tính tích cực phục vụ tốt cho công tác GDPL cho HV.
b. Nội dung và tổ chức thực hiện
Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo phối hợp giữa các lực lượng GD trong và ngoài trung tâm để quản lý GDPL HV bao gồm:
Tăng cường sự phối hợp đồng bộ các thành viên trong trung tâm: Tạo sự thống nhất từ mục đích đến nội dung phương pháp thực hiện, phân công rõ vai trò, trách nhiệm của từng cá nhân, tổ và thống nhất trong tập thể.
Tăng cường phối hợp với gia đình các tổ chức xã hội nhằm phát huy tiềm năng của giáo dục và xã hội trong việc quản lý GDPL cho HV.
* Kết hợp giữa trung tâm và gia đình
Gia đình là môi trường sống, môi trường GD các em suốt đời bằng tình thương yêu của những người ruột thịt, bằng sự gương mẫu của bố mẹ. Vì vậy, gia đình chính là môi trường GD thuận lợi đối với các em , ông cha ta thường nói: “Con nhà tông không giống lông thì giống cánh” hay “Hổ phụ sinh hổ tử” muốn nói sự ảnh hưởng sâu sắc của gia đình tới nhân cách của con trẻ
chính vì vậy sự phối hợp giữa gia đình và trung tâm là vô cùng quan trọng trong quản lý và GDPL và định hướng tương lai cho các em.
Gia đình có trách nhiệm cộng tác với trung tâm, thông qua GVCN để GD con em. Gia đình thường xuyên liên hệ với trung tâm bằng các cuộc họp phụ huynh, sổ liên lạc. Khi thấy con mình có những biểu hiện bất thường phải liên lạc ngay với GVCN để nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của con mình. Bố mẹ HV lắng nghe ý kiến của GV, cùng bàn bạc, tư vấn cho GVCN tìm ra nguyên nhân những sai phạm của con mình, từ đó cùng đi tới sự thống nhất trong quản lý cũng như chọn các biện pháp tối ưu để GD các em.
Gia đình cần tạo điều kiện tốt về vật chất, tinh thần và thời gian cho các em học tập, hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động XH khác. Tích cực tham gia đóng góp ý kiến của mình với trung tâm, hỗ trợ trung tâm cả về vật chất và tinh thần. Luôn nâng cao ý thức chấp hành PL, mọi lúc mọi nơi.
Tăng cường công tác phối hợp giữa trung tâm với CMHV để xây dựng kênh thông tin thường xuyên. Kịp thời thông báo kết quả học tập và rèn luyện của HV, biểu dương những mặt tích cực, mặt khác kịp thời ngăn chặn, uốn nắn, sửa chữa các lệch lạc trong suy và hành động ở HV.
Trung tâm xây dựng kế hoạch và triệu tập họp phụ huynh theo định kỳ 2 lần /năm với nội dung:
- Bầu ra hội phụ huynh có nhiệm vụ thay mặt cho CMHV liên hệ trực tiếp với trung tâm trong giáo dục.
- Xác định nhiệm vụ, nội dung, phương pháp thống nhất giáo dục giữa trung tâm và gia đình để bàn bạc các biện pháp giáo dục.
- Đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HV, nêu rõ sự tiến bộ hoặc khó khăn của từng em.
Trung tâm dùng phiếu liên lạc để thông tin kết quả học tập, rèn luyện của HV với gia đình và ý kiến phản hồi tới trung tâm. GVCN có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ, thống kê các thông tin trong sổ có phải của gia đình hay không.
Đối với HV cá biệt, lãnh đạo trung tâm, GVCN thường phải gặp trực tiếp riêng để trao đổi với bố mẹ các em.
Hội CMHV là tổ chức tự nguyện do CMHV bầu ra. Hội CMHV là cầu nối giữa trung tâm với phụ huynh, đại diện mang tiếng nói của phụ huynh tới trung tâm và ngược lại. Hội CMHV nắm được mọi kế hoạch của trung tâm, thông báo tới phụ huynh những nội dung quan trọng mang tính cấp bách.
* Kết hợp giữa trung tâm và xã hội
Trung tâm tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền để họ có sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo đường lối tạo hành lang pháp lý, tạo CSVC cho trung tâm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục. Đưa kế hoạch phát triển trung tâm vào kế hoạch phát triển của địa phương. Từ đó các cấp uỷ Đảng, chính quyền đề ra những mục tiêu phát triển giáo dục của địa phương mang tầm chiến lược và những giải pháp để thực hiện những mục tiêu đó. Đặc biệt trung tâm tham mưu để họ thật sự làm theo nghị quyết TW Đảng: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”.
Trung tâm kết hợp với công an đẩy mạnh tuyên truyền về PL, ý thức tôn trọng pháp luật, trách nhiệm của công dân phòng chống tội phạm, thực hiện tốt công tác phối hợp để cùng nhau ngăn chặn những hành vi xấu của các em.
Trung tâm tổ chức các buổi ký cam kết xây dựng nề nếp kỷ cương, cam kết không vi phạm các tệ nạn xã hội với công an, chính quyền địa phương.
Trung tâm tổ chức phối hợp với các tổ chức quần chúng ở địa bàn dân cư làm tốt công tác GDPL. Cộng đồng dân cư là nơi HV đang sống học tập lao động vui chơi, đó là: xóm làng, tổ dân phố. Cộng đồng là nơi gắn bó, nơi các em chịu ảnh hưởng nhiều nhất các mối quan hệ khăng khít. Chính vì vậy cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc QLGD các em. Phối hợp với cộng đồng để thống nhất mục tiêu phương pháp giáo dục nhằm tạo dư luận ở địa phương, khuyến khích việc làm tốt, ngăn chặn hành vi chưa tốt,
giúp đỡ HV có hoàn cảnh khó khăn, đẩy mạnh tuyên truyền GD truyền thống địa phương, GD văn hoá lịch sử dân tộc thông qua các lễ hội truyền thống, các phong tục tập quán, hướng nghiệp dạy nghề nhằm GD tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng thực hành nghề, thói quen chấp hành PL, giúp các em phát triển toàn diện. Ngược lại trung tâm có trách nhiệm GD các em góp phần bảo vệ thuần phong mỹ tục, bảo vệ trị an, trật tự xã hội. Để thực hiện mục đích trên, trung tâm có cuộc họp liên tịch với các tổ chức XH như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, ban văn hoá, công an cấp huyện, cấp xã nhằm xây dựng kế hoạch phối hợp quản lý HV.
Trung tâm có trách nhiệm tổ chức HV tham gia các lễ hội, các ngày lễ lớn được tổ chức tại địa phương như: Đón nhận danh hiệu của Nhà nước trao tặng, kỷ niệm ngày thành lập tỉnh, huyện, đại hội thể dục thể thao. Tổ chức HV tham gia lao động tu sửa đường xá, các công trình công cộng… Kết hợp với hội phụ nữ, y tế, trung tâm bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, công an huyện tổ chức các cuộc thi tuyên truyền về môi trường, dân số, sức khoẻ sinh sản, an toàn giao thông, các phong trào đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.
Trung tâm tham mưu với hội khuyến học các cấp làm tốt công tác thi đua khen thưởng cho HV khá, giỏi, HV đạt những thành tích cao trong thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ. Giới thiệu cho địa phương những đoàn viên ưu tú để các em được bồi dưỡng thành lực lượng cán bộ kế cận của địa phương.
Trung tâm cần tranh thủ sự ủng hộ của UBND các cấp biến đường lối giáo dục thành pháp luật hoá, tranh thủ sự đầu tư ngân sách của địa phương, các tổ chức xã hội, các cơ quan xí nghiệp, doanh nghiệp.
Sự kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng GD trong và ngoài trung tâm nhằm giúp trung tâm quản lý GD HV tốt hơn. Sự phối hợp chặt chẽ này chính là trung tâm đã làm tốt công tác xã hội hoá GD. Chia sẻ trách nhiệm GD tới
toàn xã hội và ngược lại cả xã hội tập trung cho GD. Như vậy là trung tâm đã phát huy được sức mạnh tổng hợp nhằm đạt được mục tiêu GDPL đề ra.
3.2.3. Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học viên học văn hóa tại các Trung tâm GDTX
a. Mục tiêu của biện pháp
Xác định công tác GDPL trong HV có ý nghĩa rất quan trọng trong sự nghiệp GD&ĐT, trong thời gian qua Sở GD-ĐT đã có những văn bản chỉ đạo đến các Trung tâm GDTX trên toàn tỉnh thực hiện nhiệm vụ GDPL trong trung tâm là nhiệm vụ bắt buộc, tuy nhiên việc bố trí GV giảng dạy môn GDCD, công tác GDPL nói riêng còn nhiều bất cập chưa theo sát và đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý GDPL cho HV hiện nay.
b. Nội dung và tổ chức thực hiện
Để củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý GDPL cho HV trong Trung tâm GDTX trong thời gian đến cần tập trung một số nội dung sau:
Tiếp tục củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên GDPL, Ban nề nếp, Ban cán sự lớp. Đây là lực lượng chủ yếu tuyên truyền, nắm bắt diễn biến tình hình HV. Do đó đội ngũ báo cáo viên cần phải có những phẩm chất đạo đức và phẩm chất chính trị tốt, có năng lực quản lý điều hành, có uy tín nhất định.
Xây dựng đội ngũ GV có đủ năng lực phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, luôn tận tâm với tinh thần trách nhiệm cao để hình ảnh thầy, cô giáo là tấm gương trong việc hình thành nhân cách đối với các em.
Thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Mình và hội thanh niên, đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt và phương thức tập hợp đoàn viên thanh niên thông qua các hoạt động của Đoàn.
Tăng cường công tác bồi dưỡng, đa dạng hóa hoạt động của Đoàn, của Hội đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi, giải trí văn hóa văn nghệ thể dục thể thao, tuyên truyền HV tránh xa các tệ nạn xã hội. Đoàn viên thanh niên luôn
đoàn kết, năng động, sáng tạo, tích cực thực hiện nếp sống văn minh góp phần giữ vững tình hình an ninh trật tự tại địa bàn khu dân cư góp phần tham gia tỉnh Kon Tum giàu đẹp, văn minh, nghĩa tình.