Tình hình giáo dục thường xuyên và nhu cầu học tập thường

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục pháp luật cho học viên tại các Trung tâm GDTX trên địa bàn Tỉnh Kon Tum (Trang 59)

xuyên của cộng đồng tỉnh Kon Tum

GDTX Việt Nam đã được quan tâm từ rất sớm, từ năm 1945, trước đây là Bình dân học vụ, Bổ túc văn hóa, GD không chính qui; chỉ làm nhiệm vụ xóa mù chữ và Bổ túc văn hóa. Từ những năm 90 của thế kỉ XX và đặc biệt sau năm 2000, GDTX mới thực sự bắt đầu phát triển.

Từ ngày tái lập tỉnh (năm 1991) đến nay có một TT GDTX tỉnh được thành lập năm 1994; có một TT GDTX huyện Đăk Hà thành lập năm 2002; các trung tâm GDTX như: TT GDTX huyện Ngọc Hồi, TT GDTX huyện Đăk Tô, TT GDTX huyện Đăk Glei, TT GDTX huyện Sa thầy và TT GDTX huyện Kon Rẫy được thành lập năm 2008.

Trong thời gian qua ngành GD & ĐT tỉnh Kon Tum và và các TT GDTX trên địa bàn tỉnh Kon Tum nói riêng đã có những nỗ lực, cố gắng khắc phục mọi khó khăn để thực hiện hoàn thành mục tiêu Chống mù chữ và phổ cập GD tiểu học của tỉnh vào năm 2000.

Tính đến năm học 2012 - 2013 về qui mô GDTX có: Bổ túc THPT có 65 lớp với 2045 HV; bổ túc THCS có 157 lớp với 3620 HV, chống mù chữ có 39 lớp với 1131 HV và thực hiện chương trình Xóa mù chữ và phổ cập THCS đạt 44/97 xã phường chiếm tỉ lệ 45,83%; số lượt người sinh hoạt tại các Trung tâm học tập cộng đồng là 5500 người; 110 HV học các lớp ngoại ngữ, 860 HV học các lớp Tin học, 276 HV học các lớp Tiếng dân tộc thiểu số, có gần 1420 HV theo học các lớp đại học và trung cấp chuyên nghiệp theo hình thức vừa làm vừa học.

Trong những năm gần đây các Trung tâm GDTX, Trung tâm Ngoại ngữ- Tin học Tỉnh, trường THPT, các Trường trung cấp chuyên nghiệp và trường

Cao đẳng và Phân hiệu Đại học Đà Nẵng chủ yếu tập trung vào dạy theo nội dung chương trình lấy bằng cấp như: Bổ túc THPT, đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và trình độ cử nhân; trình độ chứng chỉ cho người học như tin học, ngoại ngữ,…Các trung tâm học tập cộng đồng của tỉnh làm nhiệm vụ thực hiện chương trình phổ cập THCS, chống mù chữ và tổ chức mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn để cập nhật kiến thức cho cộng đồng.

Nhìn chung GDTX tỉnh Kon Tum đã có những thành tựu nổi bật, nhằm thực hiện GD cho tất cả mọi người và tạo cơ hội học tập thường xuyên, học tập suốt đời cho nhân dân. Các Trung tâm GDTX đã được mở rộng quy mô một cách hợp lý, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học, trên cơ sở đa dạng hóa nội dung chương trình, hình thức học tập linh hoạt cho phù hợp với đối tượng người học để phát triển KT - XH, huy động mọi nguồn lực của xã hội để đầu tư cho GD, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài của tỉnh Kon Tum và của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, GDTX tỉnh Kon Tum chưa đáp ứng được nhu cầu học tập thường xuyên của cộng đồng, còn thể hiện những hạn chế về quy mô và chất lượng chưa ngang tầm với sự phát triển GD&ĐT. Một số cán bộ nhà nước đang giữ vai trò hoạch định chính sách cũng nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, vị trí của GDTX. Cơ sở vật chất ở các Trung tâm GDTX các huyện còn thiếu (chưa có cơ sở để hoạt động, trừ Trung tâm GDTX huyện Đăk Hà). Hệ thống chương trình, tài liệu học tập chưa phù hợp với từng loại đối tượng người học. Về chất lượng dạy học đạt kết quả thấp, đặc biệt là chất lượng dạy học các chương trình Bổ túc THPT và bổ túc THCS (tỷ lệ tốt nghiệp hệ GDTX năm 2013 đạt tỷ lệ 63,13%). Nguyên nhân chủ yếu là sự quan tâm của một số các cấp bộ Đảng, chính quyền còn hạn chế. Một số cơ sở GD có đội ngũ CBQL chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý

HV, công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ GV chưa chú trọng, đội ngũ GV không ổn định, chất lượng đầu cấp và ý thức tự học của HV còn thấp, CSVC&TBDH còn thiếu.

Trong những thập kỷ đầu của thế ký XXI có những xu thế chính của thời đại đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ tới phát triển GD nói chung và GDTX nói riêng. Đó là sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ; xu thế toàn cầu hóa và hội nhập và xu thế chuyển từ nền kinh tế dựa vào tài nguyên, lao động và vốn sang nền kinh tế dựa vào trí tuệ của con người là chính, nền kinh tế tri thức. Trước bối cảnh thời đại trong thập kỷ tới, GDTX Việt Nam phải hướng tới “giáo dục suốt đời”, nhằm “nâng cao dân trí” và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước gắn với kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế thế giới [40].

Nhu cầu học tập thường xuyên của cộng đồng ở tỉnh Kon Tum có xu hướng phát triển, tăng nhanh về quy mô, số lượng người học. Nhu cầu học tập sẽ đa dạng về mục tiêu, nội dung chương trình mềm dẻo, phong phú về hình thức học tập; đặc biệt là GDTX, bởi vì chỉ có GDTX mới thực hiện hoàn thành chương trình xóa mù chữ và phổ cập GD THCS, THPT đúng kế hoạch.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục pháp luật cho học viên tại các Trung tâm GDTX trên địa bàn Tỉnh Kon Tum (Trang 59)