Quản lý phương tiện giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục pháp luật cho học viên tại các Trung tâm GDTX trên địa bàn Tỉnh Kon Tum (Trang 45)

Phương tiện quản lý công tác GDPL bao gồm: Các văn bản pháp quy về GDPL, bộ máy làm công tác GDPL, nguồn lực tài chính, CSVC, thông tin về công tác GDPL.

Các văn bản pháp quy là cơ sở pháp lý để giám đốc xây dựng kế hoạch, ra các quyết định quản lý. Việc vận dụng các văn bản pháp quy về công tác GDPL phải phù hợp với đặc điểm của mỗi trung tâm.

Bộ máy làm công tác GDPL ở các trung tâm đó là BGĐ, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng, đội ngũ GVCN, đội ngũ báo cáo viên, các tổ chức đoàn thể trong trung tâm như Công đoàn, Đoàn trung tâm và các tập thể HV. Trong phạm vi quyền hạn được giao giám đốc phải có các biện pháp để tổ chức, vận hành, sử dụng bộ máy hoạt động một cách đồng bộ. Giám đốc cần phải bố trí, sắp xếp bộ máy một cách hợp lý khoa học, điều hành chỉ đạo chặt chẽ, kiểm tra đánh giá thường xuyên nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của bộ máy.

Để tổ chức các hoạt động GDPL cần thiết phải có nguồn lực tài chính, CSVC. Nguồn quỹ lương đảm bảo cho sự gắn bó của cán bộ GV với nghề

nghiệp, tạo động lực phát huy sự nỗ lực, sức sáng tạo của đội ngũ. Các nguồn quỹ trong trung tâm còn nhằm tăng cường các điều kiện về tài lực, CSVC, phương tiện phục vụ cho các hoạt động GD trong trung tâm. Có thể sử dụng nguồn lực tài chính để tăng thu nhập cho GV theo quy định của Nhà nước hoặc khen thưởng động viên sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ GV và HV.

Trên cơ sở chủ trương xã hội hoá GD, giám đốc phải huy động các lực lượng xã hội tham gia vào các quá trình GD của trung tâm, giúp đỡ trung tâm tăng cường thêm nguồn kinh phí, đầu tư phát triển CSVC, phương tiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GD nói chung và hoạt động GDPL nói riêng.

Hoạt động quản lý của giám đốc đòi hỏi phải cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin. Thông tin cũng là một trong những phương tiện quản lý. Giám đốc phải nắm được các thông tin chỉ đạo từ cấp trên và những thông tin phản ánh ý kiến của cán bộ, GV, nhân viên cấp dưới. Thông tin quản lý cũng phải được truyền đạt kịp thời, đầy đủ đến cán bộ, GV và HV. Để truyền đạt được thông tin hai chiều, giám đốc phải tiến hành các cuộc họp sơ kết, tổng kết tuần, tháng, học kỳ, năm học; thực hiện các cuộc giao tiếp xã hội và giao tiếp nội bộ; thông báo bảng, thông báo bằng văn bản, lấy ý kiến trực tiếp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản, duy trì các loại báo cáo định kỳ hoặc đột xuất. Các cơ chế truyền đạt thông tin, thu thập thông tin giúp giám đốc có các cơ sở thực tiễn để xây dựng kế hoạch, tăng cường xây dựng các quan hệ giữa các tổ chức và cá nhân, đảm bảo cho các hoạt động GD được tiến hành một cách đồng bộ, đạt hiệu quả cao.

Ngoài hình thức quản lý bằng phương tiện như đã nói trên còn có các hình thức quản lý theo quá trình (quản lý mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức giáo dục, hoạt động GD của thầy, hoạt động tự GD của HV, kết quả GD...), quản lý theo chức năng (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ

đạo, kiểm tra). Người giám đốc phải phối hợp các hình thức quản lý một cách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác GDPL.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục pháp luật cho học viên tại các Trung tâm GDTX trên địa bàn Tỉnh Kon Tum (Trang 45)