Đây là nguyên tắc rất quan trọng, trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả GDPL. Trong quá trình GDPL cho thế hệ công dân tương lai, chúng ta không được quên rằng, các em vừa là đối tượng GD vừa là người trực tiếp tham gia GD. Do vậy, công tác GDPL cho lớp người ở độ tuổi HS chỉ đạt được kết quả mong muốn khi chúng ta biết tổ chức và lôi cuốn các em nhập cuộc một cách tự giác.
Ở lứa tuổi các em, tâm lý thường có những thay đổi và đặc biệt là thường muốn tự khẳng định mình. Do đó các em rất dễ tự ái khi bị người khác coi thường. Do vậy trong khi GDPL cho các em và xem các em là đối tượng bị GD thì sẽ khó đạt được kết quả mong muốn. Mặt khác, ở độ tuổi HS, các em hầu như chưa bị ràng buộc nhiều bởi cuộc sống gia đình và xã hội, tư tưởng tự do thoải mái trong cuộc sống là một trong những nét đặc trưng về tâm lý của các em. Chính vì vậy, khi tiến hành GDPL cho các em, chúng ta cần cố gắng tránh dẫn các em đi đến chỗ nhân thức là mình đang dẫn bị ràng buộc. Từ đó, vấn đề đặt ra ở đây là thông qua sự chuyển tải những thông tin về PL để hình thành ở các em ý thức chủ nhân của XH và PL.
Một trong những yêu cầu rất cơ bản trong việc bảo đảm nguyên tắc dân chủ trong GDPL là làm cho mọi người nói chung và các em HS nói riêng hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân đối với đất nước, từ đó phấn đấu làm
tròn bổn phận của người công dân, đồng thời tích cực đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua việc tuân thủ PL.