Tăng cờng đầ ut vật chất cho xây dựng văn hoá doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đề tài về Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty (Trang 129)

Để từng thành viên thấm nhuần đợc tinh thần của những văn bản, triết lý hay khẩu hiệu chung của doanh nghiệp thì việc “nhắc nhở, làm gơng” của ngời lãnh đạo cũng chỉ là một cách thức. Cách thức khác hữu hiệu không kém là gắn những văn bản, triết lý... với hoạt động hội hè, vui chơi giải trí của nhân viên, chế độ lơng thởng, đồng phục, trang thiết bị làm việc, những nghi thức trong doanh nghiệp... Đó là những yếu tố thuộc về lớp bề nổi của văn hoá doanh nghiệp và rất dễ cảm nhận vì tính hữu hình của chúng.

Những hoạt động hội hè để tạo thành nét riêng của doanh nghiệp phải bảo đảm hai yếu tố: Thứ nhất, đợc tổ chức định kỳ và đều đặn hàng năm với mục tiêu nâng cao tinh thần doanh nghiệp và gây dựng niềm tự hào cho mọi thành viên; thứ hai là độc đáo (có nghĩa là sáng tạo và khác biệt so với các doanh nghiệp khác).

Các phong trào chung do các bộ ngành tổ chức nh: “Giờ thứ 9”... là dịp để các thành viên trong doanh nghiệp khẳng định mình “Tôi là nhân viên FPT”, “Tôi

là thành viên của Petrolimex”... một cách đầy tự hào, cái “tôi” mà họ thể hiện lúc

bấy giờ cũng chính là cái “tôi” chung của toàn doanh nghiệp. Có thể nói, tham gia vào các hoạt động tập thể với doanh nghiệp khác là cơ hội tốt để các nhân viên cảm nhận đợc “bầu không khí gia đình trong doanh nghiệp” và thấy gắn bó hơn, có tinh thần trách nhiệm hơn trớc những vấn đề chung.

Tăng cờng đầu t cho văn hoá là việc làm rất cần thiết không chỉ riêng với những doanh nghiệp lâu năm và đạt đợc tốc độ phát triển cao. Những quan điểm cho rằng “chỉ nên chú trọng văn hoá khi công ty đã lớn mạnh, đã ăn nên làm ra” là hoàn toàn phiến diện, coi văn hoá đơn thuần chỉ là thứ đồ trang sức để phô trơng. Thực tế đã chứng minh, con ngời lao động và cống hiến nhiều khi không chỉ vì lợi ích vật chất mà còn vì những yếu tố tinh thần thôi thúc họ, vì tình cảm gắn bó với công ty. Để tạo ra những động lực phi vật chất đó thì nhất thiết doanh nghiệp cần phải có một nền văn hoá mạnh. Ngời lãnh đạo công ty cần có ý thức coi đây là những đầu t cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp, không chỉ nên chú trọng đến kết quả kinh doanh và coi những chi tiêu về văn hoá cho ngời lao động là phù phiếm và tốn kém, vì đây chính là chất keo để gắn kết ngời lao động với công ty, tạo nền móng cho sự phát triển lâu bền của doanh nghiệp.

Câu hỏi và tình huống thảo luận Câu hỏi ôn tập :

1. Văn hoá doanh nghiệp là gì? Nó bao gồm những bộ phận nào? Những nhân tố nào tác động tới văn hoá doanh nghiệp?

2. Bình luận về vai trò của và ảnh hởng của ngời lãnh đạo doanh nghiệp tới việc hình thành văn hoá doanh nghiệp?

Có quan điểm quản lý cho rằng: “Chỉ nên tuyển những nhân viên tâm huyết nhiệt tình hơn là những ngời giỏi, vì những ngời giỏi không có tâm càng dễ sinh chuyện”, có quan điểm quản lý khác cho rằng “Chỉ nên tuyển những ngời có năng lực vì lòng nhiệt tình gây dựng dễ dàng hơn là năng lực”. Theo bạn quan điểm nào phù hợp hơn? Bình luận.

3. Trình bày khái quát những hiểu biết của bạn về Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam?

Theo bạn để xây dựng Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng từ đâu? Cần những yếu tố nào? Phát huy những nhân tố đó trong điều kiện hiện nay ra sao?

Một phần của tài liệu Đề tài về Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w