Sự phân cấp quyền lực

Một phần của tài liệu Đề tài về Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty (Trang 85)

- Viễn thông và công nghệ thông tin

2. Bộ Chuẩn mực hành vi cho các nhân viên của PwC gồm: (1) Những giá trị của công ty (Tinh thần đồng đội/ Sự xuất sắc/ Luôn dẫn đầu); (2) Nâng cao danh tiếng của PwC; (3) Hoạt động

6.1.2 Sự phân cấp quyền lực

Bên cạnh tính đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể, Hofstede đề cập đến một biến số khác là “sự phân cấp quyền lực”. Nền văn hoá nào cũng có sự phân cấp quyền lực bởi thực tế là các cá nhân trong một xã hội không thể giống nhau hoàn toàn về thể chất, trí tuệ và năng lực. Tuy nhiên, mức độ chấp nhận sự phân chia không cân bằng về quyền lực của các thành viên trong những nền văn hoá khác nhau lại không giống nhau. Việc tìm hiểu biến số này, vì vậy, tập trung vào việc so sánh mức độ chấp nhận sự phân cấp quyền lực giữa các nền văn hoá. Hofstede cũng chia ra hai mức độ: thấp và cao, mà thể hiện của hai mức độ đợc đánh giá qua các tiêu chí:

Mức độ thấp Mức độ cao

(úc, israel, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Na Uy…)

o Tập trung hoá thấp

o Mức độ phân cấp quyền lực ít hơn.

o Sự khác biệt trong hệ thống lơng bổng ít hơn.

o Lao động chân tay đợc đánh giá ngang bằng với lao động trí óc.

(Philipine, Mêxicô, Vênêzuela, ấn Độ, Brasil…)

o Tập trung hoá cao hơn

o Mức độ phân cấp quyền lực nhiều hơn.

o Có nhiều cấp lãnh đạo hơn

o Lao động trí óc đợc đánh giá cao hơn lao động chân tay.

Trong một quốc gia, biểu hiện dễ thấy nhất của sự phân cấp quyền lực là chênh lệch về thu nhập giữa các thành viên và mối quan hệ độc lập hay phụ thuộc giữa cha mẹ-con cái, thầy-trò, thủ trởng-nhân viên...). Trong một công ty, ngoài các yếu tố trên, sự phân cấp quyền lực còn có thể nhận biết thông qua các biểu t- ợng của địa vị (tiêu chuẩn dùng xe công ty, có tài xế riêng, đợc trang bị điện thoại di động..), việc gặp gỡ lãnh đạo cấp cao dễ hay khó...

Minh họa 5-8: So sánh Văn hóa Hàn Quốc và Nhật Bản

Hàn Quốc và Nhật Bản là những nớc có chỉ số phân cấp quyền lực khá cao. Nền văn hoá trong các công ty ở hai quốc gia này đều có các giá trị văn hoá nh đạo đức làm việc, tính tiết kiệm, cần cù, tôn trọng học vấn, tránh xung đột công khai trong quan hệ xã hội, trung thành với ngời trên và lãnh đạo, chú ý đến trật tự và sự hài hoà. Tuy nhiên, các giá trị của các công ty Hàn Quốc nhấn mạnh đến bổn phận của cấp dới đối với cấp trên nhng lại nói rất ít hoặc không đề cập gì đến bổn

phận của cấp trên đối với cấp dới. Tinh thần tập thể và sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các nhân viên cùng cấp đợc đề cao, mặt khác sự phục tùng cần phải tồn tại trong mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dới. Trong khi đó, các công ty Nhật Bản lại khác ở chỗ nhấn mạnh đến trách nhiệm qua lại giữa cấp trên và cấp dới. Điều này giải thích vì sao các nhân viên công ty Nhật Bản thờng có tinh thần đoàn kết và trung thành hơn các công ty Hàn Quốc và hệ số phân cấp quyền lực ở Nhật Bản lại thấp hơn ở Hàn Quốc.

Đi đôi với sự phân cấp quyền lực là sự phân chia trách nhiệm giữa các cá nhân. Tại nhóm nớc mức độ thấp, mọi ngời có xu hớng “bình quân chủ nghĩa”, trách nhiệm không đợc phân bổ rõ ràng. Ngợc lại, các công ty thuộc nhóm nớc mức độ cao, phạm vi quyền lợi và trách nhiệm của từng chức vụ đợc quy định rất rõ ràng. Ví dụ, một ngời phụ trách bán hàng tại một công ty đa quốc gia ở Mỹ có quyền quyết định bán hàng sang thị trờng nào, quyết định bán ở mức giá nào và cho khách hàng nào nhng họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trớc các quyết định của mình. Nếu có vấn đề gì xảy ra, họ phải tự mình giải quyết chứ không thể chuyển giao sang ngời khác và chịu trách nhiệm trớc công ty về các hậu quả (nếu có).

Một phần của tài liệu Đề tài về Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w