Thiết lập hệ thống điều hành thực hiện, kiểm tra, tăng cờng tiêu chuẩn và việc tuân thủ đạo đức

Một phần của tài liệu Đề tài về Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty (Trang 59)

- Lạm dụng của công, phá hoại ngầm

6. Xoá bỏ những niềm tin cho rằng hành vi vô đạo đức có thể đợc biện minh bằng cách nhấn mạnh rằng:

3.2.3 Thiết lập hệ thống điều hành thực hiện, kiểm tra, tăng cờng tiêu chuẩn và việc tuân thủ đạo đức

việc tuân thủ đạo đức

Việc tuân thủ bao gồm việc so sánh việc làm của nhân viên với các tiêu chuẩn đạo đức của tổ chức. Sự tuân thủ đạo đức có thể đợc đo lờng thông qua việc quan sát nhân viên và một phơng cách tiên phong để giải quyết các vấn đề về đạo đức. Một ch- ơng trình tuân thủ đạo đức có hiệu quả sử dụng các nguồn điều tra và báo cáo. Đôi khi kiểm soát bên ngoài và xem xét lại các hoạt động của công ty rất hữu ích trong việc phát triển điểm chuẩn của việc tuân thủ.

Sự tồn tại của một hệ thống nội bộ để các nhân viên có thể báo cáo các hành vi sai phạm là đặc biệt hữu ích trong công tác điều hành và đánh giá việc thực hiện đạo đức. Một số công ty đã lập ra những đờng dây nóng, thờng gọi là những đờng dây trợ giúp, để giúp đỡ và cung cấp cho nhân viên bộc lộ những mối lo ngại của mình về đạo đức. Dù có những lo lắng rằng ngời ta có thể báo cáo láo một tình huống hoặc lợi dụng đờng dây nóng này để nói xấu nhân viên khác, những đờng dây nóng này vẫn phổ biến rộng rãi và mang lại nhiều lợi ích cho các nhân viên.

Để xác định xem một ngời có thực hiện công việc của mình một cách đầy đủ và có đạo đức hay không nên tập trung quan sát cách nhân viên đó giải quyết các tình huống về đạo đức. Ví dụ nh nhiều doanh nghiệp đào tạo cả những nhân viên bán hàng và những nhà quản lý. Các vấn đề đạo đức có thể đợc giới thiệu trong các cuộc thảo luận và kết quả có thể thâu vào băng video để cả ngời tham gia và cấp trên có thể đánh giá đợc kết quả của tình huống đạo đức khó xử.

Một phơng pháp khác đó là dùng bảng hỏi thăm dò nhận thức về đạo đức của nhân viên về công ty, cấp trên, đồng nghiệp và bản thân họ, cũng nh tỷ lệ các hành vi có đạo đức và vô đạo đức trong công ty và trong ngành. Bảng hỏi này có thể đóng vai trò nh là điểm chuẩn trong quá trình đánh giá việc thực thi đạo đức của nhân viên. Do đó, nếu các nhân viên cho rằng các hành vi vô đạo đức đang tăng lên thì ban giám đốc phải tìm hiểu để có hiểu biết đúng đắn hơn về các loại hành vi vô đạo đức có thể xuất hiện là gì và tại sao.

Ngoài ra, các công ty cần phải có các chơng trình thởng cho những nhân viên luôn tuân thủ đúng các chính sách và tiêu chuẩn của công ty (khen thởng, thởng tiền, tăng lơng…), và có những biện pháp xử lý những ai không tuân thủ đúng (thuyên chuyển, đình chỉ công tác, sa thải…).

Nếu một công ty muốn duy trì hành vi có đạo đức thì các chính sách, luật lệ, và các tiêu chuẩn của công ty đó phải hoạt động trong hệ thống tuân thủ. Việc duy trì một văn hoá đạo đức có thể gặp khó khăn nếu ban giám đốc không ủng hộ những hành vi này. Nếu ban giám đốc trong tổng công ty hành động vô đạo đức thì rất khó để có thể tạo ra và tăng cờng một môi trờng đạo đức trong tổng công ty.

Việc giảm thiểu các hành vi vô đạo đức là mục tiêu kinh doanh không có gì khác so với việc làm tăng lợi nhuận. Nếu quá trình không phải để tạo ra và duy trì một

nền văn hoá đạo đức thì công ty phải xác định tại sao nh vậy và có những hành động sửa sai ngay, hoặc tăng cờng những tiêu chuẩn hiện thời một cách nghiêm túc hơn hoặc đề ra những tiêu chuẩn cao hơn. Nếu đạo đức nghề nghiệp đợc tăng cờng một cách nghiêm khắc và trở thành một bộ phận của văn hoá công ty thì nó sẽ có tác dụng trong việc cải thiện hành vi đạo đức trong công ty. Nếu đạo đức nghề nghiệp chỉ đợc thực hiện theo kiểu “cỡi ngựa xem hoa” và không thực sự trở thành một phần trong văn hoá công ty thì kết quả đạt đợc cũng rất ít.

Những nỗ lực nhằm xoá bỏ những hành vi vô đạo đức là vô cùng quan trọng đối với những mối quan hệ của các công ty với nhân viên, khách hàng và cộng đồng. Nếu không có những hành động sửa sai cho những hành vi mà theo xã hội hoặc tổ chức là sai trái thì những hành vi nh thế sẽ tiếp diễn.

Sự quản lý nhất quán và những mức kỷ luật cần thiết là vô cùng quan trọng đối với một chơng trình tuân thủ đạo đức. Các điều phối viên đạo đức phải có trách nhiệm với hệ thống kỷ luật của công ty, thực hiện tất cả các hình thức kỷ luật mà công ty đã đề ra với những hành động vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức của công ty. Khi đánh giá thành tích của nhân viên nhiều công ty còn xem xét cả đến khía cạnh tuân thủ đạo đức của nhân viên đó. Trong khi phải chờ xem sự đánh giá của cấp trên, các nhân viên có thể đợc yêu cầu ký kết một cam kết rằng họ đã đọc những hớng dẫn hiện thời của công ty về những chính sách đạo đức rồi. Các công ty cũng phải tiến hành điều tra những vụ sai phạm đã biết hoặc còn đang nghi ngờ một cách kỹ lỡng. Những viên chức hữu quan, thờng là các điều phối viên đạo đức, cần phải đa ra những đề xuất cho ban giám đốc cách giải quyết các vấn đề đạo đức nh thế nào. Trong một vài trờng hợp, các công ty phải báo cáo các hành vi sai phạm lên các cơ quan quản lý nhà nớc.

Công tác kiểm tra việc tuân thủ đạo đức là một sự đánh giá có hệ thống của một chơng trình đạo đức và/ hoặc các hoạt động của tổ chức để xác định tính hiệu quả của nó. Cụ thể là việc chú trọng vào các nhân tố có ảnh hởng đến cách đa ra các quyết định là vô cùng hữu ích. Các đồng nghiệp, cấp trên và hệ thống thởng phạt chính thức, có một tầm ảnh hởng to lớn đối với hành vi đạo đức của nhân viên. Việc hiểu biết các vấn đề về đạo đức trong công tác kiểm tra có thể giúp công ty lập ra quy định đạo đức nghề nghiệp và các chơng trình khác để điều khiển hành vi đạo đức trong tổ chức kinh doanh.

Công tác kiểm tra việc tuân thủ đạo đức trong bảng 3-6 đa ra ví dụ về những mục có thể sử dụng để đánh giá những mối quan ngại đạo đức của một tổ chức và điều khiển cơ chế ấy. Một bản kiểm tra nên đa ra một bản điều tra có hệ thống và khách quan về điều kiện đạo đức của tổ chức. Cũng giống nh kiểm toán, kiểm tra đạo đức có thể sẽ hiệu quả hơn nếu có một ngời nào đó có kinh nghiệm, kỹ năng nhng ở ngoài tổ chức tiến hành kiểm tra. Các tổ chức nên tham gia vào công cuộc phát triển công cụ kiểm tra đạo đức của mình để đảm bảo rằng các vấn đề chính họ đang phải đối mặt đã đợc bao hàm trong bản kiểm tra. Ban giám đốc cần phải tham gia vào việc xác định những vấn đề mang tính quy chuẩn nào cần đánh giá, dựa vào nhận thức đạo đức của công ty. Khi những mối quan ngại về đạo đức đợc tìm ra, việc kiểm tra đạo đức này có thể giúp ban giám đốc lập ra bản đạo đức nghề nghiệp nh kim chỉ nam cho các hoạt động của nhân viên.

Bảng 3-6: Bảng kiểm tra tuân thủ đạo đức*

 Có  Không 1. Có hệ thống hay quy trình vận hành cho nhân viên để

đảm bảo cho các hành vi đạo đạo không?

 Có  Không 2. Các nhân viên có cần thiết phải phá các luật lệ đạo đức

của công ty để làm tốt công việc không?

 Có  Không 3. Một môi trờng lừa đảo, đàn áp hay cố tình che dấu những

hành vi làm ảnh hởng đến công ty có tồn tại không?

 Có  Không 4. Ban giám đốc có cho phép các thảo luận về vấn đề đạo

đức không?

 Có  Không 5. Hệ thống thởng có hoàn toàn không phụ thuộc vào kết quả

hoạt động không?

 Có  Không 6. Có quấy rối tình dục không?

 Có  Không 7. Có phân biệt chủng tộc, giới tính hay tuổi tác trong khi

tuyển dụng, thăng tiến hay thởng không?

 Có  Không 8. Có ai quan tâm đến hoạt động liệu công ty có hoạt động

phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn đạo đức của cộng đồng không?

 Có  Không 9. Có thông điệp mang tính sai lệch hoặc lừa đảo trong

quảng cáo của công ty không?

 Có  Không 10. Các tài liệu, ấn phẩm thuộc bản quyền của công ty có bị

sử dụng trái phép không?

 Có  Không 11. Các khoản chi tiêu có bị làm giả không?

 Có  Không 12. Giá bán hàng có quá đắt không?

 Có  Không 13. Có hành vi sao chép phần mềm máy tính không cho phép

không?

* Số lợng câu trả lời “Có” chỉ số lợng các vấn đề đạo đức cần phải giải quyết

Một phần của tài liệu Đề tài về Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w