Khả năng mô phỏng tạo dáng, tạo hình tĩnh

Một phần của tài liệu Tiêu chí tuyển chọn học sinh năng khiếu múa (Trang 35)

Mô phỏng tạo dáng, tạo hình tĩnh là khả năng tái hiện lại, bắt ch−ớc theo một tạo hình có chuyển động ngắn trong thời gian và không gian.

Đây là quá trình nhận thức của cảm giác và tri giác. Căn cứ vào vị trí của nguồn kích thích gây ra cảm giác nằm ở ngoài hay trong cơ thể, ng−ời ta chia cảm giác thành hai nhóm lớn gồm các cảm giác bên ngoài và các cảm giác bên trong.

a. Các cảm giác bên ngoài gồm:

- Cảm giác nhìn (thị giác).

- Cảm giác nghe (thính giác).

- Cảm giác nếm (vị giác).

- Cảm giác da (xúc giác).

Cảm giác da gồm 5 loại: Cảm giác tiếp xúc va chạm, cảm giác nén, cảm giác nóng, cảm giác lạnh và cảm giác đau.

b. Các cảm giác bên trong gồm:

- Cảm giác vận động và sờ mó.

- Cảm giác thăng bằng.

- Cảm giác cơ thể.

- Cảm giác rung.

Nếu nh− cảm giác chỉ phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện t−ợng thì để phản ánh sự vật hiện t−ợng một cách đầy đủ nh− một chỉnh thể do các cảm giác riêng lẻ phân tích đem lại đ−ợc tổng hợp trên vỏ não và mang lại một hình ảnh trọn vẹn, hoàn chỉnh về các hiện t−ợng, sự vật (tạo hình, dáng nét động tác) trong suốt quá trình từ nảy sinh, diễn biến đến kết thúc thì đó là các hình ảnh do tri giác đem lại. Nh− vậy ta có các loại tri giác sau:

- Tri giác nhìn.

- Tri giác nghe.

- Tri giác sờ, mó…

- Tri giác thời gian.

- Tri giác không gian.

Trên thực tế năng lực quan sát của mỗi ng−ời khác nhau, năng lực đó phản ánh khả năng tri giác một cách nhanh chóng, chính xác hay vụng về những điểm chủ yếu và đặc sắc của sự vật hiện t−ợng. Nh− vậy để mô phỏng một tạo hình múa ở trạng thái tĩnh học sinh có tri giác tốt là học sinh thể hiện khả năng nắm bắt nhanh những điểm chủ yếu, quan trọng của một mẫu tạo hình, đó là dấu hiệu bẩm sinh của một quá trình nhận thức.

Một phần của tài liệu Tiêu chí tuyển chọn học sinh năng khiếu múa (Trang 35)