Hệ thống giáo dục mầm non và tiểu học

Một phần của tài liệu Tiêu chí tuyển chọn học sinh năng khiếu múa (Trang 61 - 63)

Từ khi chào đời đến khi tr−ởng thành con ng−ời trải qua một quá trình phát triển không ngừng cả thể chất lẫn tinh thần, sự phát triển các đặc điểm hình thái và tâm sinh lý của trẻ có quan hệ với sự phát triển các yếu tố năng khiếu bẩm sinh. Tuổi ấu thơ của trẻ là lứa tuổi đặc biệt nhạy cảm với mọi tác động bên ngoài và ảnh h−ởng của môi tr−ờng xung quanh. Thời kỳ ấu thơ là giai đoạn khơi dậy năng l−ợng đời ng−ời là thời kỳ quan trọng nhất đời ng−ời. Nhiều công trình nghiên cứu tâm lý – văn hoá đã chứng minh việc khai thác các năng l−ợng tuổi ấu thơ có tính quyết định và làm nền tảng cho sự thành công của con ng−ời sau này.

Trẻ từ 1 đến 3 tuổi nhận biết và thuộc tên sự vật thông qua hình dáng và mầu sắc, dần dần tiến đến phân biệt sự khác nhau qua những đặc điểm của từng sự vật riêng lẻ. Từ 3 đến 6 tuổi là thời kỳ bộc lộ nhận thức bằng ngôn

ngữ, cử chỉ và hành động. Đây là giai đoạn trẻ tiếp thu giáo dục mầm non, là thời kỳ ở trẻ le lói những tiền đề sinh học, đó là năng khiếu bẩm sinh. Giai đoạn từ 6 đến 12 tuổi là giai đoạn học đ−ờng ở bậc tiểu học, có thể nói đây là giai đoạn bùng phát năng khiếu múa ở trẻ.

Để lĩnh hội đ−ợc cách thức hoạt động chi phối các sự vật xung quanh và biến thành nhận thức của mình, trẻ ở dộ tuổi mầm non cũng nh− tiểu học cần có những ng−ờigiáo dục truyền thụ trực tiếp nh− cha, mẹ, thầy cô giáo.

Giáo dục nghệ thuật là một bộ phận quan trọng của giáo dục thẩm mỹ, một trong những yếu tố phát triển năng khiếu bẩm sinh và nhân cách của trẻ.

Trẻ em ở lứa tuổi mầm non là thời kỳ tốt nhất của giáo dục thẩm mỹ, hầu hết các em đều có một tâm hồn nhạy cảm. Đối với các em thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ, hấp dẫn, trẻ thơ dễ xúc cảm với con ng−ời và cảnh vật xung quanh nh− một lời nói dịu dàng, một động tác múa đẹp, một bông hoa, một cánh b−ớm… tính hình t−ợng đang phát triển mạnh mẽ và chi phối mọi hoạt động của trẻ. Với các đặc điểm tâm lý nh− vậy nên năng khiếu nghệ thuật th−ờng đ−ợc nảy sinh trong lứa tuổi này.

Trong hệ thống giáo dục mầm non trẻ thơ luôn bộc lộ những t− chất và khả năng sáng tạo qua việc thể hiện các hiểu biết và ấn t−ợng về thế giới xung quanh. Các hoạt động năng khiếu đặc biệt là năng khiếu múa giúp trẻ sự hào hứng và khả năng hoạt động độc lập, tính sáng tạo và phát triển t− duy một cách tích cực.

Bên cạnh đó các lớp năng khiếu múa trong giáo dục mầm non còn giúp trẻ rèn luyện thân thể, sức khỏe và thể lực tốt. Vẻ đẹp của động tác múa có tác dụng h−ớng dẫn thẩm mỹ kích thích sự hứng thú, say mê của trẻ, giúp trẻ cảm thụ đ−ợc cái hay cái đẹp của nghệ thuật múa cũng nh− của cuộc sống.

Hiện nay chúng ta có hàng vạn các tr−ờng mầm non, tiểu học tại các tỉnh thành, tại các bậc học này môn học hát, múa, vẽ đã đ−ợc đ−a vào ch−ơng trình giảng dạy. Thực tế cho thấy giai đoạn tiền học đ−ờng năng khiếu hát, múa ở trẻ phát triển tốt hơn giai đoạn học đ−ờng cho dù tỷ lệ biết dạy hát, múa ở cô giáo mầm non là 1/3. Trong các tr−ờng tiểu học hiện nay chủ yếu là học hát, nhạc, thể dục với số tiết ít ỏi (hát, nhạc 1 tiết/tuần, thể dục 2 tiết/tuần), bộ môn múa và gần với nó là thể dục nhịp điệu gần nh−

ch−a đ−ợc phát triển ở bậc học này.

Nghệ thuật múa là nghệ thuật của cái đẹp, chính vẻ đẹp của động tác, của hình thể và sức biểu cảm của nó h−ớng con ng−ời tới cái đẹp thánh thiện của tâm hồn và tới lý t−ởng thẩm mỹ cao đẹp. Trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay khi mà chúng ta ch−a đ−a đ−ợc môn học Nhập môn nghệ thuật múa vào ch−ơng trình đào tạo các bậc học thì vai trò của hệ thống giáo dục mầm non và tiểu học đối với sự phát triển năng khiếu múa là rất quan trọng.

Một phần của tài liệu Tiêu chí tuyển chọn học sinh năng khiếu múa (Trang 61 - 63)