Nhận thức trực quan

Một phần của tài liệu Tiêu chí tuyển chọn học sinh năng khiếu múa (Trang 33 - 35)

Hoạt động nhận thức của con ng−ời dù để lĩnh hội những kinh nghiệm văn hoá, lịch sử hay để tìm tòi sáng tạo thì cũng đều tuân theo một qui luật khách quan: "Từ trực quan sinh động đến t− duy trừu t−ợng và từ t− duy trừu t−ợng đến thực tiễn. Đó là con đ−ờng biện chứng của nhận thức chân lý, của nhận thức hiện thực khách quan" ( 20 - tr.189 ). Nh− vậy nhận thức của con ng−ời diễn ra từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ phản ánh các thuộc tính bề ngoài, cụ thể, cá lẻ các sự vật, hiện t−ợng một cách trực tiếp, đến phản ánh các thuộc tính bên trong có tính quy luật trừu t−ợng và khái quát hàng loạt sự vật, hiện t−ợng một cách gián tiếp. Điều đó cho thấy hai mức độ nhận thức đ−ợc thống nhất trong quá trình nhận thức là: Nhận thức cảm tính bao gồm

cảm giác, tri giác và nhận thức lý tính gồm có t− duy và t−ởng t−ợng từ lý luận nhận thức về đặc điểm của t− duy mang tính triết học chúng tôi liên hệ, quy chiếu vào nhận thức và t− duy ngôn ngữ, t− duy hình t−ợng trong nghệ thuật múa .

Nhận thức cảm tính có nội dung phản ánh là những thuộc tính cụ thể, trực quan bên ngoài sự vật, hiện t−ợng đang tồn tại trong thời gian, không gian nhất định, ph−ơng thức phản ánh trực tiếp bằng các giác quan về hình khối, màu sắc, đ−ờng nét động tác, bên trái hay bên phải, tay trái hay tay phải, đứng hay ngồi,… của sự vật, hiện t−ợng hay một mẫu tạo hình múa. Đây là một quá trình nhận thức riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện t−ợng khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan, trong khi đó tri giác là quá trình nhận thức cao hơn cảm giác, nó phản ánh trọn vẹn các thuộc tính của sự vật hay hiện t−ợng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan. Ví dụ lĩnh hội đ−ợc nhận thức: Chân trái b−ớc lên chéo tr−ớc sang phải cùng tay phải đ−a lên trên cao, ng−ời nghiêng theo tay phải cao. Đó là nhận thức trọn vẹn của tri giác.

Nhận thức lý tính gồm t− duy và t−ởng t−ợng, là mức độ cao trong hoạt động nhận thức của con ng−ời.

T− duy là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện t−ợng mà tr−ớc đó còn ch−a biết.

Trong quá trình t− duy diễn ra các thao tác trí tuệ:

a. Phân tích và tổng hợp: Phân tích là dùng trí óc tách đối t−ợng phải t−

duy thành những bộ phận, những thuộc tính, những mối liên hệ, quan hệ để nhằm nhận thức đối t−ợng sâu sắc hơn, chính xác hơn. Tổng hợp là dùng trí óc đ−a những thành phần đã đ−ợc tách rời thành một chỉnh thể. Phân tích và tổng hợp có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành sự thống nhất không thể tách

rời: Phân tích tiến hành theo h−ớng tổng hợp, còn tổng hợp đ−ợc thực hiện dựa trên kết quả của phân tích.

b. Trừu t−ợng hóa và khái quát hóa: Trừu t−ợng hoá là dùng trí óc gạt bỏ những thuộc tính, những bộ phận, những quan hệ không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết để t− duy. Khái quát hoá là dùng trí óc để bao quát nhiều đối t−ợng khác nhau thành một nhóm, một loại… trên cơ sở các thuộc tính chung có chung bản chất và có cùng những mối quan hệ mang tính qui luật của sự vật hiện t−ợng. Khái quát hoá chính là sự tổng hợp của t− duy ở mức độ cao.

Các thao tác t− duy có quan hệ mật thiết với nhau, thống nhất với nhau theo một h−ớng nhất định do nhiệm vụ của t− duy qui định. Trên thực tế các thao tác của t− duy không nhất thiết phải theo trình tự máy móc nh−

trên. Tuỳ theo điều kiện và nhiệm vụ của t− duy mà xuất hiện từng thao tác cần thiết hoặc tất cả.

Một phần của tài liệu Tiêu chí tuyển chọn học sinh năng khiếu múa (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)