Khi đánh giá về một diễn viên múa giỏi ng−ời ta th−ờng đ−a ra tiêu chí: 1. Ng−ời đẹp, múa đẹp, dài, rộng, bay.
2. Múa có chiều sâu của cảm xúc âm nhạc với sự thể hiện tinh tế.
3. Múa có kỹ thuật cao.
Từ tiêu chí số hai cho ta thấy việc đánh giá cảm xúc âm nhạc của một học sinh múa có một ý nghĩa không nhỏ trong quá trình hình thành tài năng múa.
Âm nhạc là ngôn ngữ của tình cảm, nó thể hiện những trạng thái tình cảm của con ng−ời, buồn vui, hạnh phúc, đau khổ, −ớc mơ, khát vọng… Âm nhạc mang những giá trị nhân văn, là cầu nối tình cảm con ng−ời lại gần nhau bằng những âm thanh trầm bổng, trừu t−ợng.
Cảm xúc âm nhạc là thể hiện sự cảm nhận âm thanh hay nói rộng hơn là cảm nhận những sắc thái tình cảm của nghệ thuật âm thanh.
Khi nghe một nét nhạc, một bản nhạc sự cảm nhận ban đầu có thể là tình cảm vui, buồn, du d−ơng, sôi nổi hay mạnh mẽ. Hình t−ợng âm nhạc đ−ợc nhận biết dần dần từ đơn giản đến đa dạng, và cảm xúc âm nhạc cũng phát triển cùng với t− duy và kiến thức của con ng−ời.
Không có cảm xúc âm nhạc ng−ời học sinh múa, diễn viên múa sẽ chỉ còn lại là một thể xác với những chuyển động cơ học, vô hồn, thậm chí gây phản cảm đối với khán giả. Thực tế đào tạo tại Tr−ờng Cao đẳng Múa Việt Nam cho thấy những nghệ sỹ múa tài năng là những ng−ời có kiến thức âm nhạc và cảm xúc âm nhạc tốt, chính những yếu tố trên đã giúp họ thể hiện tác phẩm múa, động tác múa một cách tinh tế, sâu sắc và biểu cảm. Vì vậy, cảm
xúc âm nhạc không chỉ là một tiêu chí quan trọng trong tuyển chọn năng khiếu âm nhạc mà còn trong tuyển chọn năng khiếu múa.