Môi tr−ờng gia đình và vai trò của di truyền

Một phần của tài liệu Tiêu chí tuyển chọn học sinh năng khiếu múa (Trang 53 - 61)

Bên cạnh điều kiện tự nhiên, môi tr−ờng sinh thái, truyền thống văn hóa vùng, miền thì môi tr−ờng gia đình và môi tr−ờng xã hội có liên quan tới quá trình hình thành năng khiếu và phát triển tài năng con ng−ời. Nhiều nhà khoa học đã thống nhất quan điểm rằng năng khiếu, tài năng không đến từ một công thức, từ một tấm bản đồ chỉ dẫn hay một cuốn sách mà năng khiếu và tài năng đ−ợc phát triển trong điều kiện tối −u phụ thuộc vào khả năng gien, chất l−ợng dinh d−ỡng, ph−ơng pháp giáo dục h−ớng nghiệp của cha mẹ, đó là môi tr−ờng gia đình, còn sự nhận thức, khả năng điều chỉnh hành vi và sự tiếp nhận của đứa trẻ tr−ớc những yếu tố tác động, ảnh h−ởng từ phía khách quan đó là môi tr−ờng xã hội.

Nhiều ng−ời cho rằng có thể nhận biết một đứa trẻ thông minh bằng kết quả trắc nghiệm hoặc kiểm tra chỉ số IQ. Kiểm tra và trắc nghiệm không khác gì đánh cá bằng l−ới, có một số loài cá quý dễ dàng lọt l−ới tr−ớc khi l−ới đ−ợc kéo lên. Các t− chất thiên bẩm nh−: Khả năng hội họa, khả năng âm nhạc, năng khiếu múa… khó có thể bộc lộ đ−ợc qua các cuộc trắc nghiệm, kiểm tra. Nh− vậy một số đứa trẻ có năng khiếu đã bị chính chúng ta bỏ qua. Các nhà tâm lý học đã đ−a ra nhận định rằng: “Thông minh là một cấu trúc động, t−ơng đối độc lập với các thuộc tính của nhân cách, đ−ợc hình thành và thể hiện trong hoạt động do những điều kiện văn hóa – lịch sử quy định và chủ yếu đảm bảo cho sự tác động qua lại phù hợp với hiện thực xung quanh, cho sự cải tạo có mục đích hiện thực ấy…” (Ngoài n−ớc 5 – 147 ) còn năng khiếu là những dấu hiệu đặc biệt về một thiên h−ớng nào đó khi đứa trẻ ch−a đ−ợc tiếp xúc một cách có hệ thống trong lĩnh vực hoạt động t−ơng ứng.

Những đứa trẻ thông minh có thể nhớ lâu mọi điều đã đọc hoặc cảm nhận đ−ợc qua nhận thức trực quan, có thể đạt điểm cao về khả năng ghi nhớ trong các kỳ thi. Trong khi đó đứa trẻ có năng khiếu bẩm sinh hay dấu hiệu tài năng nổi trội hẳn lên so với những gì mà đứa trẻ thông minh có, đó là khả năng thực hiện, sáng tạo, mở rộng và giải quyết vấn đề, khả năng tìm tòi cái mới và nắm bắt ý nghĩa của nó, đứa trẻ có năng khiếu hiểu vấn đề sâu sắc hơn, có khả năng liên kết những thông tin rời rạc, phát triển các mối quan hệ từ những thông tin rời rạc đó thành những khái niệm, quy luật và biểu hiện nó.

Những công trình nghiên cứu về tài năng cho chúng ta biết việc phát hiện sớm năng khiếu bẩm sinh ở đứa trẻ sẽ là những dấu hiệu tích cực để khẳng định tài năng. Nếu nh− năng khiếu bẩm sinh là yếu tố có xuất phát điểm từ gien di truyền (môi tr−ờng gia đình), vậy thì gien di truyền đóng vai trò quan trọng hay quyết định tài năng ở trẻ? Ngày 26/6/2000 đ−ợc đánh giá là

một mốc lịch sử lớn của nhân loại khi các nhà khoa học công bố công trình giải mã gien. Dự án gien ng−ời (Human Genome Project - HPG) đã tìm ra 97% mã gien và 85% các dữ liệu gien đã đ−ợc sắp xếp đúng trình tự.

Gene (đọc là gien) là một đoạn rất nhỏ của phân tử ADN quy định cấu trúc của một chuỗi Polynucleotit (gồm nhiều mẫu nucleotit đính kết lại) nó là đơn vị di truyền ở mức độ phân tử. Gien tập trung chủ yếu ở trong nhân tế bào trên các nhiễm sắc thể. Dọc theo ADN có các chuỗi cơ chất lặp đi lặp lại nhiều lần, các chuỗi này đ−ợc hình thành bởi 15 – 30 nucleotit lặp đi lặp lại từ 3 – 30 lần và phân bố dọc theo chiều dài ADN. Nếu nh− trong cơ thể ng−ời A có chuỗi gồm 20 nucleotit lặp đi lặp lại 10 lần ở một vị trí này, sau đó 20 lần ở vị trí khác, và tiếp đó 30 lần… ở nhiều vị trí trong cơ thể, còn ở trong cơ thể ng−ời B thì các chuỗi đó là 25 nucleotit và lại nằm ở các khu vực khác nhau so với ng−ời A. Giải mã nghiên cứu này là các nhà khoa học ng−ời Anh, và họ gọi các nhóm chuỗi đó là “Tiểu vệ tinh – Mini Stây lai”. Các tiểu vệ tinh đ−ợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau theo định luật di truyền.

Di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh vật đối với thế hệ tr−ớc biểu hiện ở những đặc điểm về cấu tạo, chức năng cơ thể, chức năng các giác quan và não.

Một số công trình nghiên cứu của các tâm lý học ph−ơng Tây tiến hành trên những trẻ sinh đôi từ một trứng nhằm cố chứng minh cho vai trò quyết định của tính di truyền trong sự hình thành các phẩm chất của tài năng. Đối lập với những quan điểm trên, thí nghiệm trên những trẻ sinh đôi từ một trứng do V.N Conbanopski và A.R. Luria tiến hành ở Liên Xô cũ đã chỉ rõ: “Với cơ sở bẩm sinh giống nhau, tùy thuộc vào khả năng nuôi d−ỡng, các ph−ơng pháp giảng dạy, các trẻ sinh đôi từ một trứng thu đ−ợc những kết quả khác nhau trong một số hoạt động sáng tạo khác nhau. Khoa sinh vật học hiện đại chứng

minh rằng bản thân sự di truyền cũng bị biến đổi d−ới tác động của môi tr−ờng và hoạt động cá thể. Mặt khác cơ thể sống càng ở bậc cao của sự tiến hóa thì tính biến dị đảm bảo cho sự thích ứng của nó đối với điều kiện sống càng đóng vai trò lớn hơn”.

Nhà tâm lý học Guy Liam Thờ rí vờ (W.LLiam Therivel) tác giả ba tập chuyên luận “Lý thuyết cá nhân và sáng tạo” cho rằng tài năng là sự kết hợp những gien thích hợp với những ảnh h−ởng tích cực của môi tr−ờng, nh− cơ hội học tập, giáo dục của gia đình và xã hội. Để minh họa Thờ rí vờ dẫn chứng tr−ờng hợp Mozart, ông sinh tr−ởng trong một gia đình tài năng âm nhạc, lớn lên ông đ−ợc bố mẹ cho học tập ở Vơ níts (Venice) và Viên (Vienna). Ng−ợc lại với Mozart, nhà soạn nhạc Antônio Xalieri, xuất thân từ gia đình kém tài năng hơn và có ít khả năng đ−ợc học tập hơn so với Mozart. Bởi vậy, Antônio sau này không đ−ợc đánh giá ngang bằng với Mozart về tài năng và sự nổi tiếng. Giáo s− di truyền học Rô bớt Plô min (Robert Plomin - Đại học Hoàng gia Anh) đã chứng minh bằng công trình nghiên cứu rằng khoảng một nửa khả năng trí tuệ năng khiếu bẩm sinh của con ng−ời là đ−ợc di truyền từ cha mẹ. Tiềm năng này đ−ợc tận dụng, phát huy đến mức độ nào là phụ thuộc vào môi tr−ờng sống của từng cá nhân. Dấu ấn của sự di truyền sẽ lớn lên cùng thời gian, bởi vì con ng−ời luôn có khuynh h−ớng tìm cho mình một môi tr−ờng phù hợp với bộ gen của chúng ta. Giáo s− Esbét Stầm (Elsbeth Stem) thuộc viện nghiên cứu giáo dục Mắc Planh (Max Planck - Đức) cũng nhận định rằng chỉ số IQ không đồng nghĩa với năng lực trí tuệ, cũng nh− năng khiếu bẩm sinh không đồng nghĩa với tài năng. Sự quyết định cho năng lực là kiến thức, kiến thức phải đ−ợc tích lũy lâu dài, th−ờng xuyên trong môi tr−ờng giáo dục gia đình và xã hội. Các nhà tâm lý học Mác xít cũng thống nhất nhận định rằng các yếu tố bẩm sinh di truyền là tiền đề cần thiết đến sự phát triển tài

năng. Trong điều kiện giáo dục nuôi d−ỡng nh− nhau đứa trẻ nào có đ−ợc −u thế về bẩm sinh di truyền thì đứa trẻ đó phát triển tốt hơn. Ng−ợc lại những đứa trẻ có yếu tố bẩm sinh ngang bằng nhau thì trẻ nào đ−ợc sống trong điều kiện giáo dục, nuôi d−ỡng thuận lợi hơn sẽ phát triển tốt hơn. Theo các thống kê xã hội học cho thấy số l−ợng các nhà bác học, khoa học, nghệ sĩ tài năng trên thế giới đ−ợc thừa h−ởng di truyền của bố mẹ có số l−ợng gần nh− t−ơng đ−ơng với số ng−ời không đ−ợc thừa h−ởng gene di truyền. Gia đình Mari Qui ri (Marie Curie) nhà vật lý học nổi tiếng ng−ời Pháp có cha mẹ và con gái đều đoạt giải Nobel về vật lý, và nhà bác học Nga Lômônôsôp là một dẫn chứng đối lập, Lômônôsôp sinh ra trong một gia đình ng− dân và lớn lên tại một vùng quê lạnh giá phía Bắc n−ớc Nga.

Trong các công trình nghiên cứu từ 1925 đến nay tại San Francisco (Mỹ) các nhà khoa học đã theo dõi thành tựu trong cuộc đời của 856 chàng trai và 672 cô gái hồi nhỏ đ−ợc coi là thần đồng (chỉ số IQ trên 135), nh−ng khi tr−ởng thành họ lại không nổi bật d−ới bất kỳ một lĩnh vực nào so với bạn bè cùng lứa có chỉ số IQ bình th−ờng. Các học sinh có chỉ số IQ là 157 ở Tr−ờng chuyên Hăntơ (Hunter - New York) cũng cho thấy trong số 200 học sinh tốt nghiệp không có ai trong số họ có mặt trong tốp dẫn đầu những đại diện xuất sắc của lĩnh vực mình đ−ợc đào tạo.

Giáo s− Hôgát Gácnê (Howart Gardner) thuộc Tr−ờng đào tạo s− phạm đại học Havớt (Haward) đã nghiên cứu con đ−ờng công danh của 11 nhân vật xuất chúng có đóng góp lớn lao trong việc thay đổi diện mạo thế giới (Trong đó có Anhstanh, Phren, Igo Stờravin ski, Êđisân, Ganđi, Pi cát sô (Einstain, Frend, Igor Stravinski, Edison, Gandhi, Picasso). Anhstanh, Êđisân học hành mãi mới có bằng tốt nghiệp, trong khi đó chỉ có duy nhất Picasso chứng tỏ là một tài năng lớn trong suốt hai m−ơi năm đầu cuộc đời. Bí quyết thành công

của các nhân vật nổi tiếng là lòng đam mê, động cơ mãnh liệt v−ợt khó khăn, tập trung cao độ cho lĩnh vực đã chọn và sự giúp đỡ, khuyến khích từ phía gia đình cũng nh− sự tác động, ảnh h−ởng từ phía xã hội. Theo Giáo s− Joan Phờrítmen (Joan Freedman) thì những dấu hiệu tài năng hay thiên tài thời thơ bé, khi lớn lên vẫn khẳng định đ−ợc mình là rất hiếm hoi. Tr−ờng hợp nh−

Môza (Mozart), thần đồng âm nhạc từ hồi nhỏ và lớn lên vẫn giữ nguyên sự xuất chúng là một ngoại lệ.

Nh− vậy di truyền đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển tài năng, bởi vì chính di truyền tham gia vào sự tạo thành các đặc điểm giải phẫu sinh lý của cơ thể, song cho phép chúng ta khẳng định di truyền chỉ có vai trò tiền đề quan trọng trong sự phát triển của mỗi cá nhân, còn sự nỗ lực của từng cá thể trong một môi tr−ờng gia đình và xã hội thuận lợi sẽ là mảnh đất màu mỡ kích thích những yếu tố năng khiếu bẩm sinh.

Năng kiếu múa của trẻ em đ−ợc thể hiện th−ờng từ 8 đến 12 tuổi, sớm từ 6 đến 8 tuổi. Lịch sử nghệ thuật múa đã ghi nhận đặc điểm giao tiếp của con ng−ời thời tiền sử không phải bằng ngôn ngữ (khi ch−a có ngôn ngữ) mà bằng các cử chỉ, điệu bộ, động tác. Trong giao tiếp giữa con ng−ời với con ng−ời khi không hiểu ngôn ngữ của nhau thì ngôn ngữ chính vẫn là những động tác giàu tính biểu hiện. Các nhà sinh lý học đã nhận định rằng trẻ em th−ờng sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ rất diễn cảm, các bậc cha mẹ nhạy cảm với con cái có thể hiểu đ−ợc và phản ứng lại không phải bằng lời nói mà bằng cử chỉ, hành động. Kiểu tiếp xúc này sẽ tạo nên sự t−ơng đồng phù hợp, là biểu hiện ban đầu của năng khiếu múa, bao gồm sự tiếp xúc bằng ánh mắt, diện mạo khuôn mặt, động tác của một hay nhiều bộ phận thân thể. Sự hòa hợp càng cao độ thì sự nhạy cảm càng sắc bén, một khi năng khiếu của trẻ đ−ợc

phát hiện thì nó nhanh chóng thúc đẩy sự phát triển, bởi vì đứa trẻ luôn mong muốn cha mẹ hiểu đ−ợc những biểu hiện khả năng của chúng.

ở Việt Nam vai trò định h−ớng và h−ớng nghiệp của cha mẹ có ảnh h−ởng lớn tới sự phát triển t−ơng lai của con cái, đặc biệt là ở các thành phố, thị xã. Trong môi tr−ờng gia đình, nghề nghiệp của bố mẹ có ảnh h−ởng không nhỏ đến sự biểu hiện và chiều h−ớng phát triển của trẻ. Sinh tr−ởng trong một gia đình nghệ thuật nói chung và nghệ thuật múa nói riêng thì từ nhỏ các em đã đ−ợc nghe lời ca, tiếng nhạc, đ−ợc cảm nhận bằng nhận thức trực quan các tạo hình động tác múa, hơn thế nữa khi bộc lộ sự say mê các em lại đ−ợc bố mẹ truyền dạy. Chính đặc điểm này cũng gây nên sự đánh giá thiếu chuẩn xác khi tuyển chọn, sự lẫn lộn giữa biết múa và năng khiếu múa. Trong thực tế tuyển chọn và đào tạo tại Tr−ờng Cao đẳng Múa Việt Nam, Tr−ờng Trung học Văn hóa nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tr−ờng Múa Thành phố Hồ Chí Minh có những tr−ờng hợp hai anh em sinh đôi, hoặc hai chị em sinh đôi cùng đ−ợc đào tạo nh− nhau về thời gian cũng nh− ph−ơng pháp nh−ng năng khiếu bộc lộ khác nhau và kết quả đ−ợc đào tạo cũng khác nhau. Bên cạnh đó có những em sinh tr−ởng trong gia đình nghệ sĩ múa, có điểm tuyển đầu vào rất cao nh−ng trong thực tế đào tạo sau 3, 4 năm kết quả học tập lại không cao.

Xem bảng thống kê d−ới đây (bảng 1) chúng ta nhận thấy loại xuất sắc, loại giỏi, loại khá đều giảm 5% và xuất hiện 10% loại yếu, mặc dù khi tuyển sinh chúng ta không lấy những em có kết quả yếu. Đó là một thực tế khách quan của đào tạo nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật múa khi có những học sinh thể chất phát triển rất tốt nh−ng năng khiếu lại không tỷ lệ thuận theo, hoặc ng−ợc lại có học sinh năng khiếu phát triển rất tốt nh− hình thể phát triển theo chiều h−ớng giảm nghĩa là thiếu sự thanh thoát, cân đối, m−ợt mà của một cơ thể múa.

Bảng 1: Thống kê kết quả tuyển sinh và xếp loại học tập

Xếp loại Điểm Tỷ lệ % khi

trúng tuyển

Tỷ lệ % xếp loại sau 3 năm đào tạo

Loại xuất sắc Từ 9,5 trở lên 15 10

Loại giỏi Từ 9,0 trở lên 35 30

Loại khá Từ 8,5 trở lên 40 35

Loại trung bình Từ 6,5 trở lên 10 15

Loại yếu Từ 6,5 trở xuống 10

Từ thực tế trên cho thấy sự thống nhất về nhận thức và đánh giá trong đội ngũ cán bộ tuyển sinh là cần thiết, cần phải có sự phân biệt giữa khả năng và năng khiếu. Khả năng trong đó chứa đựng năng khiếu nh−ng không hoàn toàn là năng khiếu. Khả năng là do năng khiếu cộng với quá trình tích lũy kiến thức, nh− vậy trong cùng một môi tr−ờng, cùng một điều kiện học tập, cùng một lứa tuổi thì khả năng khác nhau bộc lộ những năng khiếu khác nhau, còn năng khiếu nh− chúng tôi đã trình bày ở phần trên là những dấu hiệu bẩm sinh, dấu hiệu đặc biệt về một thiên h−ớng nào đó của trẻ khi ch−a đ−ợc tiếp xúc một cách có hệ thống trong lĩnh vực hoạt động t−ơng ứng.

Môi tr−ờng gia đình không chỉ là nơi xuất phát điểm của gien di truyền mà còn là nơi nuôi d−ỡng phát triển năng khiếu. Nếu nh− giai đoạn học đ−ờng là giai đoạn trẻ đ−ợc tiếp xúc một cách có hệ thống trong lĩnh vực hoạt động phù hợp t−ơng ứng với năng khiếu bẩm sinh thì giai đoạn tiền học đ−ờng là

giai đoạn dài nhất, quan trọng nhất của việc thai nghén và −ơm mầm những tố chất ban đầu của một tài năng nghệ thuật mà môi tr−ờng gia đình đóng vai trò chủ động tích cực.

2.5. Môi trờng x hội

Khi nghiên cứu tác động của môi tr−ờng xã hội đối với sự phát triển năng khiếu, chúng tôi phân thành các nhóm sau:

1. Hệ thống giáo dục mầm non và tiểu học.

2. Vai trò của các câu lạc bộ, nhà văn hoá và các sinh hoạt văn hoá cộng đồng.

3. Vai trò của các ph−ơng tiện nghe nhìn đại chúng, các đơn vị nghệ thuật, các tr−ờng Trung học Văn hoá nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Tiêu chí tuyển chọn học sinh năng khiếu múa (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)