Xác định qua khả năng cảm thụ âm nhạc và phản xạ múa * Xác định qua khả năng diễn xuất:

Một phần của tài liệu Tiêu chí tuyển chọn học sinh năng khiếu múa (Trang 138 - 153)

với học sinh múa

4.3.4. Xác định qua khả năng cảm thụ âm nhạc và phản xạ múa * Xác định qua khả năng diễn xuất:

* Xác định qua khả năng diễn xuất:

Diễn xuất là khả năng thể hiện các trạng thái tình cảm: vui, buồn, hi vọng, khát vọng, thất vọng, đau khổ …

Diễn xuất tốt là khả năng thể hiện các trạng thái tình cảm có chiều sâu và theo lôgíc phát triển. Ng−ợc lại diễn xuất tồi là thể hiện các trạng thái tình cảm một cách nông cạn, hời hợt, không hấp dẫn.

Diễn xuất tốt phụ thuộc một phần vào năng khiếu bẩm sinh, khả năng quan sát, tiếp nhận và mô phỏng những sự việc, hiện t−ợng trong cuộc sống, mặt khác phụ thuộc vào khả năng tích luỹ, trải nghiệm và luyện rèn.

Diễn xuất tốt là biết cảm nhận, biết đặt mình vào những hoàn cảnh, tình huống, trạng thái tình cảm để tìm ra cách thức thể hiện phù hợp, đem lại ấn t−ợng sâu sắc cho ng−ời xem. Diễn xuất của ng−ời diễn viên là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng tính cách và hình t−ợng nhân vật góp phần cho sự thành công của tác phẩm.

Ngoài những vấn đề trên cũng cần phải nhấn mạnh rằng cấu tạo một khuôn mặt thuận lợi cho diễn xuất là khuôn mặt không có nh−ợc điểm, có

đ−ờng nét hài hoà, có phản ứng nhanh nhạy của ánh mắt và các nhóm cơ: Cơ trán, cơ vành mắt, cơ vành môi, cơ vành mũi…

Đối với lứa tuổi học sinh trung học phổ thông trạng thái tình cảm th−ờng gặp và có thể thể hiện đ−ợc là các trạng thái tình cảm đơn thuần nh−

vui, buồn, ngạc nhiên, sơ sệt, đau đớn. Đó là tiêu chí cơ bản đòi hỏi thí sinh phải thể hiện đ−ợc trong thi tuyển năng khiếu múa. Ph−ơng pháp xác định thông qua các tình huống sau nhằm phát hiện khả năng diễn xuất của thí sinh:

1/ Em đi học về, rất vui vì đ−ợc điểm 10 bỗng tr−ợt chân ngã …( hoặc dẫm phải cái gai).

2/ Em đi học về, rất vui vì đ−ợc điểm 10, về đến nhà em rất ngạc nhiên và buồn bã khi chứng kiến bố, mẹ em đang xích mích, bất hoà.

3/ Em đi học bằng xe đạp, trên đ−ờng về trời đổ m−a to, đ−ờng trơn xe em loạng choạng rồi bị đổ, sách vở văng ra khỏi cặp…bỗng có một ng−ời đi đ−ờng cúi xuống nhặt sách vở giúp em.

4/ Em đi học bằng xe buýt,trên xe rất đông và mọi ng−ời chen lấn xô đẩy, bỗng có một chiếc ví tiền rơi d−ới chân em…

5/ Em nhận đ−ợc bức th− của bạn. trong th− bạn viết là bạn mới đi nghỉ hè về và có mua quà cho em, cuối th− bạn có thông báo là bà của bạn mới mất…

6/ Em rất thích bắt b−ớm để làm bộ s−u tập của mình, hôm nay đi học về em gặp rất nhiều con b−ớm đẹp…

7/ Cô giáo gọi em lên bảng, em rất lúng túng và sợ sệt vì hôm nay em không chuẩn bị bài. Nghe cô khêu gợi, giảng giải, em đã làm đ−ợc bài và cô cho điểm tốt.

*Xác định qua khả năng cảm thụ âm nhạc và phản xạ múa

Trong quá trình tiến hoá của nhân loại con ng−ời đã từng b−ớc biến 5 giác quan bản năng thành giác quan con ng−ời có khả năng tiếp nhận nghệ thuật. Nghệ thuật đi qua hai cửa ngõ của tâm hồn là thị giác và thính giác. Chính nhờ 2 giác quan này mà con ng−ời sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật.

Nghệ thuật âm nhạc với ngôn ngữ đặc thù, đó là sự phong phú của giai điệu, làn điệu, tiết tấu, mầu sắc âm thanh… âm nhạc đã mở rộng tri thức, đem

lại những cảm giác, cảm xúc thẩm mỹ mà nền tảng là sự rung động về cái đẹp.

Cảm thụ âm nhạc gắn chặt với sự phát triển của trí tuệ, đòi hỏi học sinh phải tập trung, chú ý, từ lắng nghe đến cảm nhận ý nghĩa biểu cảm của đ−ờng nét giai điệu, âm hình tiết tấu, ghi nhớ những đặc điểm và tính chất của đặc điểm âm nhạc. Đó là một đòi hỏi tích cực của hoạt động trí tuệ.

Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ, văn hoá xã hội, trình độ và kiến thức âm nhạc của mọi tầng lớp trong xã hội đ−ợc nâng cao, trong đó phải nói đến lứa tuổi học đ−ờng, lứa tuổi đ−ợc giáo dục âm nhạc từ mầm non, tiểu học đến trung học.

Thực tế tuyển sinh của các tr−ờng trung học đã chứng minh rằng lứa tuổi học đ−ờng phần lớn nhận biết nhanh, nhạy cảm, dễ dàng nắm bắt đ−ợc tr−ờng độ, cao độ, đ−ờng nét giai điệu, ở một số em còn thể hiện năng khiếu âm nhạc ở khả năng nắm bắt đ−ợc những tiết tấu phức tạp, khả năng cảm nhận màu sắc âm thanh và những trạng thái tình cảm khác nhau nh− vui, buồn, sôi nổi, tự hào… Thực tế cũng đã chứng minh rằng không có âm nhạc thì ngôn ngữ múa chỉ còn lại những chuyển động vô nghĩa, vô hồn. Không có âm nhạc ngôn ngữ múa dù có giàu hình t−ợng đến mấy cũng thiếu đi sức biểu cảm. Âm nhạc thực sự là linh hồn của múa, mối quan hệ ở đây không chỉ dừng lại ở tiết

tấu mà còn là giai điệu, âm sắc, hình t−ợng âm nhạc… Vì vậy khả năng cảm thụ âm nhạc và cùng với nó là phản xạ múa đã trở thành tiêu chí không kém phần quan trọng trong tuyển chọn học sinh năng khiếu múa.

Nh− chúng ta đã biết, con ng−ời luôn có nhu cầu trao đổi và biểu hiện tình cảm không chỉ bằng sắc thái trên khuôn mặt, bằng ngôn ngữ mà còn bằng các cử chỉ, động tác. Các cử chỉ và động tác th−ờng đ−ợc diễn tả bằng các bộ phận trên thân thể và mức độ cao hơn là toàn bộ thân thể với tâm hồn ng−ời biểu diễn. Thực tế hiển nhiên này chứng minh rằng: Khi ngôn ngữ bất lực là lúc các cử chỉ và động tác lên tiếng. Những cử chỉ và động tác đ−ợc diễn tả một cách tự nhiên, mộc mạc phản ánh khả năng tiếp nhận và điều khiển của não bộ tới một vài bộ phận cơ thể, ở mức độ cao hơn cùng với sự tác động của âm nhạc khiến cho các cử chỉ, động tác đó mang tính cách điệu, đ−ợc nghệ thuật hoá, chúng tôi gọi là những phản xạ của nghệ thuật múa. Phản xạ múa bằng ngôn ngữ động tác hình thể thực hiện theo tiết tấu, có thể theo giai điệu âm nhạc. Khả năng diễn tả này còn gọi là minh hoạ múa. Đối với ng−ời th−ởng thức nó góp phần thể hiện nội dung tác phẩm âm nhạc bằng ngôn ngữ tạo hình, đối với việc tuyển chọn học sinh năng khiếu múa. Đó là ph−ơng pháp xác định khả năng cảm thụ âm nhạc và phản xạ múa.

A. Tiêu chí:

Thông qua bài hát, thí sinh phải biết thể hiện sắc thái tình cảm trên khuôn mặt theo nội dung hoặc giai điệu của bài hát, đồng thời phải diễn tả nó bằng các cử chỉ, động tác hình thể. Thí sinh phải đạt đ−ợc theo thứ tự từ hai trong bốn mức độ d−ới đây:

Một: Tự nhiên – Trung bình.

Ba: Thể hiện tính sáng tạo – Tốt.

Bốn: Thể hiện tính sáng tạo và có sức biểu cảm – Xuất sắc.

B. Ph−ong pháp xác định: Xuất phát từ đặc điểm về tính chất và thể loại

chúng tôi yêu cầu sử dụng các bài hát đã đ−ợc giảng dạy trong bậc trung học cơ sở.

- Bài hát hành khúc.

- Bài hát trữ tình.

- Bài hát vui t−ơi sôi nổi.

Xuất phát từ đặc điểm nghệ thuật, bài hát là sự kết hợp giữa âm nhạc và lời ca, là nghệ thuật tổng hợp của hai yếu tố âm nhạc và văn học. Bài hát là hình thức phản ánh một cách hình t−ợng vẻ đẹp thiên nhiên, cái đẹp thế giới nội tâm con ng−ời. Sức diễn cảm của giọng hát cùng những cử chỉ điệu bộ và ở mức độ cao là động tác hình thể không chỉ phù hợp với khả năng và sự phát triển tâm sinh lý trẻ mà còn khơi dậy cảm xúc chân thực tr−ớc cái đẹp.

Từ đặc điểm trên chúng tôi đặt ra ph−ơng pháp tuyển và ph−ơng pháp xác định.

- Ph−ơng pháp tuyển: Thí sinh đ−ợc phép tự chọn và trình bày một đoạn hoặc một bài hát. Thông qua bài hát thí sinh thể hiện khả năng cảm thụ âm nhạc và phản xạ múa.

- Ph−ơng pháp xác định:

1. Khờ khạo, chậm chạm, vụng về: Kém.

2. Tự nhiên: Trung bình.

3. Biết diễn tả bằng những động tác cụ thể: Khá.

5. Nhuần nhuyễn, biểu cảm từ giọng hát đến động tác múa: Xuất sắc, có năng khiếu đặc biệt.

Tiểu kết

Căn cứ vào những đặc điểm về nhân chủng học và chỉ số phát triển chiều cao của ng−ời Việt Nam đồng thời xuất phát từ quan niệm về vẻ đẹp hình thể của châu Âu và châu á, chúng tôi đã đ−a ra những tiêu chí cơ bản và ph−ơng pháp tuyển chọn học sinh năng khiếu múa ở Việt Nam, đồng thời nêu rõ những đặc điểm cấu tạo sinh học và yêu cầu cụ thể cho từng hệ tuyển (dài hạn và ngắn hạn). Xuất phát từ kinh nghiệm của đội ngũ giáo viên và đặc điểm nghệ thuật múa Việt Nam chúng tôi đánh giá cao phần hình thể, năng khiếu múa khả năng cảm thụ âm nhạc sau đó mới đến cấu tạo thể chất. Bởi vì một chút hạn chế về cấu tạo thể chất nh− độ mềm, độ mở, sức bật có thể khắc phục, rèn luyện đ−ợc trong quá trình đào tạo, còn sự hạn chế về hình thể nh−

thiếu chiều cao, hoặc khuôn mặt không có đ−ờng nét hài hoà, không gợi cảm thì không thể sửa chữa, thay thế đ−ợc trong quá trình đào tạo. Nếu nh− thí sinh có hình thể đẹp, cấu tạo thể chất tốt mà không có năng khiếu múa thì chỉ có thể tuyển chọn cho loại hình nghệ thuật khác hoặc ngành nghề khác. Ng−ợc lại nếu nh− có năng khiếu múa mà hạn chế về hình thể cũng nh− cấu tạo thể chất thì chỉ có thể hoạt động nghệ thuật múa không chuyên nghiệp mà thôi. ở

đây chúng tôi xin l−u ý rằng phần tuyển chọn hình thể, thể chất có thể bằng ph−ơng pháp đo, ph−ơng pháp so sánh để đánh giá theo tiêu chí, nh−ng phần tuyển năng khiếu là phần phức tạp, nhạy cảm, nó phụ thuộc vào các yếu tố nội tại của thí sinh nh−: Sự ổn định của tâm lý, lòng tự tin, sự hồi hộp… Các yếu tố đó có ảnh h−ởng trực tiếp tới mức độ thể hiện năng khiếu của thí sinh, đặc biệt đối với những thí sinh ch−a hề đ−ợc tiếp xúc với môi tr−ờng nghệ thuật. Vì vậy đòi hỏi sự phát hiện bằng kinh nghiệm và trực giác nhạy cảm của GVTS.

Nh− vậy công thức chung cho một tài năng múa có thể xác định nh−

sau: Hình thể đẹp, cấu tạo thể chất tốt + năng khiếu múa ( bao gồm khả năng cảm thụ âm nhạc ) cùng ph−ơng pháp dạy và học khoa học, tiên tiến = tài năng múa.

* Một số nguyên tắc và quy −ớc chung trong vấn đề xác định tiêu chí và ph−ơng pháp tuyển chọn.

1. Các nhà S− phạm múa đã thống nhất nhận định rằng năng khiếu múa không chỉ đ−ợc bộc lộ trong quá trình tuyển chọn mà còn tiếp tục đ−ợc hình thành và phát triển khi tiếp xúc với môi tr−ờng học tập thuận lợi.

2. Xuất phát từ góc nhìn sinh học chúng ta nhận thấy ở các lứa tuổi khác nhau thì cấu tạo thể chất, khả năng cảm nhận, khả năng mô phỏng và thể hiện khác nhau. Nh− vậy không thể dùng tiêu chí và ph−ơng pháp tuyển chọn chung chung áp dụng cho cả hai hệ tuyển dài hạn và ngắn hạn mà cần có tiêu chí và ph−ơng pháp tuyển chọn riêng cho từng hệ tuyển.

Trong cùng một độ tuổi, cùng một hệ tuyển cần có sự thống nhất những nguyên tắc chung cho phù hợp với yêu cầu, đặc điểm của loại hình đào tạo. Điều đó có nghĩa là thí sinh ở hệ tuyển diễn viên múa dân tộc có điều kiện và năng khiếu tốt không có nghĩa là hội tụ đủ những yêu cầu của hệ tuyển diễn viên kịch múa.

3. Tiêu chí và ph−ơng pháp tuyển chọn học sinh năng khiếu múa phải xuất phát từ những vấn đề mang tính học thuật không thể tách rời mục tiêu đào tạo, quan niệm thẩm mỹ, kinh nghiệm truyền thống cũng nh− môi tr−ờng văn hoá xã hội. Năng khiếu múa của thí sinh nhiều hay ít còn phụ thuộc vào gien di truyền, hoàn cảnh xuất thân, môi tr−ờng học tập, môi tr−ờng văn hoá cộng động. Đó chính là những yếu tố tiềm ẩn đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm và ph−ơng pháp của ng−ời GVTS.

Sơ đồ tiêu chí xác định năng khiếu múa Hình thể - Chiều cao - Tỷ lệ - Khuôn mặt - Thể lực 3,0 điểm

Năng khiếu múa

Thể chất - Độ mềm - Độ mở - Sức bật Khả năng mô phỏng - Quan sát - T− duy - Tạo hình - Tổ hợp múa Cảm thụ ân phản xạ múa - Tiết tấu - Nhịp điệu - Giai điệu - Khả năng diễn xuất

2,0 điểm 2,5 điểm 2,5 điểm

Tổng điểm: 10

Kết luận

Để đào tạo đ−ợc nhiều tài năng trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật múa là kết quả của sự hội tụ và thống nhất nhiều vấn đề nh−: Chất l−ợng tuyển sinh, mục tiêu, nội dung, ch−ơng trình đào tạo, ph−ơng pháp đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học… Trong đó chất l−ợng tuyển sinh là một khâu quan trọng của quy trình đào tạo.

Cũng nh− các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nói chung và nghệ thuật nói riêng việc đặt ra những tiêu chí để tuyển chọn và đánh giá tài năng là một vấn đề cần thiết của sự phát triển. Tiêu chí là một yêu cầu cần thiết phải đạt đ−ợc trong quá trình kiểm định chất l−ợng. Thực tế đã chứng minh rằng nếu những tiêu chí đó đ−ợc soi sáng trên một cơ sở khoa học, có tính thực tiễn và ứng dụng cao thì sẽ mang lại những thành tựu không chỉ trong lĩnh vực đào tạo nhằm phát hiện năng khiếu và bồi d−ỡng tài năng mà còn đem lại những hiệu quả về kinh tế và xã hội. Ng−ợc lại nếu những tiêu chí trên không mang tính khoa học và khả thi thì sẽ có ảnh h−ởng không nhỏ đến sự phát triển của một ngành, một lĩnh vực. Nghệ thuật múa là nghệ thuật của cái đẹp. Nét đặc tr−ng của cái đẹp trong nghệ thuật là tính điển hình, nó hàm chứa những nét chủ yếu và đặc sắc cái đẹp khách quan ngoài cuộc sống. Cái đẹp trong nghệ thuật là một cấu tạo hợp lý những yếu tố liên quan của một thực thể vừa mang tính khái quát vừa mang tính cụ thể là hình t−ợng nghệ thuật. Cho nên một mặt nghệ thuật phải chú ý đến chiều rộng và chiều sâu có ý nghĩa triết luận về cuộc sống. Mặt khác khi biểu hiện ý nghĩa cái đẹp, nghệ thuật còn chú ý đến cả tính vật chất của nó nh−: âm thanh, màu sắc, ngôn từ, khuôn mặt, hình thể, sự vận động… Tất cả phải đ−ợc chau chuốt tới mức tinh tế và cơ cấu hóa theo một thể thức có tính thẩm mỹ cao để có thể đáp ứng đ−ợc nhu cầu cảm

giữa nội dung đẹp và hình thức đẹp. Đó là nội dung của lý t−ởng sống đ−ợc chiếu sáng một cách sâu sắc và lấp lánh, có thể xâm nhập đến tận cùng tâm hồn con ng−ời, góp phần định h−ớng hành động của con ng−ời. Còn hình thức đẹp là hình thái tổ hợp cấu trúc vật chất cái bản chất bên trong của nội dung bằng một ngoại hình có sức cuốn hút mỹ cảm. Để hoàn thành nhiệm vụ đó ng−ời diễn viên múa phải có hình thể đẹp và tài năng múa, cả hai yếu tố trên đều đ−ợc bắt đầu tr−ớc hết từ khâu tuyển chọn thể chất và năng khiếu múa. Tính chuyên nghiệp, hàn lâm của động tác múa không chỉ đ−ợc thể hiện bằng khả năng biểu cảm của cơ thể múa mà còn thể hiện thông qua kỹ thuật múa

Một phần của tài liệu Tiêu chí tuyển chọn học sinh năng khiếu múa (Trang 138 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)