Tiêu chí về năng khiếu âm nhạc

Một phần của tài liệu Tiêu chí tuyển chọn học sinh năng khiếu múa (Trang 126)

với học sinh múa

4.2.1.Tiêu chí về năng khiếu âm nhạc

Nh− nội dung đã đề cập trong phần 3.2.3 ở ch−ơng III, năng khiếu âm nhạc là tổng hợp của ba mặt năng khiếu về cao độ, tiết tấu và khả năng cảm thụ âm nhạc. Đối với thí sinh thi tuyển vào các hệ đào tạo diễn viên múa, năng khiếu tiết tấu đ−ợc xếp thứ nhất, năng khiếu về cao độ (còn gọi là thẩm âm) xếp thứ hai, cuối cùng là năng khiếu cảm thụ âm nhạc.

Việc xếp thứ tự nh− trên là xuất phát từ đặc điểm nghề nghiệp của diễn viên múa. Bởi vì đối với mỗi cơ sở đào tạo các chuyên ngành nghệ thuật có

liên quan đến âm nhạc, sự sắp xếp thứ tự các mặt năng khiếu nói trên có thể khác nhau, căn cứ vào tầm quan trọng của từng mặt năng khiếu đó đối với nghề nghiệp cụ thể của từng chuyên ngành. Chẳng hạn với nhạc công hệ đàn dây (string) trong dàn nhạc giao h−ởng thì yêu cầu về thẩm âm là quan trọng hàng đầu, đòi hỏi phải phân biệt và bắt ch−ớc cao độ ở mức chính xác tuyệt đối mới có thể bấm chính xác vị trí ngón trên cần đàn không phím nh− violin, viola, cello, contrebass. Với ng−ời làm nghề biên đạo, dàn dựng ca múa nhạc thì quan trọng nhất là năng khiếu cảm thụ âm nhạc, hiểu đ−ợc “tiếng nói” vô hình của âm nhạc mới có thể làm cho động tác, đội hình biểu diễn phù hợp hoà quyện với âm nhạc mà không gây ra cảnh “ông chẳng, bà chuộc”, “nhạc ng−ợc, múa xuôi”.

Các khoá học sinh tr−ớc khi vào tr−ờng múa, có tới khoảng 60% đến 70% quê ở nông thôn. Vào học hệ diễn viên múa Dân tộc thì lứa tuổi từ 15 đến 17. Học hệ diễn viên kịch múa thì lứa tuổi 12 đến 14. Với quê h−ơng và lứa tuổi nh− vậy, khả năng cảm thụ âm nhạc của các em chắc chắn là ch−a có nhiều điều kiện để rèn luyện và phát triển. Khá nhiều em trong quá trình học tập ở tr−ờng đã tiến bộ rõ rệt về khả năng nghe và hiểu âm nhạc, do đó năng khiếu về cảm thụ âm nhạc có b−ớc biến chuyển đáng kể so với lúc mới vào tr−ờng. Một đặc điểm nữa của học sinh múa là rất ít em có giọng hát tốt. Đồng thời đa số chỉ hát đ−ợc trong âm vực hẹp. Giọng các em nam th−ờng giới hạn từ âm Đô thăng quãng tám hai (c#2) xuống âm la quãng tám nhỏ (a). Giọng các em nữ còn thấp hơn một chút, từ âm Xi quãng tám một (b1) (chúng tôi

dùng ký hiệu âm Xi theo các phần mềm âm nhạc thông dụng trên thế giới đang áp dụng tại Việt Nam hiện nay, nghĩa là không ký hiệu âm Xi bằng chữ h nh−

nhiều sách dạy âm nhạc tr−ớc đây) xuống đến âm son quãng tám nhỏ (g). Cá

biệt có những em có năng khiếu về múa, nh−ng “không có giọng hát”, hát rất “phô”, cho dù có cố gắng đến mấy cũng không hát nổi một câu nhạc chính xác. Khả năng cuối cùng để những em này đủ điểm trúng tuyển về âm nhạc chỉ trông chờ vào năng khiếu tiết tấu. Và quả thực hầu hết các em có năng khiếu về múa thì về âm nhạc ít nhất cũng có trí nhớ t−ơng đối tốt về tiết tấu. Trong môn học chuyên ngành, đặc biệt là học múa Sân khấu truyền thống và múa Dân gian của các dân tộc Việt, Tày, Dao, Lô-lô, Cao-lan (Sán chay), Kơ-tu, Khơ-me… có khá nhiều động tác cơ bản đ−ợc múa trên nền tiết tấu của những nhạc cụ gõ nh− trống, mõ, chiêng, cồng… và hoàn toàn không có giai điệu. Các động tác múa cổ điển châu Âu đã trở thành bài bản kinh điển, song về phần nhạc đệm thì chỉ quy định mỗi động tác ấy dùng mấy nhịp nhạc của loại nhịp bốn-bốn hay ba-bốn, còn về giai điệu đoạn nhạc đệm thì có thể tuỳ chọn theo khả năng của ng−ời đánh đàn. Nh− vậy nghĩa là có quy chuẩn cố định về mặt tiết tấu. Học sinh cần “thẩm thấu” để “ngấm” đ−ợc tiết tấu ấy thì mới thực hiện đ−ợc động tác múa một cách chuẩn xác.

Với những lý do trên, qua nhiều năm giảng dạy và trực tiếp chấm thi tuyển năng khiếu âm nhạc cho học sinh múa, chúng tôi đánh giá năng khiếu tiết tấu là th−ớc đo chính. Phát hiện này không phải cơ sở đào tạo diễn viên múa nào cũng thấy đ−ợc, bởi đa số vẫn quan niệm theo kiểu đề cao giọng hát tức năng khiếu thẩm âm quan trọng hơn hoặc ít ra là xếp ngang bằng với năng khiếu tiết tấu.

Cũng xuất phát từ quan điểm tiết tấu là số một, các bài học môn Ký – x−ớng âm ở tr−ờng Cao đẳng Múa Việt Nam múa luôn gắn liền việc đọc gam, đọc bài giai điệu với việc học đọc và gõ các dạng tiết tấu, các nhịp trống dùng

cho học múa Dân gian, và cả cách gõ cơ bản các nhịp điệu nhạc nhẹ, nhạc nhảy đang thịnh hành.

Tóm lại, tiêu chí về năng khiếu âm nhạc đối với thí sinh học các hệ đào tạo diễn viên múa đ−ợc xác định qua ba mặt năng khiếu:

+ Thứ nhất là năng khiếu về tiết tấu

+ Thứ hai là năng khiếu về thẩm âm

+ Thứ ba là năng khiếu về cảm thụ âm nhạc

Một phần của tài liệu Tiêu chí tuyển chọn học sinh năng khiếu múa (Trang 126)