Xác định qua nhận thức trực quan

Một phần của tài liệu Tiêu chí tuyển chọn học sinh năng khiếu múa (Trang 132 - 134)

với học sinh múa

4.3.1.Xác định qua nhận thức trực quan

Nhà Giáo dục học Antônni Đờla garanriê (Antoine Dela Garandrie) chỉ ra rằng có 5 hoạt động trí óc cơ bản: Sự chú ý, ghi nhớ, tìm hiểu, suy nghĩ và t−ởng t−ợng sáng tạo. Mọi hoạt động trí óc từ đơn giản đến phức tạp đều là sự phối hợp các hoạt động đó nhằm mục đích thể hiện kết quả của nhận thức: Hiểu hay không hiểu.

Tâm lý học truyền thống đã phân biệt quá trình nhận thức cảm tính và lý tính. Hoạt động của trí óc để hiểu một vấn đề là thực hiện quá trình nhận thức của lý tính.

1. Hiểu có nghĩa là có thể giải thích đ−ợc, mô tả đ−ợc. 2. Hiểu có nghĩa là có thể áp dụng, thực hành.

Các nhà khoa học đã xác định đ−ợc các giác quan tham gia trong quá trình nhận thức nh− sau: Nghe chiếm 11%, nhìn 83%, còn lại sờ và ngửi 6%. Nh− vậy trong hoạt động hiểu có hai giác quan cơ bản tham gia quá trình nhận thức là nghe và nhìn chiếm 94%, trong đó nhìn chiếm 83%.

A. Tiêu chí:

Năng khiếu múa đ−ợc thể hiện trong hoạt động hiểu tr−ớc hết là sự quan sát nhanh nhạy, sự so sánh, phân tích tr−ớc một hình mẫu động tác cần thiết phải nhận thức, tiếp thu, sau đó là sự mô tả bằng ngôn ngữ đời th−ờng thể hiện nhận thức đó. Để đạt đ−ợc tiêu chí này thí sinh phải trả lời một cách mạch lạc, trôi chảy và đúng những gì đã quan sát đ−ợc, nhận thức đ−ợc về một hình mẫu động tác hoặc bài tập múa ở dạng đơn giản, ví dụ: Chân nào b−ớc tr−ớc, b−ớc thẳng hay b−ớc chéo, b−ớc ngang hay b−ớc lùi, mối quan hệ giữa tay với chân và dáng ng−ời. ở những thí sinh có năng khiếu âm nhạc tốt có thể trình bày đến từng nhịp nhạc.

B. Ph−ơng pháp xác định: GVTS tiến hành làm mẫu một tạo hình hoặc một

động tác đơn giản học sinh quan sát và trả lời.

Ví dụ 1: - Động tác chân: Hai chân b−ớc đều lên phía tr−ớc bằng chân trái và chân phải, tiếp theo một b−ớc lùi bằng chân trái, một b−ớc tại chỗ dậm chân phải. Sau đó cả bốn b−ớc đ−ợc thực hiện một lần nữa từ chân phải (4 b−ớc chân đ−ợc thực hiện trong 4 phách của tiết nhịp 2/4).

- Động tác tay: Hai tay vung ngang ngực sang trái, sang phải, chống vào s−ờn, dừng tại chỗ ( Thực hiện hai phách hai lần vung tay, một phách chống vào s−ờn và một phách dừng).

Ví dụ 2: - Động tác chân: Hai chân b−ớc đều lên phía tr−ớc bằng chân trái và chân phải, tiếp theo một b−ớc lùi bằng chân trái về phía sau và kết thúc chân trái ở vị trí Demi plié, chân phải ở phía tr−ớc móc cổ chân đặt gót chân trên mặt sàn, dừng lại. Sau đó toàn bộ cả 3 b−ớc thực hiện một lần nữa bắt đầu từ chân phải ( ba phách thực hiện 3 b−ớc + một phách dừng ).

- Động tác tay: Ba phách thực hiện 3 lần vung tay + một phách dừng. Tay vung đều sang trái, sang phải, sang trái và dừng lại. Sau đó đổi bên.

- Thể hiện nhận thức qua quan sát trực tiếp là tiêu chí đầu tiên để xác định năng khiếu múa. Trên thực tế, những thí sinh có khả năng quan sát nhanh, cảm nhận tốt có thể mô tả đúng và đầy đủ những gì nhận thức đ−ợc th−ờng đ−ợc đánh giá là thông minh. nh−ng đó mới chỉ là yếu tố đầu tiên. Bởi vì từ nhận thức trực quan đến thể hiện hoạt động hiểu bằng những chuyển động các bộ phận trên cơ thể là yêu cầu quan trọng đứng vị trí thứ hai của ph−ơng pháp xác định năng khiếu múa.

Một phần của tài liệu Tiêu chí tuyển chọn học sinh năng khiếu múa (Trang 132 - 134)