Con ng−ời là một thực thể sinh vật, xã hội và văn hóa. Nếu nh− điều kiện tự nhiên, môi tr−ờng sinh thái, trình độ kinh tế – xã hội có ảnh h−ởng tới sự phát triển một hình thể múa thì truyền thống văn hóa vùng, miền là yếu tố có thể tác động mạnh mẽ tới sự phát triển năng khiếu nghệ thuật nói chung và năng khiếu múa nói riêng.
Việt Nam là một quốc gia thống nhất với 54 tộc ng−ời, bên cạnh những nét chung về văn hóa do điều kiện tự nhiên, môi tr−ờng sinh thái, đặc điểm lịch sử, xã hội… mỗi tộc ng−ời trên đất n−ớc ta lại có những nét văn hóa riêng độc đáo tạo nên sự phong phú đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Điều kiện tự nhiên, lịch sử và xã hội của mỗi vùng, miền không giống nhau, những nét khác nhau của các vùng đất từ những điều kiện nói trên sẽ tạo ra những nét khác biệt về văn hóa mỗi vùng, miền. Từ trong lịch sử cũng nh− trong tâm thức dân gian đã có ý thức phân biệt sự khác nhau về văn hóa giữa các vùng miền: ăn Bắc, mặc Kinh; Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài; Xòe Thái Tây Bắc, Quan họ Bắc Ninh, Chèo Thái Bình, Ca Huế, Tuồng Bình Định, Tuồng Thanh Hóa… Căn cứ vào những đặc điểm về Địa – Văn hóa giáo s− Trần Quốc V−ợng đã phân chia thành 6 vùng văn hóa trên đất n−ớc ta: Vùng văn hóa Tây Bắc, vùng văn hóa Việt Bắc, vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, vùng văn hóa Trung Bộ, vùng văn hóa Tr−ờng Sơn Tây Nguyên và vùng văn hóa Nam Bộ.
Vùng văn hóa Tây Bắc bao gồm 6 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hoà Bình với khoảng hai chục tộc ng−ời sinh sống nh−: Tày, Thái, Mông, Dao, M−ờng, Khơ Mú…
Vùng Tây Bắc với núi, rừng, sông, suối, hoa ban, ở đó tộc ng−ời Thái đ−ợc xem là tộc ng−ời chính. Nói tới văn hóa nghệ thuật vùng Tây Bắc không thể không nói tới các truyện thơ cổ của ng−ời Thái, ng−ời Mông, những làn điệu dân ca, những bản nhạc đậm đà sắc thái văn hóa tộc ng−ời đ−ợc thể hiện qua giọng hát, qua âm thanh của những nhạc cụ khèn, sáo, pí pặp, tính tẩu… Đặc biệt là những điệu xòe thái do các cô gái Thái xinh đẹp múa trong tiếng nhạc dịu dàng, ng−ời Mông có điệu múa khèn với những b−ớc l−ợn, vòng quay, b−ớc nhẩy điêu luyện, ng−ời Khơ Mú, Xinh Mun lại có những điệu múa uyển chuyển phần eo và mông…
Vùng Việt Bắc với núi, rừng, thung lũng là địa bàn của 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, c− dân chủ yếu là Tày, Nùng, ngoài ra còn một số ít nh− Lô Lô, Cao Lan, Mông, Dao… Mỗi tộc ng−ời có những phong tục tập quán, lễ nghi và những truyền thống văn hóa riêng độc đáo, đặc biệt là nghệ thuật múa, hát, nhạc và những sinh hoạt lễ hội nh− hội Lồng Tồng, Sluông (ng−ời Tày), Đạp ca, Cấp sắc (ng−ời Dao) ông Chàng bà Chàng, Gầu Plềnh (ng−ời Mông), Mẹ trời mẹ đất (ng−ời Lô Lô) hát l−ợn, Sli của ng−ời Tày, Nùng…
Nói đến sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các c− dân vùng Việt Bắc không thể không nói đến sinh hoạt văn hóa chợ ở đây, đó là nơi trao đổi hàng hóa, giao duyên, tỏ tình và thể hiện những khả năng sáng tạo nghệ thuật thông qua các điệu múa, điệu khèn, kèn lá, hát đối, hát giao duyên… Đó là một nét sinh hoạt văn hóa đặc thù của vùng Việt Bắc.
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ nằm giữa l−u vực những dòng sông Hồng, sông Mã. giáo s− Ngô Đức Thịnh đã nhận xét: “Trong các sắc thái phong phú và đa dạng của văn hóa Việt Nam, đồng bằng Bắc Bộ sáng lên nh−
Về mặt địa hình, châu thổ Bắc Bộ là địa hình núi xen kẽ đồng bằng, thấp và bằng phẳng với mạng l−ới sông ngòi dày và có biển, rừng bao bọc. Khí hậu vùng Bắc Bộ với bốn mùa rõ rệt, những đặc điểm về khí hậu nhiệt đới, gió mùa và yếu tố n−ớc đã tạo nên sắc thái riêng biệt trong phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa cộng đồng của những c− dân lúa n−ớc nơi đây, sự gắn bó giữa con ng−ời với con ng−ời trong cộng đồng làng quê không chỉ là quan hệ sở hữu những giá trị văn hóa vật thể nh− đất làng, đình làng, chùa làng… mà hơn thế nữa nó hình thành, nuôi d−ỡng và phát triển các giá trị văn hóa phi vật thể trong các quan hệ về tâm linh, đạo đức, xã hội và sáng tạo nghệ thuật.
Văn hóa làng là nét văn hóa nổi trội của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hội làng không chỉ là dịp t−ởng niệm, tôn vinh, thể hiện lòng biết ơn của dân làng đối với những nhân vật là nhân thần hay nhiên thần đã có công với dân với n−ớc, đồng thời cũng là dịp vui chơi, giải trí và trao truyền những giá trị văn hóa truyền thống, là nơi nuôi d−ỡng và là dịp phát huy tài năng sáng tạo nghệ thuật. Các lễ hội đền Hùng, đền Gióng, đền Hoa L−, đền Kiếp Bạc, hội chùa Dâu, chùa Keo, chùa H−ơng, chùa Thầy… là những nơi khởi nguồn của các làn điệu dân ca, dân vũ nh− Múa chạy đàn, múa s− tử, múa rắn, múa mõ, múa trống, múa cờ, múa quạt, múa nón, múa đèn, múa đu tiên, múa dâng r−ợu, múa chèo đò, múa mừng đ−ợc mùa…
Vùng văn hóa Trung Bộ là vùng đất thuộc các tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế - Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Đây là nơi tụ c− của nhiều tộc ng−ời nh−: Việt, Chăm, Thái, Tày, Mông, M−ờng, Khơ Mú, HRê, Vân Kiều, Chu Ru… Vùng Trung Bộ hẹp theo chiều ngang Đông - Tây một mặt quay ra biển Đông, l−ng dựa vào dãy Tr−ờng Sơn, địa hình với nhiều đèo, cồn cát và bờ biển, khí hậu nóng, khô, m−a nhiều.
Vùng Trung Bộ với văn hóa Chăm Pa một thời rạng rỡ, ở nơi đây trong quá trình mở đất ng−ời Việt đã tạo nên sự giao l−u tiếp biến giữa hai nền văn hóa Việt – Chăm. Bên cạnh đó vùng Trung Bộ còn nổi tiếng với nền văn hóa vật thể và phi vật thể xứ Huế cùng với những điệu hò, điệu lý, hát trò, hát sắc bùa, múa và âm nhạc cung đình Huế. Lễ hội dân gian Huế tiếp thu tín ng−ỡng tục thờ cá voi của ng−ời Chăm, dân ca, âm nhạc Huế tiếp thu ảnh h−ởng của dân ca, âm nhạc Chăm rõ nét.
Vùng Trung Bộ nổi tiếng với những điệu múa trong trò Xuân Phả, trong trò Tú Huần, trò ải Lao, múa đèn, múa cung đình Huế, múa Bả Trạo, múa Sắc bùa, múa chén, và những điệu múa Tam Ta Ba Ta Ri (múa công), múa quạt Bidền, múa Chà prông (Chàm rông), múa đội n−ớc (Đoa pụ)… của ng−ời Chăm.
Vùng văn hóa Tr−ờng Sơn – Tây Nguyên bao gồm các tỉnh từ phía Tây Quảng Bình đến tận Phú Yên và năm tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai, Kon Tum, Đăklak, Đắc Nông, Lâm Đồng. Đây là nơi quần c− của hơn hai chục tộc ng−ời với hai nhóm ngôn ngữ chủ yếu nhóm Môn – Khơ Me và nhóm Mã Lai - Đa Đảo: ÊĐê, BaNa, Gia Rai, Xê Đăng, Raklay, M’nông…
Mùa Lễ hội ở Tây Nguyên kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3 d−ơng lịch, đặc biệt là tháng 3 ở Tây Nguyên hầu nh− trong không gian không mấy lúc vắng tiếng chiêng, cồng. Hầu hết các dân tộc Việt Nam đều tin vào sự vĩnh hằng của tổ tiên và trong tâm thức các tộc ng−ời Tây Nguyên tổ tiên luôn là những thành viên “hiện hữu” của cộng đồng, trong mọi hoạt động văn hóa luôn có sự tham gia của linh hồn ng−ời đã mất. Ng−ời Tây Nguyên ứng xử với các đấng siêu nhiên hoặc các vị thần thiên nhiên một cách bình đẳng trong các nghi lễ, đó là một nét độc đáo trong tín ng−ỡng của ng−ời Tây Nguyên. ở Tây Nguyên con ng−ời và thiên nhiên, hiện thực và huyền thoại đan xen, hòa
quyện trong cuộc sống và trong nghệ thuật, bên cạnh những nét độc đáo của các lễ hội: Lễ cầu an, Lễ tạ ơn thần sấm, Lễ tạ ơn Mẹ Lúa, Lễ thổi tai, Lễ bỏ mả, Lễ mừng lúa mới… Văn hóa Nghệ thuật Tây Nguyên còn đựoc biết đến thông qua nghệ thuật cồng, chiêng, là ngôn ngữ để con ng−ời giao tiếp với thiên nhiên, với các thần linh, nghệ thuật điêu khắc t−ợng nhà mồ, sử thi cùng những điệu múa sôi nổi, khỏe mạnh và đầy chất lãng mạn của một vùng cao nguyên đầy nắng, gió nh− điệu múa trống Bok S’gơr, múa khiên, múa với cồng, chiêng hay nhảy xoang A Ráp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng…
Nam Bộ là vùng đất nằm ở phía nam giữa l−u vực của hai dòng sông Đồng Nai và Cửu Long bao gồm các tỉnh Đồng Nai, Bình D−ơng, Bình Ph−ớc, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc miền đông Nam Bộ, các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, thuộc miền tây Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh. Khí hậu Nam Bộ có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa m−a. Nam Bộ với đồng bằng phì nhiêu và hệ thống kênh, rạch chằng chịt, nơi đây tụ c− các tộc ng−ời Việt, Khơ Me, Chăm, Hoa, Mạ, Xtiêng, Chơro, M’Nông, trong đó tộc ng−ời chủ thể có vai trò quyết định của vùng đất là ng−ời Việt.
Văn hóa Nam Bộ là văn hóa của vùng đất mới, là sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống trong tiềm thức với những điều kiện tự nhiên, địa lý, lịch sử của vùng đất mới. Hơn ở đâu trên đất n−ớc ta, vùng đất Nam Bộ thể hiện rõ sự giao l−u văn hóa cội nguồn với văn hóa của các tộc ng−ời khác đến tụ c− và bản địa hóa nhanh chóng văn hóa ngoại lai. Trong quá trình mở mang vùng đất mới, đứng tr−ớc một thiên nhiên ghê sợ và huyền bí đã tạo cho con ng−ời Nam Bộ tính bộc trực, dũng cảm, mạnh mẽ, năng động và sáng tạo.
Văn hóa nghệ thuật Nam Bộ nổi tiếng với các điệu hò, điệu lý, hát sắc bùa, hát bội (hát tuồng) và cải l−ơng. Kịch hát dân tộc Dì Kê, Dù Kê, Rô Băm
là một trong những di sản quý trong nghệ thuật biểu diễn của ng−ời Khơ Me Nam Bộ. Nam Bộ còn nổi tiếng với những điệu múa Mâm vàng, Bà bóng của ng−ời Việt, múa s− tử, múa quạt, múa khăn của ng−ời Hoa, múa XaRiKakeo, XaRaVan, múa gáo dừa, múa hoàng hậu đi chơi, múa Têp thi da… của ng−ời Khơ Me Nam Bộ.
Có thể nói rằng vị trí địa chính trị, địa văn hóa của Nam Bộ đã làm cho nó trở thành nơi giao l−u và tiếp biến văn hóa cả bề mặt lẫn bề sâu, cả về l−ợng và chất tạo nên những sắc thái riêng biệt cho vùng văn hóa Nam Bộ trong sự so sánh với các vùng văn hóa khác trên đất n−ớc ta.
Những sắc thái văn hóa riêng biệt, độc đáo của các vùng, miền trên đất n−ớc ta đã góp phần tạo nên diện mạo nền văn hóa Việt Nam phong phú và đa dạng. Truyền thống văn hóa mỗi vùng, miền chính là những chiếc nôi nuôi d−ỡng và phát triển những nhân tố văn hóa mới tiên tiến, hiện đại trong đó có văn hóa nghệ thuật, chính trong cái nôi của sự nuôi d−ỡng đó đã −ơm những mầm xanh năng khiếu nghệ thuật múa.