0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Hình thức và thể lực

Một phần của tài liệu TIÊU CHÍ TUYỂN CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU MÚA (Trang 103 -113 )

Nam Miền xuôi 45

4.1.1. Hình thức và thể lực

Hình thể : Hình thể là tiêu chí đầu tiên trong tuyển chọn học sinh năng khiếu múa. Yêu cầu này đ−ợc ghi rõ trong thông báo tuyển sinh của Tr−ờng Cao đẳng Múa Việt Nam trong phần điều kiện tuyển chọn: Thí sinh có hình thể đẹp, khuôn mặt thanh tú, có điều kiện cơ thể tốt về độ mềm, độ mở, sức bật, sức khoẻ và năng khiếu múa.

Hình thể đẹp tr−ớc hết là một hình thể cân đối về tỷ lệ và chỉ số. Chúng ta đã biết các nhà điêu khắc vĩ đại ở Hy Lạp thời cổ đại là những ng−ời đầu tiên đã l−u ý rằng vẻ đẹp thân thể của con ng−ời gắn liền với ý niệm về sự cân

đối. T−ợng ng−ời ném đĩa của Mi Ron đã làm chúng ta kinh ngạc bởi sự hài hoà đến kỳ lạ. Thời đó ng−ời ta đặt ra một số quy tắc cơ bản về sự cân đối của cơ thể con ng−ời, một trong những quy tắc đó là “Hình vuông cổ đại”. Đ−ợc sử dụng bằng ph−ơng pháp đo rất đơn giản: Lấy chiều cao của thân thể bằng chiều dài của hai cánh tay dang ngang.

Trong giải phẫu tạo hình việc xác định tỷ lệ cơ thể ng−ời dựa trên cơ sở khoa học của sự so sánh giữa các bộ phận bằng ph−ơng pháp đo. Ng−ời ta dùng đầu làm đơn vị so sánh với toàn bộ cơ thể, đơn vị đầu đ−ợc đo từ đỉnh đầu đến cằm ở mặt tr−ớc và từ đỉnh đầu đến ngang gáy ở mặt sau.

Tỷ lệ ng−ời tr−ởng thành ở thời Hy Lạp có chiều cao là 8 đầu đ−ợc coi nh− một biểu thị về vẻ đẹp lý t−ởng và tỷ lệ này đ−ợc áp dụng cho nghệ thuật tạo hình. ở Việt Nam tỷ lệ chung đạt khoảng trên d−ới 7 đầu r−ỡi ở ng−ời tr−ởng thành tuổi từ 18 đến 25. Thí sinh hệ tuyển 3 năm có độ tuổi từ 18 đến 20 có thể áp dụng tỷ lệ này cho cả nam lẫn nữ. Chiều cao của độ tuổi thanh thiếu niên đ−ợc tính theo tỷ lệ 7 đầu, tỷ lệ này áp dụng cho độ tuổi từ 12 đến 16 trong hệ tuyển 6 năm và 4 năm.

Căn cứ vào khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về chỉ số khối cơ thể con ng−ời (BMI) nh− sau:

Bảng 9: Bảng cân nặng (W) t−ơng ứng với chiều cao (H) theo chỉ số khối cơ thể

Cân nặng (kg) t−ơng ứng với các mức BMI Chiều cao (cm) BMI = 18,5 (Bình th−ờng) BMI = 25 (Thừa cân) BMI = 30 (Béo phì) 150 42 56 68 154 44 59 71 158 46 62 75 162 49 66 79 165 50 67 81 Nếu BMI:

- D−ới 18,5: Thiếu cân, thiếu năng l−ợng. - Từ 18,5 đến 25: Bình th−ờng.

- Từ 25 đến 30: Thừa cân.

- Trên 30: Béo phì.Căn cứ vào những đặc điểm về nhân chủng học, nhân trắc học và chỉ số phát triển chiều cao của ng−ời Việt Nam chúng tôi đ−a ra tiêu chí tuyển chọn về hình thể cho học sinh múa nh− sau:

Thí sinh nữ tuổi từ 12 đến 14 cao 1m50 đến 1m54, nặng từ 40 – 42 kg.

Tuổi từ 14 đến 16 cao 1m54 đến 1m58, nặng từ 42 – 44 kg.

Tuổi từ 16 đến 18 cao 1m58 đến 1m60, nặng từ 42 – 44 kg.

Tuổi từ 18 đến 20 cao 1m60 đến 1m62, nặng từ 44 – 46 kg.

Nếu chiều cao đạt từ 1m62 đến 1m65 thì cân nặng từ 46 – 48 kg.

Thí sinh nam trong các độ tuổi trên phải cao hơn nữ 5 cm trở lên, nặng hơn từ 4 đến 6 kg.

Để thực hiện đ−ợc tiêu chí trên có thể áp dụng 1 trong 2 ph−ơng pháp sau: Ph−ơng pháp đo và ph−ơng pháp so sánh.

1. Ph−ơng pháp đo:

A. Thân (kể cả đầu): Chiều dài của thân đo từ đỉnh đầu đến bộ phận sinh dục là 4 đầu. * Mặt tr−ớc: - Từ đỉnh đầu đến cằm. - Từ cằm đến núm vú. - Từ núm vú đến khoảng rốn. - Từ khoảng rốn đến bộ phận sinh dục. * Mặt sau:

- Từ đỉnh đầu đến ngang gáy.

- Từ ngang gáy sau đến góc x−ơng vai. - Từ góc x−ơng vai đến cạnh trên hông. - Từ cạnh trên hông đến ngấn mông.

B. Chân: Từ mặt đất đến ngấn bẹn là 4 đầu trong đó:

* Mặt tr−ớc:

- Từ mặt đất đến khớp đầu gối (chỏm x−ơng bánh chè) là 2 đầu.

- Từ khớp đầu gối đến ngấn bẹn (trên mấu chuyển lớn của x−ơng đùi 1 đốt ngón tay) là 2 đầu.

* Mặt sau:

- Đo từ mặt đất đến ngấn mông là 3 đầu r−ỡi. C. Tay:

- Từ mỏm cùng x−ơng vai đến hết đầu ngón tay giữa khoảng hơn 3 đầu nh−ng ch−a đ−ợc 3 đầu r−ỡi.

- Từ mỏm khuỷu đến đầu ngón tay giữa là 2 đầu.

D. Vai: Chiều ngang vai đo từ mỏm cùng bên vai trái qua vai phải gần đ−ợc 2 đầu.

E. Hông: Chiều ngang hông đo từ đầu mấu chuyển lớn bên trái qua phải bằng 1 đầu r−ỡi.

Đặc điểm khác nhau giữa nam và nữ rõ rệt nhất là phần vai và hông. Vai nữ hẹp, hông rộng, ng−ợc lại vai nam rộng hơn hông. Điều này thí sinh ở độ tuổi thanh thiếu niên ch−a thể hiện rõ nh−ng ở độ tuổi tr−ởng thành khi đứng thẳng toàn bộ thân nam có thể quy vào hình thang trên rộng, d−ới hẹp còn phần thân nữ có thể quy vào hình chữ nhật.

Tr−ờng hợp hai thí sinh có chiều cao bằng nhau nh−ng thân dài, ngắn khác nhau thì có những đặc điểm nh− sau:

Thí sinh thân dài thì chân ngắn, khi tay buông xuôi khuỷu tay gần ngang thắt l−ng. Kết cấu hình thể này sẽ hạn chế độ dài, độ bay bổng trong các động tác, không thanh thoát trong tạo hình.

Thí sinh thân ngắn thì chân dài, khi tay buông xuôi khuỷu tay xuống thấp hơn thắt l−ng. Thí sinh có tỷ lệ thân khi tay buông xuôi khuỷu tay ngang với thắt l−ng. Kết cấu hình thể này đảm bảo độ dài, độ bay bổng trong các động tác và sự thanh thoát trong tạo hình tạo nên cảm xúc thẩm mỹ rõ rệt.

Khi ngồi sự so sánh giữa thân và chân rõ nét hơn. Nếu thực hiện động tác ngồi xổm hay ngồi hẳn d−ới đất thí sinh chân ngắn đầu gối không tới nách, thí sinh chân dài đầu gối ngang vai.

2. Ph−ơng pháp so sánh:

Ph−ơng pháp so sánh chủ yếu dựa vào khả năng quan sát, đánh giá theo kinh nghiệm của mỗi thành viên trong ban chấm thi, sau khi đã nắm vững tiêu chí tuyển chọn cũng nh− ph−ơng pháp đo. Ph−ơng pháp này đ−ợc thực hiện bằng cách so sánh giữa nhóm thí sinh nọ với nhóm thí sinh kia và giữa thí sinh nọ với thí sinh kia trong cùng một tốp thí sinh dự tuyển (khoảng từ 5- 6 em) có độ tuổi bằng nhau hoặc xấp xỉ nhau một tuổi. Các thí sinh xếp hàng ngang mặt h−ớng về phía ban chấm thi, khoảng cách từ thí sinh nọ đến thí sinh kia là một sải tay ngang, t− thế đứng thẳng, chân xếp hình chữ V, sau đó các thí sinh chụm hai bàn chân song song sát cạnh bên trong vào nhau. Từ thế chân này chúng ta có thể đánh giá đ−ợc thí sinh nào có gióng chân thẳng, gióng chân cong hoặc O hoặc X. Tiếp theo các thí sinh thực hiện thao tác quay 1/4 vòng theo thứ tự từ bên phải, thực hiện 4 lần từ h−ớng 1 đến các h−ớng 3, 5, 7 và trở về 1. Qua quan sát, so sánh, đánh giá, ng−ời chấm thi có thể nhận biết ngay thí sinh nào có hình thể cân đối, có chiều cao đạt chuẩn, có tỷ lệ cân đối giữa thân và chân.

So sánh hiện nay đang là ph−ơng pháp tốt nhất đang đ−ợc áp dụng trong công tác tuyển sinh tại Tr−ờng Cao đẳng Múa Việt Nam. Ưu điểm của ph−ơng pháp này là nhanh, không tốn thời gian. Thông qua quan sát ban tuyển sinh nắm bắt đ−ợc chất l−ợng nguồn tuyển, hơn nữa tạo nên tâm lý tự tin cho các thí sinh về tính dân chủ, công khai của quy trình tuyển chọn. Để đảm bảo sự đồng đều t−ơng đối về chiều cao cho khoá học chúng tôi cho rằng nên kết hợp ph−ơng pháp so sánh và ph−ơng pháp đo.

Khuôn mặt : Khuôn mặt thanh tú, đ−ờng nét hài hoà là tiêu chí tuyển chọn học sinh múa. Tiêu chí này không chỉ áp dụng với diễn viên các loại hình nghệ thuật mà còn đ−ợc áp dụng cả với những ng−ời mẫu thời trang, ng−ời mẫu ảnh, h−ớng dẫn viên du lịch, ng−ời dẫn ch−ơng trình truyền hình, tiếp viên hàng không, thậm chí cả với nhân viên quảng cáo tiếp thị. Vẻ đẹp th−ờng dễ cảm nhận nh−ng khó đánh giá. Vẻ đẹp con ng−ời là một trong những điều bí ẩn nhất trên trái đất. Nhiều thế kỷ nay đã biết bao nhà hoạ sỹ, điêu khắc, giải phẫu học đã dày công nghiên cứu về vẻ đẹp của con ng−ời và đã đi đến thống nhất tiêu chí nh− sau: Một khuôn mặt đẹp tr−ớc hết phải đạt cân đối các tỷ lệ khi nhìn chính diện:

Trên khuôn mặt từ chân tóc đến cằm ng−ời ta chia làm 3 phần bằng nhau - Từ chân tóc đến lông mày.

- Từ lông mày đến chân mũi

- Từ chân mũi đến cằm.

Ng−ời ta còn đ−a ra những tỷ lệ chi tiết của từng bộ phận trên khuôn mặt nh−

sau:

- Bề ngang của một con mắt dài bằng khoảng cách giữa hai con mắt, chiều cao của mắt bằng khoảng cách giữa mắt và lông mày.

- Bề ngang của mũi (từ cánh mũi này đến cánh mũi kia) rộng hơn bề ngang của mắt một ít.

- Bề rộng của miệng (từ mép này sang mép kia) rộng hơn bề ngang của mũi một ít.

- Bề ngang của mặt (không kể 2 tai) bằng từ chân tóc đến chân mũi.

- Vị trí của tai nằm gọn giữa hai đ−ờng ngang: một đ−ờng qua lông mày, một đ−ờng qua chân mũi.

Đó chính là một khuôn mặt có kết cấu cân đối và hoàn mỹ. Đuyrơ chuyên gia bậc thầy của mọi thời đại về tranh chân dung đã từng thốt lên rằng: ”Tôi hoàn toàn không thể hiểu đ−ợc vẻ đẹp hoàn mỹ kia do đâu mà có”.

Theo kết quả điều tra năm 2005 của tạp chí Niu guamân (New worman), trong cuộc phỏng vấn 5.000 phụ nữ ở châu Âu cho thấy nét đẹp cổ điển vẫn đang có sức quyến rũ và ảnh h−ởng tới các ngôi sao hiện đại, 97 % các ý kiến trả lời phỏng vấn cho rằng “nét quyến rũ toàn vẹn nhất, hấp dấn nhất vẫn là vẻ đẹp kinh điển”.

Thêm một ví dụ không kém phần lý thú nh− sau, trong những năm gần đây máy tính điện tử đã giúp các nhà khoa học Mỹ hoàn thành một phát kiến quan trọng. Họ đã thu thập hàng nghìn bức ảnh của các ng−ời đẹp nam và nữ ở châu Âu và châu á. Những bức ảnh đó đ−ợc đ−a vào máy tính điện tử xử lý, tổng hợp rồi đ−a ra một bức ảnh là sự kết hợp những nét chung nhất của các cá thể, hai nhà khoa học đã thu đ−ợc bức ảnh đẹp hơn nhiều lần so với bức ảnh gốc, nét đặc biệt trong bức ảnh tổng hợp nam nữ châu á và châu Âu đều có một nét chung: Sự hài hoà và cân đối. Nh− vậy khuôn mặt đẹp lý t−ởng tr−ớc hết là sự hài hoà cân đối của các đ−ờng nét. Y học hiện đại cũng đ−a ra nhận định rằng những ng−ời có khuôn mặt và cơ thể cân đối th−ờng có sức khoẻ tốt,

tinh thần minh mẫn và hệ thống miễn dịch tốt. Các nhà tâm lý học và sinh lý học còn rút ra một kết luận khác từ nghiên cứu của hai nhà khoa học Mỹ, họ cho rằng mỗi con ng−ời đều có một nét đẹp riêng và cái duyên thầm. Cái duyên ở đây chính là cái hồn của khuôn mặt đ−ợc thể hiện qua ánh mắt, miệng c−ời. D−ới con mắt của các nhà giải phẫu học thì đó là biểu hiện nhạy cảm của các nhóm cơ mặt, cùng các đ−ờng dây thần kinh khi gặp phản xạ có điều kiện. Ví dụ: Vùng cơ mắt có tác dụng làm chau mày, thể hiện tình cảm tức giận, trạng thái suy nghĩ, cơ vòng mi giúp khép mở mi mắt thể hiện tình cảm của ánh mắt, của tâm hồn, khi các cơ mũi hoạt động làm co nhăn mũi biểu hiện sự tức giận, hung dữ hoặc hồi hộp xúc động, cơ vòng môi biểu hiện các trạng thái tình cảm vui t−ơi, buồn bã, đau khổ…

Đối với những ng−ời làm công tác tuyển sinh cho nghệ thuật biểu diễn nói chung và nghệ thuật Múa nói riêng thì cái duyên của miệng c−ời, cái hồn trên khuôn mặt và trong ánh mắt là những yếu tố quan trọng không thể thiếu đ−ợc góp phần tạo nên cái duyên sân khấu và thể hiện thế giới nội tâm của ng−ời diễn viên.

Ph−ơng pháp tuyển chọn là ph−ơng pháp trực quan, phân tích so sánh và đánh giá. Ph−ơng pháp này đòi hỏi ng−ời giáo viên tuyển sinh (GVTS) phải có sự cảm nhận tinh tế cùng kiến thức và quan niệm chung về vẻ đep con ng−ời.

Thể lực :

Nếu nh− hình thể là tiêu chí đầu tiên của tuyển chọn học sinh năng khiếu Múa thì tiêu chí thứ hai là thể lực.

Quá trình đào tạo học sinh múa trong nhà tr−ờng là quá trình thực hiện hoạt động t−ơng tác giữa thể chất và tâm lý, giữa trí tuệ và thể lực. Nh− chúng

ta đã biết kết quả học tập và rèn luyện của học sinh phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố khách quan và chủ quan nh−: Trình độ, kiến thức, ph−ơng pháp giảng dạy, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, chế độ dinh d−ỡng, tình cảm gia đình, động cơ và ph−ơng pháp học tập… Tất cả những yếu tố trên sẽ không thực hiện đ−ợc nếu thiếu thể lực.

Một nhóm nghiên cứu quốc tế về thể lực con ng−ời đã phát hiện một sự khác biệt lớn về gene giữa những ng−ời bình th−ờng và những ng−ời khoẻ mạnh, từ đó họ công bố một ph−ơng pháp so sánh AND mới, các tác giả đã cho biết ở một số ng−ời bị thiếu những chuỗi AND trong khi đó ở những ng−ời khác lại thừa. Nhóm nghiên cứu đã gọi những chuỗi gene gây nên sự khác biệt đó là “Hiện t−ợng đa hình thái lặp số” những chuỗi gene này là nguyên nhân gây nên một số bệnh làm giảm khả năng thích nghi và sức đề kháng của con ng−ời.

Chúng ta đã biết, nhiều khả năng ở con ng−ời đã đ−ợc xác định từ sự di truyền. Viện Thể dục Thể thao Nga có tên viết tắt IFIS là một cơ quan nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực sinh hóa, sinh lý, với chức năng chọn lọc và đào tạo các vận động viên đỉnh cao. Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích n−ớc bọt có các tế bào mang dịch chứa AND, họ đã phát hiện ra rằng trong con ng−ời có hai kiểu gien cơ bản là II và DD. Kiểu gien này xác định khả năng của tim trong các hoạt động sống. Kiểu gien thứ nhất có đặc tr−ng về khả năng bề bỉ, dẻo dai thích hợp cho các môn chạy cự ly ngắn, đua xe đạp, múa Ba-lê… Kiểu gien thứ hai thích hợp cho các môn thể thao sức mạnh và tốc độ nh− điền kinh, quyền anh, vật… Điều thú vị là nếu nh− ng−ời vận động viên có kiểu gien thứ hai mà lại luyện tập môn thể thao dành cho vận động viên có kiểu gien thứ nhất thì ng−ời vận động viên đó sẽ có nguy cơ bị nhồi

máu cơ tim do quả tim không chịu đ−ợc các hoạt động đòi hỏi sự bền bỉ và dẻo dai.

Ph−ơng pháp kiểm tra gien hiện nay đang đ−ợc sử dụng trong công tác tuyển chọn và đào tạo các vận động viên đỉnh cao ở n−ớc Nga.

Nói về vai trò, ý nghĩa của thể lực cùng những đặc điểm ở các lứa tuổi và theo giới tính chúng tôi đã trình bày trong ch−ơng I. Tiêu chí đánh giá và ph−ơng pháp kiểm tra thể lực con ng−ời hiện nay chúng ta đang thực hiện, thứ nhất, dựa vào ph−ơng pháp gien, thứ hai, dựa vào các chỉ số chiều cao, cân nặng, ánh mắt, sắc thái da và sự linh hoạt trong hoạt động sống.

Đối với học sinh Múa Việt Nam, ph−ơng pháp kiểm tra và đánh giá thể lực bao gồm các chỉ số :

- Biểu hiện bên ngoài: Chiều cao, cân nặng, ánh mắt, sắc thái da.

Một phần của tài liệu TIÊU CHÍ TUYỂN CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU MÚA (Trang 103 -113 )

×