với học sinh múa
4.2.2. Ph−ơng pháp xác định năng khiếu âm nhạc
- Để có một tổng điểm năng khiếu âm nhạc, các thí sinh sẽ phải lần l−ợt thi đủ ba mặt năng khiếu đã nêu trên. Giám khảo phải chấm bám sát theo thang điểm
đ−ợc chia cụ thể cho từng mặt. Ví dụ áp dụng thang điểm sau: + Điểm tối đa cho bài thi tiết tấu là Bốn.
+ Điểm tối đa cho bài thi thẩm âm là Ba.
+ Điểm tối đa cho bài thi cảm thụ âm nhạc là Ba.
Tổng cộng điểm tối đa là M−ời chẵn. Điểm chấm lẻ là 0,5.
- Khi đã có thang điểm cụ thể, trong ba mặt năng khiếu, có thể cho thí sinh thi bất kỳ mặt năng khiếu nào tr−ớc cũng đ−ợc.
Cách xác định đánh giá từng mặt năng khiếu nh− sau:
4.2.2.1. Năng khiếu về tiết tấu
+ Xác định bằng cách một trong các giám khảo hoặc nhạc công gõ mẫu vào bàn hoặc vỗ tay theo các âm hình tiết tấu đã viết sẵn trong đề bài. Đó là những nốt nhạc ghi theo ký hiệu Gõ, không xác định độ cao, nh−ng xác định
chính xác độ dài. Thí sinh sau khi nghe từ một đến ba lần, phải vỗ tay (hoặc gõ vào bàn tuỳ theo quy định của cuộc thi) bắt ch−ớc lại âm hình tiết tấu đó. + Các âm hình sẽ tăng dần số nốt và cũng tăng dần về độ khó: dùng âm hình cờ giật (móc kép, móc tam sau móc đơn một chấm dôi, hai chấm dôi); dùng kết hợp âm hình chùm ba trong nhịp 2 phách; dùng đảo phách, nghịch phách; thay đổi giữa nhịp chẵn (2 phách, 4 phách) với nhịp lẻ (3 phách). Âm hình đơn giản nhất gồm 5 nốt. Âm hình dài nhất không nên quá 15 nốt, trừ khi dùng thủ pháp nhắc lại.
+ Giám khảo hoặc ng−ời gõ mẫu phải bảo đảm thực hiện gõ theo đề chính xác, rõ ràng. Với nhịp ba phách, phải nhấn rõ vào phách mạnh. Khi thí sinh đề nghị đ−ợc nghe lại lần thứ hai, thứ ba, ng−ời gõ mẫu vẫn phải gõ giống hệt lần thứ nhất.
4.2.2.2. Năng khiếu về thẩm âm
+ Xác định bằng cách một giám khảo hoặc nhạc công đánh đàn mẫu trên phím đàn piano chuẩn (đàn không phô) hoặc đàn organ đ−ợc chọn âm sắc (voice) nh− piano, theo đúng câu nhạc đ−ợc viết sẵn trong đề bài. Thí sinh nghe từ một đến ba lần rồi hát “là la” bắt ch−ớc lại đúng câu nhạc vừa nghe. + Câu nhạc sẽ tăng dần về số nốt và về độ khó: kết hợp b−ớc lần với các quãng nhảy; dùng so sánh quãng tr−ởng với quãng thứ, quãng thuận với quãng nghịch, kể cả quãng bốn tăng, năm giảm; dùng giai điệu có biến âm, giai điệu mang tính vùng miền, giai điệu châu Âu tiêu biểu mà sau này các em sẽ gặp trong các bài nhạc đệm cho tập múa Dân gian dân tộc, múa Cổ điển châu Âu. Đồng thời kết hợp với thay đổi tr−ờng độ, dùng giai điệu có đảo phách, nghịch phách và thay đổi loại nhịp.
Số nốt ít nhất có thể chỉ là 1, nhiều nhất không nên quá 15 nốt, trừ khi dùng thủ pháp nhắc lại.
+ Ng−ời đàn mẫu phải bảo đảm đàn theo đề một cách chính xác, rõ ràng. Khi cần đánh lần thứ hai, thứ ba vẫn phải giống hệt lần đầu .
+ Do đặc điểm của học sinh nghề múa, khi phát hiện thí sinh có giọng âm vực thấp mà đề bài có những nốt cao thì có thể linh hoạt dịch giọng xuống cho phù hợp để thí sinh không bị nhận xét thiệt thòi.
Với hai mặt năng khiếu trên, mỗi đề th−ờng gồm từ bốn đến năm câu. Nếu thí sinh nghe mỗi câu đến lần thứ ba mà vẫn không bắt ch−ớc đ−ợc thì chuyển sang câu khác.
4.2.2.3. Năng khiếu cảm thụ âm nhạc
+ Cách xác định quen thuộc mặt năng khiếu này của các cuộc thi tuyển
năng khiếu âm nhạc nói chung là cho thí sinh biểu diễn một hoặc hai bài hát. Khuyến khích thí sinh kết hợp với việc thể hiện động tác đơn giản hoặc vừa hát vừa múa.
+ Yêu cầu tối thiểu với thí sinh là hát đúng lời, đúng nhạc. Cao hơn là có sự thể hiện sắc thái tình cảm theo nội dung bài hát, nhất là sự thể hiện trên nét mặt. Điều này rất quan trọng với nghề nghiệp diễn viên múa sau này. Việc làm động tác hoặc kết hợp múa trong khi hát chỉ có giá trị nếu phù hợp với bài ca.
+ Riêng với thí sinh tuyển múa, còn có cách xác định thứ hai để đánh giá năng khiếu cảm thụ âm nhạc. Đó là phát băng, đĩa nhạc cho thí sinh nghe một lần rồi phát lại để yêu cầu thí sinh tự tìm cách nhảy múa theo bản nhạc ấy. Các bản nhạc này th−ờng là nhạc nhẹ, có nhịp điệu dễ xác định và dễ nhảy múa theo nh− Chachacha, Tango, Rumba… Ngoài việc phải nhảy theo đúng
tiết điệu, yêu cầu cao hơn là thí sinh biết kết hợp thêm sự thể hiện trên nét mặt nh− một sự hoà nhập tình cảm với âm nhạc.
+ Cũng có thể kết hợp cả hai ph−ơng cách trên nếu thấy cần thiết và điều kiện cho phép.
* Xem một số ví dụ cho đề bài thi tiết tấu và thẩm âm đ−ợc áp dụng tại tr−ờng Cao đẳng Múa Việt Nam ở phần phụ lục.
4.3. Tiêu chí và ph−ơng pháp xác định năng khiếu múa