Đời sống kinh tế vùng, miền và gia đình

Một phần của tài liệu Tiêu chí tuyển chọn học sinh năng khiếu múa (Trang 44 - 48)

Theo giáo s− D−ơng Nghiệp Chí, Viện tr−ởng Viện Khoa học Thể dục thể thao cho biết thì nhịp độ phát triển chiều cao thanh thiếu niên ở n−ớc ta t−ơng đối chậm. Tại Nhật Bản trẻ em nam 11 tuổi cao 149,9 cm còn ở Việt Nam là 140 cm, tỷ lệ này theo thứ tự ở nữ là 144,3 và 143 cm. Nh− vậy có thể khẳng định từ khi sơ sinh đến lúc 11 tuổi thì sự phát triển của trẻ tại Nhật Bản và Việt Nam không có sự khác biệt đáng kể, nh−ng từ năm 18 tuổi thì nam thanh niên Nhật Bản cao rất nhanh khoảng 172 cm, nữ là 157 cm trong khi đó tỷ lệ này ở n−ớc ta nam là 164,8 cm và nữ là 153,3 cm.

Lý giải về sự tăng tr−ởng chậm trong tầm vóc ng−ời Việt các nhà xã hội học, dân tộc học đã đi đến thống nhất rằng:

Trong thập kỷ vừa qua nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, đạt đ−ợc nhiều kết quả trên các ph−ơng diện phát triển kinh tế xã hội, tỷ lệ

nghèo đói từ trên 70% vào thập kỷ 80 đã giảm xuống còn 29% vào năm 2002, giảm mức cao nhất trong số các n−ớc đang phát triển, chỉ số phát triển con ng−ời (HDI) xếp thứ 109/175 n−ớc, chỉ số phát triển giới (GDI) ở vị trí 89/144 n−ớc. Tuy nhiên vẫn còn chênh lệch về mức sống giữa miền núi và đồng bằng, giữa thành thị và nông thôn. Sự chênh lệch về mức sống giữa các vùng, miền cũng dẫn đến sự chênh lệch về phát triển thể chất đáp ứng những yêu cầu của nghệ thuật múa.

Trong thực tế tuyển sinh của các tr−ờng Văn hóa nghệ thuật cho thấy tỷ lệ học sinh miền núi và nông thôn có số điểm về hình thể và thể chất rất thấp, th−ờng là không đạt, vì các em có tầm vóc nhỏ bé, còi, cứng so với các em học sinh cùng lứa tuổi sinh tr−ởng ở thành phố, thị xã. Điều đó cho thấy chế độ dinh d−ỡng tr−ớc tuổi học đ−ờng và trong tuổi học đ−ờng là rất quan trọng bên cạnh những yếu tố về tinh thần, tình cảm, môi tr−ờng sống… Học sinh ở nông thôn và miền núi vừa học lại vừa là lao động chính trong gia đình, một khi kinh tế gia đình còn khó khăn, eo hẹp thì mỗi thành viên trong gia đình đều là nguồn sức lao động quý. Qua thực tế công tác tuyển sinh cho thấy, nếu nh− học sinh ở các thành phố, thị xã có tầm vóc cao lớn hơn, các bộ phận x−ơng khớp mềm mại hơn thì bù lại đó học sinh ở các khu vực nông thôn và miền núi lại có thể lực tốt hơn, sức bật và phản xạ cơ thể nhanh nhẹn hơn.

Qua điều tra cho thấy ở Việt Nam 75% dân số sống ở nông thôn, thực phẩm trong bữa ăn gạo vẫn là chính, thức ăn các loại động vật còn ít, l−ợng sữa trong dinh d−ỡng không đáng kể, l−ợng rau dao động theo mùa… Trên thực tế bữa ăn của gia đình nông thôn và miền núi chỉ đạt khoảng 84% nhu cầu năng l−ợng, 87% nhu cầu protein, đặc biệt là nguồn chất béo chỉ cung cấp đ−ợc 20 – 25% nhu cầu cơ thể. Bên cạnh đó việc thiếu các vi chất dinh d−ỡng

nh− iốt, sắt, vitamin A, D, chất phốtpho… trong bữa ăn hàng ngày cũng làm ảnh h−ởng đến sự phát triển toàn diện về trí tuệ và thể lực của trẻ.

Theo kết quả điều tra trên 11.917 trẻ từ 1 – 15 tuổi ở các vùng nông thôn trên cả n−ớc và hơn 9.000 học sinh ở Hà Nội cho thấy chiều cao và cân nặng trẻ em Việt Nam luôn thấp hơn so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới và tuổi tăng cao thì khoảng cách này càng rõ: Chiều cao trung bình của 1 trẻ em 5 tuổi ở Hà Nội cao hơn trẻ em cùng tuổi ở nông thôn là 5 cm, nh−ng đến 15 tuổi thì khoảng cách này là 10 cm. Thực trạng này đ−ợc thể hiện rõ hơn trong những nghiên cứu gần đây về sự phát triển của trẻ sơ sinh cho đến 18 tuổi của Viện Dinh d−ỡng cũng cho thấy: Mức tăng cân của trẻ em n−ớc ta trong ba tháng đầu không khác với tiêu chuẩn quốc tế, thậm chí còn cao hơn, nh−ng sau đó lại kém dần, trong đó hai thời kỳ biểu hiện sự thua kém nhiều nhất là trẻ ở độ tuổi 6 – 12 tháng và 6 – 12 tuổi. Điều này cho thấy việc cải thiện dinh d−ỡng không chỉ quan trọng ở những năm đầu mà phải là một quá trình liên tục, trong đó những năm tuổi học đ−ờng đóng vai trò thiết yếu không kém thời kỳ tiền học đ−ờng. Những nghiên cứu trên cho thấy điều kiện kinh tế vùng, miền là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển một thể chất khỏe mạnh, trí tuệ minh mẫn của con ng−ời nói chung và của một hình thể múa nói riêng.

Theo kết quả nghiên cứu mới đây thì sức lớn của trẻ sinh ra trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ nền kinh tế của đất n−ớc tăng tr−ởng nhanh và mạnh cao hơn nhiều so với những đứa trẻ sinh ra những năm tr−ớc đó khoảng từ 8 đến 10 cm. Trẻ em năm 2001 cao hơn 11 cm so với trẻ 11 tuổi năm 1975. Còn trẻ em nữ 11 tuổi năm 2001 cao hơn trẻ 11 tuổi năm 1975 là 21 cm. Nh− vậy có thể khẳng định tố chất ng−ời Việt Nam có thể cao ngang bằng các n−ớc trong

khu vực nếu giai đoạn tuổi dậy thì đ−ợc chăm sóc đầy đủ, khoa học về chế độ dinh d−ỡng và thể dục thể thao.

Qua nghiên cứu sự biến đổi về mặt giải phẫu sinh lý ở lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở, lứa tuổi các em dự tuyển vào hệ đào tạo 7 năm và 4 năm ở các tr−ờng Văn hóa nghệ thuật cho thấy đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nh−ng không đồng đều về mặt cơ thể, chiều cao phát triển nhanh, trung bình một năm cao lên đ−ợc 5 – 6 cm. Các em nữ ở độ tuổi 12 – 13 phát triển chiều cao nhanh hơn các em nam cùng độ tuổi, nh−ng đến 18 –20 thì sự phát triển chiều cao dừng lại. Các em nam ở độ tuổi 15 – 16 thì cao đột biến v−ợt các em nữ và đến 24 – 25 tuổi mới dừng lại. Trọng l−ợng cơ thể mỗi năm tăng từ 2,4 – 6 kg, sự phát triển của hệ x−ơng mà chủ yếu là các x−ơng dài của tay và chân rất nhanh, nh−ng x−ơng ngón tay và ngón chân lại phát triển chậm, vì vậy không thể nhìn ngón tay, ngón chân mà đánh giá chiều cao t−ơng lai của các em khi tuyển chọn mà đánh giá qua x−ơng ống chân, cẳng tay. Hơn nữa ở lứa tuổi này các em không béo mà cao, gầy, có cảm giác không cân đối giữa cân nặng và chiều cao nh−ng đó là điểm thuận lợi cho việc tuyển chọn học sinh múa ở lứa tuổi Trung học cơ sở. Tuy nhiên cũng phải chú ý đến một đặc điểm ở lứa tuổi này, đó là thời kỳ phát dục, vì vậy đối với hệ đào tạo 6 năm và 7 năm tốt nhất là tuyển học sinh nữ tr−ớc hoặc mới chớm thời kỳ phát dục. Sự phát dục ở lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở diễn ra theo quy luật sinh học và chịu ảnh h−ởng của môi tr−ờng tự nhiên, môi tr−ờng xã hội.

Sự phát dục của các em trai vào khoảng 15 – 16 tuổi các em nữ vào khoảng 13 – 14 tuổi. Thời kỳ phát dục sớm hay muộn phụ thuộc vào yếu tố dân tộc và yếu tố khí hậu. Các em sống ở miền Nam phát dục sớm hơn các em sống ở miền Bắc. Sự phát dục còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống, luyện tập, nghỉ ngơi và đời sống tinh thần.

Một phần của tài liệu Tiêu chí tuyển chọn học sinh năng khiếu múa (Trang 44 - 48)