Công tác tổ chức tuyển chọn

Một phần của tài liệu Tiêu chí tuyển chọn học sinh năng khiếu múa (Trang 78)

Khâu tuyển chọn là khâu quan trọng mang tính quyết định đến chất l−ợng đào tạo và việc thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà tr−ờng.

Cũng nh− nhiều ngành, nghề khác, học sinh muốn theo học ở các tr−ờng văn hóa nghệ thuật đều phải trải qua các kỳ thi tuyển chọn. Những ng−ời dự tuyển phải dảm bảo đ−ợc những yêu cầu, những điều kiện theo quy chế đào tạo do Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Văn hoá - Thông tin thống nhất ban hành nh−: Độ tuổi, trình độ văn hóa, sức khoẻ, năng khiếu nghệ thuật… Ngoài ra đối với chuyên ngành nghệ thuật Múa đòi hỏi thí sinh phải có thêm điều kiện cơ thể phù hợp, có năng khiếu múa và có nhạc cảm tốt.

Trong những năm qua, công tác tổ chức tuyển chọn học sinh năng khiếu múa ở một số cơ sở đào tạo diễn viên múa chuyên nghiệp của Việt Nam đã luôn đ−ợc cải tiến nhằm phù hợp với tình hình thực tế và nhiệm vụ đ−ợc giao.

Giai đoạn 1954 - 1975: Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm

l−ợc, những lời ca, tiếng hát, những điệu múa của những đội văn nghệ xung kích đã góp phần không nhỏ trong việc động viên đồng bào chiến sĩ ta hăng hái thi đua lập công trong lao động sản xuất và chiến đấu góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.

Từ thực tế sinh động đó, một nhu cầu đào tạo văn hóa – nghệ thuật nhằm phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân ta trong giai đoạn lịch sử mới ngày càng trở nên cấp thiết. Đ−ợc sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và Bác Hồ kính yêu, các tr−ờng văn hoá nghệ thuật lần l−ợt đ−ợc ra đời ở miền Bắc:

Ngày 23/05/1955 tr−ờng Văn hóa nghệ thuật Quân đội, ngày 17/11/1956 Nhạc viện Hà Nội, ngày 26/03/1959 tr−ờng Đại học Văn hoá Hà Nội, ngày 25/10/1959 tr−ờng Múa Việt Nam, ngày 11/11/1965 tr−ờng Văn hoá Nghệ thuật Việt Bắc, ngày 11/12/1965 tr−ờng Văn hoá Nghệ thuật Tây Bắc, ngày 21/11/1966 tr−ờng Xiếc Việt Nam… Trong đó tr−ờng Múa Việt Nam là nơi duy nhất chuyên đào tạo cán bộ và diễn viên múa chuyên nghiệp.

Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, song song với việc xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng ch−ơng trình, giáo trình, xây dựng đội ngũ giáo viên, tr−ờng Múa Việt Nam đã tiến hành tổ chức tuyển sinh cho khoá học đầu tiên. Nh−ng làm thế nào để tuyển đủ chỉ tiêu và tuyển nh− thế nào cho đúng tiêu chuẩn? Đây là vấn đề không đơn giản đối với nhà tr−ờng lúc bấy giờ.

Với lòng quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, nhà tr−ờng đã mở lớp tập huấn nghiệp vụ tuyển sinh năng khiếu múa cho đội ngũ cán bộ giáo viên do các chuyên gia Trung Quốc và Triều Tiên h−ớng dẫn, sau đó chia thành từng nhóm từ 2 đến 3 giáo viên điều đi các tỉnh để sơ tuyển. Các nhóm giáo viên đã phải lặn lội bằng mọi ph−ơng tiện (kể cả đi bộ) tới các nơi từ thành thị đến nông thôn, các vùng xa xôi hẻo lánh, đến từng tr−ờng, từng lớp học, quan sát trong những đám trẻ chơi đùa trên đ−ờng phố hay đang chăn trâu trên những cánh đồng để tìm kiếm, tuyên truyền, thậm chí dỗ dành các em đến tuyển múa… sau đó đ−a các em đã qua vòng sơ tuyển về Hà Nội để dự vòng chung tuyển. Trong tr−ờng hợp ch−a đủ chỉ tiêu, đội ngũ cán bộ giáo viên lại lên đ−ờng tuyển bổ sung. Kết quả là ngay khoá học đầu tiên tr−ờng Múa Việt Nam đã tuyển đ−ợc trên 100 học sinh thuộc hai hệ đào tạo: Dài hạn 7 năm và ngắn hạn 4 năm. Với ph−ơng pháp đó nhà tr−ờng đã áp dụng vào việc tuyển sinh năng khiếu múa cho những khoá học tiếp theo.

Riêng trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc n−ớc ta (1964 - 1972) hầu hết các tr−ờng ở Hà Nội đều phải đi sơ tán, khó khăn càng nhiều hơn, do vậy các b−ớc tuyển chọn học sinh năng khiếu múa đ−ợc gộp lại, đi đến đâu sơ - chung tuyển luôn đến đó.

Giai đoạn 1975 - 1986: Ngày 30/04/1975 miền Nam đ−ợc hoàn toàn giải phóng, đất n−ớc thống nhất quy về một mối. Cả n−ớc cùng xây dựng Xã hội chủ nghĩa. Trong hoàn cảnh đó các tr−ờng Văn hóa - Nghệ thuật nói chung, các tr−ờng Múa nói riêng có những điều kiện thuận lợi để ổn định và phát triển về mọi mặt: Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập đ−ợc nâng cấp, ch−ơng trình giáo trình đ−ợc cải tiến, đội ngũ cán bộ giáo viên đ−ợc bổ sung thêm lực l−ợng trẻ, quy mô đào tạo đ−ợc tăng lên, loại hình đào tạo đ−ợc mở rộng. Đặc biệt tr−ờng Múa Việt Nam đ−ợc hai chuyên gia Liên Xô (cũ) sang giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm giảng dạy cho đội ngũ giáo viên và trực tiếp giảng dạy học sinh của tr−ờng trong 2 năm.

Công tác tổ chức tuyển chọn học sinh năng khiếu múa ở giai đoạn này đã đ−ợc cải thiện nhiều. Lần đầu tiên tr−ờng Múa Việt Nam và tr−ờng Văn hóa Nghệ thuật Quân đội thực hiện tuyển học sinh múa trên phạm vi toàn quốc. Công tác tuyên truyền và quảng cáo đ−ợc thuận lợi hơn. Tuy kinh phí đ−ợc bao cấp còn eo hẹp nh−ng nhà tr−ờng vẫn có thể đăng thông báo tuyển sinh trên một số đài, báo, kênh vô tuyến truyền hình. Mặt khác, thông qua mối quan hệ với các Sở Văn hoá - Thông tin, các quân khu, các đơn vị nghệ thuật trung −ơng và địa ph−ơng, quân đội và nhân dân, nhà tr−ờng đã tìm đ−ợc nguồn học sinh đông hơn, đạt tiêu chuẩn hơn đảm bảo cho chất l−ợng đào tạo đội ngũ cán bộ diễn viên múa, đáp ứng nhu cầu của xã hội, đồng thời cũng tạo ra sự cân đối giữa cung và cầu, cân đối trong việc phân công công tác cho học sinh sau khi tốt nghiệp trở về địa ph−ơng mình phục vụ.

- Giai đoạn từ năm 1986 đến nay: Đây là thời kỳ đất n−ớc ta chuyển đổi cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị tr−ờng có sự quản lý của nhà n−ớc Xã hội chủ nghĩa, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều phải đ−ơng đầu với những quy luật nghiệt ngã của cơ chế mới. Bản sắc văn hoá dân tộc, lối sống, đạo đức truyền thống bị ảnh h−ởng bởi văn hóa ph−ơng Tây… Bối cảnh đó cũng đã ảnh h−ởng không ít đến đời sống văn hóa và tinh thần của mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên các tr−ờng Văn hoá - Nghệ thuật nói chung và các tr−ờng Múa nói riêng. Trong giai đoạn này ngày 09/06/1986 tr−ờng Múa Thành phố Hồ Chí Minh đ−ợc tách khỏi Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh và trở thành một tr−ờng độc lập trực thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin chuyên đào tạo cán bộ diễn viên múa chuyên nghiệp cho các tỉnh phía Nam Tổ quốc. Bên cạnh đó nhiều tr−ờng Văn hoá - Nghệ thuật trên cả n−ớc cũng thành lập khoa Múa hoặc mở thêm ngành đào tạo về nghệ thuật múa.

Để tồn tại và phát triển trong cơ chế mới; để đáp ứng nhu cầu cả về số l−ợng và chất l−ợng cán bộ, diễn viên múa của các nhà hát, các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp từ trung −ơng đến địa ph−ơng, các vũ đoàn chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp; đồng thời để hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá, hiện nay các cơ sở đào tạo múa đều phải nỗ lực cố gắng, tập trung trí lực để tìm ra ph−ơng h−ớng phát triển hợp lý, đặc biệt phải đổi mới nội dung ch−ơng trình giáo dục - đào tạo, đổi mới công tác quản lý sao cho phù hợp với hoàn cảnh mới.

Công tác tổ chức tuyển chọn học sinh năng khiếu múa trong giai đoạn này có phần chặt chẽ và đổi mới hơn. Khâu quảng cáo và thông báo tuyển sinh trên các ph−ơng tiện thông tin đại chúng đ−ợc tăng c−ờng. Ngoài việc cử các nhóm cán bộ giáo viên tuyển sinh l−u động nh− cách làm truyền thống, các nhà tr−ờng còn uỷ quyền cho một số Sở Văn hoá - Thông tin hoặc đoàn

nghệ thuật địa ph−ơng (đặc biệt là những nơi ở xa, nhà tr−ờng không có điều kiện đến tuyển) đăng thông báo và thực hiện khâu sơ tuyển sau đó gửi các em về tr−ờng dự vòng thi chung tuyển. Việc sơ tuyển ngay tại tr−ờng cũng đ−ợc bắt đầu sớm hơn và quy củ hơn. Lịch tuyển sinh đ−ợc Phòng Đào tạo sắp xếp một cách cụ thể về thời gian, địa điểm, cán bộ trực tuyển sinh... Đặc biệt một số tr−ờng đã mở các lớp tạo nguồn từ một tháng đến một năm cho các thí sinh đã qua vòng sơ tuyển. Đây là lớp phát triển điều kiện và năng khiếu múa là chủ yếu, một mặt giúp các thí sinh tự tin và đạt kết quả cao hơn trong vòng thi chung tuyển, mặt khác giúp cho nhà tr−ờng lựa chọn học sinh đ−ợc chính xác hơn. Khâu kiểm tra sức khoẻ đ−ợc đ−a ngay vào vòng thi chung tuyển đã tạo thuận lợi cho Hội đồng tuyển sinh xác định điều kiện sức khoẻ của thí sinh một cách dễ dàng. Việc làm thủ tục thi tuyển, thông báo kết quả, xét hồ sơ và thủ tục nhập học cho các thí sinh trúng tuyển đã đ−ợc giải quyết nhanh chóng, thuận lợi và chính xác hơn.

Tóm lại, những năm qua công tác tổ chức tuyển chọn học sinh năng khiếu múa ở một số cơ sở đào tạo diễn viên múa chuyên nghiệp đã luôn đ−ợc cải tiến nhờ đó mà thời gian tuyển sinh dần đ−ợc rút ngắn, học sinh nhập học mỗi năm một sớm hơn, chất l−ợng đầu vào ngày càng cao đã giúp cho việc đào tạo diễn viên múa thuận lợi, hiệu quả và chất l−ợng hơn.

Một phần của tài liệu Tiêu chí tuyển chọn học sinh năng khiếu múa (Trang 78)