Nhạc cảm và phản xạ múa

Một phần của tài liệu Tiêu chí tuyển chọn học sinh năng khiếu múa (Trang 38 - 44)

Nếu nh− việc đánh giá năng khiếu âm nhạc của học sinh thông qua ba yếu tố: Cao độ, tiết tấu và cảm xúc thì việc đánh giá năng khiếu múa thông qua hai yếu tố cơ bản là tiết tấu và cảm xúc.

D−ới sự tác động của âm nhạc học sinh năng khiếu múa phải thể hiện sự xúc cảm đó bằng những ngôn ngữ hình thể, có nghĩa là phản xạ múa.

Tiết tấu chậm - động tác chậm.

Tiết tấu nhanh - động tác nhanh.

Nét nhạc trong sáng - động tác bay, dài, rộng.

Nét nhạc đau, buồn - động tác cong, vặn, thấp.

Quá trình của nhạc cảm và phản xạ múa là quá trình phản xạ có điều kiện. Mô hình phản xạ có điều kiện này đ−ợc hình thành theo cơ chế đ−ờng liên hệ thần kinh tạm thời. Đ−ờng liên hệ thần kinh tạm thời đ−ợc củng cố bằng những kích thích có điều kiện thông qua tác động của âm nhạc từ đó hình thành những phản xạ bằng động tác hình thể.

Cơ chế của quá trình trên đòi hỏi phải có một kích thích tác động vào vỏ não, thần kinh trung −ơng h−ng phấn, sự h−ng phấn lan tỏa đến nhiều vùng

khác nhau trên vỏ não (thị giác, thính giác, cảm giác…). Nếu các kích thích ban đầu liên tục đ−ợc lặp lại thì sự h−ng phấn sẽ tập trung, ức chế xuất hiện và hình thành đ−ờng dây liên hệ thần kinh tạm thời dẫn đến phản xạ múa.

Nếu nh− khả năng mô phỏng múa là tái tạo những hình ảnh có sẵn trên cơ sở của nhận thức cảm tính và lý tính thì nhạc cảm và phản xạ múa là biểu hiện t− duy độc lập, sáng tạo cùng sự xúc cảm âm nhạc đ−ợc thể hiện qua động tác múa. Nh− vậy nhận thức trực quan, khả năng mô phỏng, cùng nhạc cảm và phản xạ múa là những yếu tố cấu thành năng khiếu múa.

Tiểu kết

Năng khiếu là những dấu hiệu tiềm ẩn bên trong và mang một thiên h−ớng nhất định về một lĩnh vực nào đó. Năng khiếu có tính bẩm sinh, năng khiếu có thể tạo ra các thần đồng, nh−ng năng khiếu có thể đ−ợc phát triển hoặc bị lụi tàn. Để có một tài năng cần có cả một quá trình từ chỗ phát hiện năng khiếu đến nuôi d−ỡng, đào tạo, phát triển năng khiếu.

Tính chuyên nghiệp, hàn lâm của động tác múa không chỉ đ−ợc thể hiện bằng khả năng biểu cảm của cơ thể múa mà còn thể hiện thông qua kỹ thuật múa trong các động tác quay, nhảy, xoay, lật, xoạc bay ở trên không hay trên mặt đất góp phần tạo nên những xúc cảm về cái đẹp, vẻ đẹp và tài năng sáng tạo của con ng−ời. Muốn thực hiện đ−ợc những yêu cầu trên ng−ời học sinh múa trong phần tuyển chọn phải có điều kiện cơ thể tốt. Điều kiện cơ thể tốt là vẻ đẹp cân đối của thân hình cộng với những yếu tố của thể chất. Nh− vậy cụm từ điều kiện cơ thể múa bao gồm cả hai yếu tố hình thể và thể chất.

Thể chất múa về cơ bản bao gồm các thành tố: Độ mềm, độ mở và sức bật xuất phát từ đặc điểm của nghệ thuật Múa Việt Nam chúng tôi trình bày ở đây các vấn đề về cấu tạo, vai trò, vị trí và tính năng của các thành tố nói trên từ góc

độ giải phẫu học và sinh lý học đồng thời phân tích các tác động của nó đến lứa tuổi và giới tính.

Từ cơ sở lý thuyết về âm nhạc chúng tôi đã gắn kết nh−ng yêu cầu về năng khiếu âm nhạc đối với học sinh múa và chỉ ra rằng âm nhạc không chỉ là họa, là thơ mà còn là linh hồn của múa. Chính vì vậy học sinh múa cần phải có thính giác âm nhạc và cảm xúc âm nhạc. Thính giác âm nhạc và cảm xúc âm nhạc là những thành phần không thể thiếu đ−ợc trong năng khiếu âm nhạc.

Năng khiếu múa là những dấu hiệu của động tác hình thể thể hiện sự cảm nhận và tái hiện nhanh mẫu tạo hình, động tác múa hay tổ hợp động tác múa một cách diễn cảm.

Năng khiếu múa bao gồm khả năng nhận thức, khả năng mô phỏng múa, khả năng cảm thụ âm nhạc và phản xạ múa.

Nếu nh− khả năng mô phỏng múa là tái tạo những hình ảnh có sẵn trên cơ sở của nhận thức cảm tính và lý tính thì nhạc cảm và phản xạ múa là biểu hiện t− duy độc lập, sáng tạo cùng sự xúc cảm âm nhạc đ−ợc thể hiện qua động tác múa. Nh− vậy nhận thức trực quan, khả năng mô phỏng, cùng nhạc cảm và phản xạ múa là những yếu tố cấu thành năng khiếu múa.

Ch−ơng II

Môi tr−ờng và năng khiếu múa

2.1. Môi trờng tự nhiên, địa lý vùng, miền

Môi tr−ờng tự nhiên, điều kiện sống và môi tr−ờng xã hội là những yếu tố cơ bản liên quan tới sự hình thành điều kiện cơ thể và năng khiếu múa.

“Môi tr−ờng là một phần của ngoại cảnh, bao gồm những thực thể, hiện t−ợng tự nhiên mà cơ thể con ng−ời hay một cộng đồng tộc ng−ời có quan hệ trực tiếp, tr−ớc hết bằng các quan hệ thích nghi, rồi sau đó mới biến đổi… Môi tr−ờng tự nhiên là tổng thể các nhân tố tự nhiên xung quanh chúng ta nh−: Bầu khí quyển, n−ớc, thực vật, động vật, thổ nh−ỡng, khoáng sản, bức xạ mặt trời…” (21 - tr 27).

Con ng−ời tồn tại trong tự nhiên, là một sản phẩm của tự nhiên và cùng phát triển với môi tr−ờng tự nhiên. Vật chất trong cơ thể con ng−ời là do môi tr−ờng tự nhiên cung cấp từ không khí, n−ớc uống, thức ăn. Những khu vực hay vùng miền có điều kiện tự nhiên tốt thì ở đó con ng−ời phát triển tốt về thể chất, trí tuệ cũng nh− tình cảm và ng−ợc lại nếu môi tr−ờng tự nhiên ở một khu vực nào đó thiếu đi những nguyên tố hóa học cần thiết cho đời sống con ng−ời thì sẽ gây nên sự ảnh h−ởng không nhỏ tới sự phát triển về thể chất và trí tuệ con ng−ời.

Việt Nam là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam á, đặc tr−ng tiêu biểu của vùng này là sự chênh lệch khá lớn giữa bình nguyên và núi rừng, sự chênh lệch t−ơng đối nhỏ giữa bình nguyên và mặt biển. Chính nét đặc tr−ng này cùng với điều kiện khí hậu nóng, ẩm, m−a nhiều và gió mùa là cơ sở thuận lợi cho việc hình thành và phát triển nền văn hóa lúa n−ớc Việt Nam,

đồng thời cũng kéo theo sự hình thành những đặc điểm về nhân chủng, nhân trắc học của ng−ời Việt Nam.

Nằm ở giữa Đông Nam á, tính chất bán đảo của Việt Nam thể hiện ở khí hậu nóng, ẩm, m−a nhiều với hai mùa rõ rệt. Địa hình Việt Nam có núi rừng chiếm 2/3 và đồng bằng chiếm 1/3 diện tích, với nhiều sông ngòi và bờ biển dài trên 3.000 km. Về cơ bản có thể chia Việt Nam làm hai vùng sinh thái lớn, đó là vùng đồng bằng và vùng trung du, miền núi. Xét về mặt sinh thái cũng nh− về văn hóa, mỗi vùng lại bao gồm những tiểu vùng khác nhau, ví dụ: Tiểu vùng đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và ven biển miền Trung, vùng trung du, miền núi với các tiểu vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Tr−ờng Sơn Tây Nguyên. Mỗi vùng trên đất n−ớc ta có các hệ sinh thái riêng, tác động qua lại giữa môi tr−ờng tự nhiên và con ng−ời cũng khác nhau.

Sự đa dạng của môi tr−ờng sinh thái, điều kiện tự nhiên là những yếu tố cơ bản góp phần tạo nên sự đa dạng văn hóa. ở ch−ơng này chúng tôi không có ý định đi sâu tìm hiểu những đặc tr−ng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam truyền thống, chúng tôi sẽ trình bày ở đây những đặc điểm về cấu trúc hình thể của con ng−ời Việt Nam đã đ−ợc hình thành từ những đặc tính giống nhau về nhân chủng, ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử và lãnh thổ.

Theo qui luật sinh học, cứ khoảng 10 năm do những điều kiện sống thay đổi thì tầm vóc, thể lực của dân c− cũng có những biến đổi, các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố kết quả đo chiều cao đứng và cân nặng mức trung bình của ng−ời Việt Nam theo thời gian:

- Năm 1975 nam cao 1m60, nặng 47kg, nữ cao 1m50, nặng 45kg.

Theo thống kê tổng hợp các chủng tộc trên thế giới, chiều cao bình th−ờng của con ng−ời là từ 135 cm đến 190 cm. Ngoài giới hạn này là bất th−ờng. Các nhà nhân loại học đã xếp loại chiều cao của loài ng−ời nói chung thành ba loại. Nam giới loại thấp là d−ới 160 cm, loại trung bình là từ 160 cm đến 170 cm, loại cao là trên 170 cm. Nữ giới nói chung là thấp hơn nam giới 10 cm. Nam giới Việt Nam có chiều cao 162,9 ± 5,5 cm ở thời điểm 1997 và 165,4 ± 2,5 cm ở thời điểm 2004. Nữ giới Việt Nam có chiều cao trung bình 153,5 ± 4,6 cm ở thời điểm 1997 và 155,1 ± 2,6 cm ở thời điểm 2004. Nh−

vậy ng−ời Việt Nam thuộc cả hai giới có chiều cao cơ thể thuộc loại trung bình của thế giới.

Khi xem xét tỷ lệ thân hình các nhà nhân loại học đã thống nhất tỷ lệ thân hình là tỷ lệ giữa chiều dài của đầu, mình, cổ với chiều dài của chân, vì trên thực tế hai ng−ời cao bằng nhau nh−ng ch−a chắc chân đã dài bằng nhau, và cách phân loại nh− sau:

- Nếu mình ngắn chân dài: Khổ ng−ời hình dài.

- Nếu mình và chân bằng nhau: Khổ ng−ời trung bình. - Nếu mình dài chân ngắn: Khổ ng−ời hình ngắn.

Phần lớn nhân loại thuộc khổ ng−ời trung bình và những ng−ời có tầm vóc cao đều thuộc khổ ng−ời hình dài. Đánh giá tỷ lệ các phần thân thể ng−ời Việt Nam thông qua chỉ số thân: ([chiều cao ngồi/ chiều cao đứng] x 100) thì nam giới Việt Nam có chỉ số thân là 52,4 và nữ giới là 52,5 tức là thuộc loại ng−ời có thân vừa phải và hơi nghiêng về phía thân dài.

Một diễn viên múa không chỉ cần có tầm vóc nghĩa là những chỉ số về chiều cao, cân nặng mà còn cần có khổ ng−ời hình dài, nh− vậy động tác múa mới có dáng vẻ thanh thoát, bay bổng, tạo hình múa mới đem lại sự vững chãi,

dài rộng và thanh tao. Những nghiên cứu trên đây cho thấy môi tr−ờng sinh thái, điều kiện tự nhiên đã tạo cho con ng−ời Việt Nam một tầm vóc trung bình, một cơ thể múa có chiều cao trung bình so với các n−ớc xứ lạnh nh−

Nga, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc. Theo nghiên cứu của các nhà nhân trắc học thì thời tiết và khí hậu ở Việt Nam có nhiều điểm khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam nên đã tạo nên một vài nét khác nhau về một hình thái giữa ng−ời miền Bắc và ng−ời miền Nam ví dụ nh− chiều cao đứng, sải tay, đứng với tay lên cao… ở độ tuổi từ 20 – 29 nam nữ hai miền có chiều cao đứng và chiều cao ngồi bằng nhau nh−ng ở các lứa tuổi khác thì ng−ời miền Nam luôn nhỉnh hơn ng−ời miền Bắc 1 cm ở cả hai giới. Ngoài ra các số đo tầm hoạt động khớp của nam và nữ hai miền đều xấp xỉ nhau, sự sai số không có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu Tiêu chí tuyển chọn học sinh năng khiếu múa (Trang 38 - 44)