Tuyển năng khiếu Âm nhạc.

Một phần của tài liệu Tiêu chí tuyển chọn học sinh năng khiếu múa (Trang 92 - 97)

Lứa tuổi và hệ đào tạo

3.2.3.Tuyển năng khiếu Âm nhạc.

3.2.3.1. Nhận xét chung

Những ng−ời làm nghệ thuật múa đều thuộc lòng câu “Âm nhạc là linh hồn của múa”. Đối với múa, âm nhạc là “một nửa” không thể tách rời, là ng−ời bạn đồng hành không thể thiếu trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Vì vậy việc tuyển chọn thí sinh để đ−a vào các cơ sở đào tạo diễn viên múa chuyên nghiệp bao giờ cũng gắn liền việc tuyển chọn năng khiếu múa với tuyển chọn năng khiếu âm nhạc.

Ngay từ b−ớc sơ tuyển, sau khi kiểm tra sơ bộ các điều kiện cơ thể và năng khiếu múa, thí sinh đã phải trải qua việc sơ tuyển năng khiếu âm nhạc. Đến b−ớc chung tuyển, mỗi thí sinh đều đ−ợc thử tài và xem xét kỹ l−ỡng cả hai loại năng khiếu nói trên. Hội đồng chấm thi chung khảo gồm hai ban múa và âm nhạc sẽ cho điểm riêng, làm cơ sở để xét gọi thí sinh trúng tuyển.

Để xác định năng khiếu âm nhạc đáp ứng đ−ợc yêu cầu đối với học sinh múa chuyên nghiệp, mỗi thí sinh dự thi chung khảo phải thể hiện lần l−ợt ba mặt năng khiếu:

- Năng khiếu về thẩm âm là hát bằng âm “là la lá “ bắt ch−ớc theo đúng cao độ do tiếng đàn hay giọng ng−ời làm mẫu.

- Năng khiếu về tiết tấu là bắt ch−ớc vỗ tay theo các kiểu gõ, đập tiết tấu do ng−ời khác làm mẫu.

- Năng khiếu cảm thụ âm nhạc là biểu diễn một bài hát, sao cho đúng nhạc, đúng lời kết hợp với thể hiện tình cảm bằng nét mặt và động tác.

Thực ra những yêu cầu trên không phải chỉ áp dụng cho việc tuyển diễn viên múa, mà còn áp dụng rộng rãi cho thí sinh thi vào các khoa liên quan th−ờng xuyên đến âm nhạc sau này nh−: S− phạm âm nhạc, s− phạm mẫu giáo, quản lý văn hoá cơ sở... ở nhiều tr−ờng Đại học và Cao đẳng khác. Tuy nhiên việc đánh giá xếp loại ba mặt năng khiếu thẩm âm, tiết tấu và biểu diễn, cái nào quan trọng hơn cái nào, thì có thể ở mỗi nơi lại đề ra những mức độ khác nhau, căn cứ vào sự liên quan nhiều hay ít của ba mặt năng khiếu ấy với ngành nghề đào tạo chính. Ví dụ với thí sinh thi vào s− phạm mẫu giáo, năng khiếu cảm thụ âm nhạc thể hiện qua việc biểu diễn bài hát đ−ợc đánh giá là quan trọng nhất. Thí sinh thi vào s− phạm âm nhạc, năng khiếu thẩm âm đ−ợc đánh giá quan trọng nhất. Đối với thí sinh thi tuyển diễn viên múa, năng khiếu về tiết tấu đ−ợc xếp thứ nhất, năng khiếu thẩm âm xếp thứ hai và năng khiếu cảm thụ âm nhạc xếp thứ ba.

Sở dĩ năng khiếu tiết tấu đ−ợc đề cao vì tiết tấu múa luôn gắn liền với tiết tấu âm nhạc. Khi tiết tấu âm nhạc nhanh thì động tác múa phải nhanh, tiết tấu âm nhạc chậm thì động tác múa cũng chậm theo. Nhiều danh từ chỉ tốc

độ, tiết nhịp trong âm nhạc cũng đ−ợc dùng trong múa nh− Allegro (nhanh), Adagio (chậm), Tăng-gô, Chachacha, Valse, Disco… Nhiều động tác múa dân gian Việt Nam gắn liền với tên điệu trống thể hiện bằng tiết tấu gõ nh− Đại Lộ, Triều Khúc, Nhật Tân, Hoa sen, Quay tơ…của dân tộc Việt, trống cho động tác múa Phát n−ơng, Mài dao của dân tộc Cao Lan (Sán Chay)... Khi có năng khiếu tiết tấu tốt, sẽ phục vụ cho việc học tập và biểu diễn động tác múa đ−ợc nhanh nhạy, chính xác. Vì vậy năng khiếu tiết tấu đ−ợc đánh giá cao hơn. Đối với nghề biên đạo múa, năng khiếu cảm thụ âm nhạc sẽ là yếu tố quan trọng nhất, bởi vì từ chỗ cảm thụ, hiểu đ−ợc âm nhạc nói gì thì mới sáng tạo ra động tác múa và sự thể hiện tình cảm phù hợp với âm nhạc ấy. Vì thế cũng có thể kết hợp thử năng khiếu cảm thụ âm nhạc bằng cách cho phát băng đĩa nhạc để thí sinh nghe rồi tự nhảy múa biểu diễn theo. Tuy nhiên, đối với thí sinh học nghề diễn viên múa, nếu năng khiếu cảm thụ âm nhạc yếu, vẫn có thể đ−ợc bù đắp bằng sự h−ớng dẫn, giảng giải của biên đạo.

Còn năng khiếu về thẩm âm, một khi đã kém thì không chỉ không bắt ch−ớc đ−ợc chính xác các mẫu thử cao độ, mà đến khi biểu diễn bài hát cũng th−ờng hát sai cao độ, nghĩa là ảnh h−ởng trực tiếp đến năng khiếu cảm thụ âm nhạc.

Năng khiếu âm nhạc là khả năng tự thân của mỗi ng−ời. Có những tr−ờng hợp thí sinh không phải con nhà “dòng dõi” có truyền thống hoạt động âm nhạc, ch−a học nhạc bao giờ, vẫn có thể bộc lộ năng khiếu âm nhạc rất tốt. Có một số bậc phụ huynh, khi đ−a con em mình tham gia tuyển vào tr−ờng múa, đã nêu lý do con em của họ bị điểm năng khiếu âm nhạc thấp, vì “cháu nó ở nông thôn miền núi, ít tiếp xúc với ca nhạc, chứ nếu đ−ợc nh− các cháu thành phố hay miền xuôi thì nhất định sẽ chẳng kém cỏi gì, mong nhà tr−ờng xem xét thông cảm, nâng đỡ chiếu cố, bảo đảm cháu sẽ theo đ−ợc…”. Song thực ra không phải nh− vậy.

Ví dụ ta hãy xem kết quả chung tuyển năng khiếu âm nhạc tại tr−ờng Cao đẳng múa Việt Nam, khoá thi năm 2001 đ−ợc ghi trong bảng 6.

Nhìn vào con số thống kê trong bảng 6, ta rút ra một số nhận xét:

a1) Tỷ lệ thí sinh nữ có năng khiếu âm nhạc luôn cao hơn thí sinh nam:

73% so với 46% ở A, 73% so 45% ở B, 57% so với 54% ở C

b1) Tỷ lệ thí sinh có năng khiếu âm nhạc ở hệ đào tạo dài hạn (hệ 7 năm, 14 tuổi trở xuống) cao hơn hệ ngắn hạn (hệ 4 năm và 3 năm, 15 tuổi trở lên)

Hệ 7 năm = 66% ặ Hệ 4 năm = 63% ặ Hệ 3 năm = 59%

c1) ở thí sinh nam lứa tuổi B và C (15 tuổi trở lên), tỷ lệ năng khiếu âm nhạc của thí sinh miền núi cao hơn thí sinh miền xuôi

d1) ở thí sinh nữ lứa tuổi A (14 tuổi trở xuống), tỷ lệ năng khiếu âm nhạc của thí sinh miền núi t−ơng đ−ơng với miền xuôi.

Để kiểm chứng thêm các nhận xét nêu trên, ta hãy xem tiếp kết qủa chung tuyển năng khiếu âm nhạc khoá thi năm 2003 trong bảng 7 sẽ thấy:

a2) Tỷ lệ thí sinh nữ có năng khiếu âm nhạc luôn cao hơn thí sinh nam:

66% so với 61% ở A, 46% so với 41% ở B, 57% so với 50% ở C.

b2) Tỷ lệ thí sinh có năng khiếu âm nhạc ở hệ đào tạo dài hạn (hệ 7 năm, 14 tuổi trở xuống) cao hơn hệ ngắn hạn (hệ 4 năm và 3 năm, 15 tuổi trở lên).

Bảng 6: Điểm năng khiếu âm nhạc trong kỳ thi chung tuyển năm 2001

của Tr−ờng Cao đẳng Múa Việt Nam (thang điểm 10) Lứa tuổi và Hệ đào tạo Giới tính Quê quán Điểm 5 trở lên Điểm d−ới 5 Tỷ lệ đạt yêu cầu (%) Miền núi 1 3 25 Miền xuôi 5 4 56 Nam + Nam 6 7 46 Miền núi 11 4 73 Miền xuôi 18 7 72 Nữ + Nữ 29 11 73 12 đến 14 (A) Hệ 7 năm Tính chung A 35 18 66 Miền núi 8 1 89 Miền xuôi 1 10 9 Nam + Nam 9 11 45 Miền núi 5 5 50 Miền xuôi 22 5 81 Nữ + Nữ 27 10 73 15 đến 17 (B) Hệ 4 năm Tính chung B 36 21 63 Miền núi 5 1 83 Miền xuôi 2 5 29 Nam + Nam 7 6 54 Miền núi 5 3 63 Miền xuôi 12 10 55 Nữ + Nữ 17 13 57 18 đến 20 (C) Hệ 3 năm Tính chung C 24 19 59

Bảng 7: Tổng hợp điểm năng khiếu âm nhạc trong kỳ thi chung tuyển năm

Một phần của tài liệu Tiêu chí tuyển chọn học sinh năng khiếu múa (Trang 92 - 97)