Xác định qua khả năng mô phỏng tổ hợp múa từ đơn giản đến phức tạp.

Một phần của tài liệu Tiêu chí tuyển chọn học sinh năng khiếu múa (Trang 136 - 138)

với học sinh múa

4.3.3.Xác định qua khả năng mô phỏng tổ hợp múa từ đơn giản đến phức tạp.

Mô phỏng tổ hợp múa là khả năng bắt ch−ớc một chuỗi liên hoàn các tạo hình chuyển động trong không gian ở một độ dài nhất định về thời gian.

Mô phỏng tổ hợp múa đòi hỏi thí sinh khả năng quan sát nhanh, l−u giữ và ghi nhớ tốt những gì đã quan sát đ−ợc và cuối cùng là khả năng tái tạo những hình ảnh đã ghi nhớ đ−ợc bằng chuyển động của cơ thể.

Khả năng này ở nữ th−ờng tốt hơn nam. Đó là sự nhạy cảm của giới nữ. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng nam giới khi t− duy tế bào thần kinh tập trung ở những vùng riêng biệt, còn nữ giới khi t− duy tế bào thần kinh đ−ợc phân phối rộng khắp não bộ, chúng tạo thành một mảng sáng, đó là do sợi cầu nối thần kinh xuất phát từ trung tâm não đã tạo ra sự giao thoa giữa bán cầu đại não phải( thiên về tình cảm ) và bán cầu đại não trái ( thiên về lý trí). Sự giao thoa này chỉ ở nữ giới mới có.

Khác với mô phỏng tạo hình tĩnh, mô phỏng tổ hợp múa phản ánh rõ nét quá trình từ nhận thức tới hành động có định h−ớng, thể hiện khả năng điều khiển một cách thuần thục hay vụng về các bộ phận trên cơ thể, đồng thời bộc lộ ngay những khuyết tật nh− so vai, gù l−ng, chân vòng kiềng…Bởi vì, nh−

nữa tổ hợp múa dù chỉ là đơn giản cũng không đơn thuần là những cử động mà là một chuỗi nhiều chuyển động các tạo hình đ−ợc phối hợp theo một trình tự mang tính thống nhất và khoa học.

A. Tiêu chí: Thí sinh phải đạt đ−ợc khả năng mô phỏng tổ hợp múa đơn giản tới phức tạp một cách thuần thục, tự tin và mang yếu tố biểu hiện.

Thí sinh phải đạt đ−ợc các mức độ sau:

- Thực hiện đủ số l−ợng nhịp nhạc và động tác: Đạt trung bình

- Thực hiện đúng ph−ơng h−ớng, tạo hình, đủ số l−ợng nhịp nhạc và động tác: Đạt khá.

- Thực hiện đúng ph−ơng h−ớng, tạo hình, đủ số l−ợng nhịp nhạc và động tác có mang yếu tố biểu hiện : Đạt Tốt.

Thí sinh thực hiện một cách chậm chạp, khờ khạo, vụng về là thí sinh kém không đạt yêu cầu.

B. Ph−ơng pháp xác định: GVTS thực hiện một bài tập múa đơn giản với số

l−ợng 8 nhịp 2/4 hoặc 4 nhịp 4/4 theo các mức độ sau:

- Mức độ 1: Bài tập thực hiện từ 2 đến 3 h−ớng trong tuyến ngang hoặc tuyến dọc. Động tác đơn giản nh− Hái đào một tay hoặc hai tay thực hiện một lần cho một bên, có sử dụng b−ớc chuyển sang hai bên, tiến lên, hoặc lùi xuống. Sau đó yêu cầu thí sinh tự thực hiện đổi bên.

- Mức độ 2: Bài tập Hái đào hai tay thực hiện một nhịp 2/4 mỗi bên, bên phải, bên trái kết hợp với Quay ngang di động sang phải. Khi thực hiện Quay ngang di động hai tay đ−a lên thế II. Nhịp cuối cùng trở về t− thế Hái đào để kết thúc bài tập. Sau đó yêu cầu thí sinh tự thực hiện đổi bên.

- Mức độ 3: Bài tập Hái đào hai tay thực hiện 8 nhịp nh− trên, 4 nhịp Hái đào đi chéo lên h−ớng 8 + h−ớng 2 (bên phải và bên trái) 4 nhịp tiếp theo Quay ngang di động sang phải và kết thúc trong t− thế quỳ trên gối trái.

Khi thực hiện bài tập mẫu GVTS phải thị phạm chính xác đ−ờng nét động tác và tạo hình, đếm nhịp theo tiết tấu chậm, tạo khả năng quan sát, ghi nhớ, trạng thái bình tĩnh cho thí sinh. Bài tập mẫu thực hiện hai lần, lần thứ hai làm nhanh hơn lần thứ nhất.

Một phần của tài liệu Tiêu chí tuyển chọn học sinh năng khiếu múa (Trang 136 - 138)