với học sinh múa
4.3.2. Xác định qua khả năng mô phỏng tạo hình tĩnh
Khả năng mô phỏng tạo hình tĩnh là một hoạt động trí nhớ thể hiện mức độ ghi nhớ và tái hiện tạo hình đã nhận thức đ−ợc. Nh− chúng ta đã biết, quá trình nhận thức cũng nh− khả năng mô phỏng ở con ng−ời tuân theo quy luật từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều, từ ch−a hoàn thiện đến hoàn thiện.
Nếu nh− hoạt động ghi nhớ nói chung là một quá trình hình thành dấu vết, hình ảnh, sự vật mà ta đang tri giác trên vỏ não là quá trình hình thành mối liên hệ giữa cái cũ với cái mới, thì hoạt động ghi nhớ tạo hình múa về cơ bản cũng là nh− vậy nh−ng nó là quá trình hình thành ấn t−ợng về một cái mới biết và tái tạo cái mới đó bằng các bộ phận trên cơ thể.
Tạo hình tĩnh là sự khắc hoạ một t− thế múa ở trạng thái không chuyển động, mô phỏng tạo hình tĩnh là thực hiện thao tác bắt ch−ớc cái có sẵn. Tất nhiên nó không chỉ hạn hẹp ở trực quan thị giác mà còn là sự lôi cuốn khả năng quan sát, nhận biết, ghi nhớ và thực hành. Đặc điểm của ph−ơng pháp này là tạo nên hình ảnh cụ thể của hiện thực, thúc đẩy quá trình nhận thức nhanh hơn, sâu sắc hơn mà không cần đến t− duy t−ởng t−ợng. Ph−ơng pháp
này đặc biệt có ý nghĩa đối với các học sinh nhỏ tuổi bởi vì lứa tuổi này luôn thích và có khả năng bắt ch−ớc những cái mới lạ.
A. Tiêu chí: Thí sinh phải đạt đ−ợc khả năng nắm bắt và mô phỏng nhanh tạo hình tĩnh một cách chuẩn xác từ góc độ, ph−ơng h−ớng, vị trí của tay, chân, đầu cho đến sắc thái tình cảm tạo hình.
B. Ph−ơng pháp xác định: GVTS thực hiện động tác mẫu từ một đến hai lần trong khoảng thời gian ngắn, sau đó yêu cầu thí sinh mô phỏng, tái hiện tạo hình vừa thực hiện.
- Ví dụ 1: Động tác chân: Chân trái b−ớc lên góc chéo h−ớng hai, chân phải để lại sau duỗi căng đầu gối và mu chân
Động tác tay: Hai tay nâng lên thế I cổ điển châu Âu và mở ra hai h−ớng, tay phải h−ớng 2, tay trái h−ớng 8. Sắc thái tình cảm nhẹ nhàng, bay bổng, sang trọng. Nh− vậy cả chân và tay kết hợp thành tạo hình Arabesque III. Sau đó yêu cầu thí sinh tự thực hiện đổi bên.
- Ví dụ 2: Động tác chân: Chân trái b−ớc tr−ợt lên góc chéo h−ớng 2 Demi plié, chân phải ở lại phía sau đầu gối trùng, mềm, mu chân duỗi úp trên mặt sàn.
Động tác tay: Hai tay sỏ qua nhau tr−ớc ngực, tay phải ở bên trong, tay trái ở bên ngoài và mở ra hai h−ớng, tay phải lên thế 3 ngửa lòng bàn tay, khung tay tròn, tay trái mở ra thế 2 cong ngón tay bàn tay, lòng bàn tay h−ớng về góc 6, thân ng−ời và mặt xoay về h−ớng 7. Sắc thái tình cảm khoẻ mạnh. oai nghiêm.
Nh− vậy cả chân, tay, thân kết hợp thành tạo hình duỗi chéo của múa sân khấu Tuồng. Sau đó yêu cầu thí sinh tự thực hiện đổi bên.
- Ví dụ 3: Động tác chân: Chân phải b−ớc nhỏ sang cạnh, chân trái kéo theo kí chân thế 6, hai gối trùng, mềm.
Động tác tay: Hai tay vuốt đều từ d−ới lên sang bên phải, tay phải cao, tay trái thấp hơn một chút, lòng bàn tay ngửa, ngón tay cong ( Thế 6 – Múa dân tộc Việt) Sắc thái tình cảm uyển chuyển, mềm mại. Nh− vậy cả tay và chân kết hợp thành tạo hình cơ bản trong động tác múa Hái đào (dân tộc Việt). Sau đó yêu cầu thí sinh tự thực hiện đổi bên.