Hoàn thiện các thể chế nhằm phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội, tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệ p trong ho ạ t

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 127)

- Nhân dân chủ thể trực tiếp kiểm soát quyền lực nhàn ước Nhân dân với tư cách là một chủ thể thống nhất, toàn dân và cá nhân công dân kiể m soát

4.2.1.3. Hoàn thiện các thể chế nhằm phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội, tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệ p trong ho ạ t

động kim soát quyn lc nhà nước

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ:

Nâng cao vai trò của các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và của nhân dân...Nhà nước tiếp tục hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách tạo điều kiện để nhân dân và các tổ chức này tham gia có hiệu quả vào quá trình hoạch định, thực thi và giám sát việc thực hiện luật pháp, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội... [51, tr.215].

Nhân dân tham gia hoạch định chính sách, pháp luật của Nhà nước với góc độ là cá nhân công dân và các tổ chức đại diện cho nhân dân trước hết là thông qua việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Quy trình làm ra văn bản quy phạm pháp luật phải được chỉ dẫn bởi những quy tắc chung, rõ ràng, ổn định và công khai. Nội dung văn bản quy phạm pháp luật phải xuất phát từ nhu cầu

điều chỉnh các quan hệ pháp luật, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của đa số

nhân dân, yêu cầu quản lý, phát triển xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.

Đảm bảo quy trình, thủ tục tham vấn ý kiến nhân dân ở tất cả các bước, các giai

đoạn, thu hút đông đảo, rộng rãi sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, các tổ

chức đại diện nhân dân, các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia, các nhà khoa học... là để văn bản có chất lượng và tính khả thi. Nội dung thể chế của cơ chế

pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước cần cụ thể hoá các nguyên tắc, quy định trong Hiến pháp năm 2013 và quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị; về thực hiện, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; về sự công khai, minh bạch của hoạt động quyền lực nhà nước... Trước mắt, cần sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật cho phù hợp với Hiến pháp năm 2013, trong đó có các luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật công đoàn, Luật thanh niên, Luật báo chí, Luật xuất bản, Luật tiếp công dân, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước...; xây dựng Luật cựu chiến binh, Luật về Hội, Luật về giám sát của nhân

dân, Luật phản biện xã hội...bảo đảm phương tiện pháp lý để các tổ chức đại diện nhân dân thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả quyền năng kiểm soát quyền lực nhà nước của mình.

Hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân theo các nội dung sau đây:

+ Về giám sát: Trên cơ sở rà soát, pháp điển hóa các văn bản như: Quy chế dân chủở cơ sở, Pháp lệnh thực hiện dân chủở xã, phường, trị trấn; Quy chế

giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể

chính trị - xã hội, Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể

chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; các quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật tiếp công dân, Luật báo chí, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật thanh tra... trong đó cần quy định rõ chủ thể là: Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các phương tiện truyền thông đại chúng, các thiết chế dân chủ ở cơ sở và cá nhân công dân. Đối tượng chịu giám sát quy định rõ là: các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Nội dung giám sát là toàn bộ việc thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước theo chức năng, chức trách, nhiệm vụ của cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Phạm vi giám sát là mọi hoạt động quyền lực nhà nước bao gồm cả trung ương và địa phương, cả lập pháp, hành pháp và tư pháp; cả cơ quan và các cá nhân có chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm. Phương thức thực hiện bao gồm: trình tự, thủ tục, phạm vi, thời gian, thời hạn được quy định theo hướng thuận tiện, khả thi, không trùng chéo. Quy định rõ trách nhiệm thực hiện dân chủ công khai, minh bạch, trong hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước để các chủ thể mang tính nhân dân tiện kiểm soát, giám sát. Thiết lập hệ thống các quy định về hậu quả pháp lý đối với cả chủ thể và đối tượng kiểm soát nếu không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình theo hiến pháp và luật.

+ Về phản biện xã hội: Phản biện xã hội là đưa ra các lập luận, phân tích nhằm phát hiện, chứng minh, khẳng định, bổ sung hoặc bác bỏ một đề án, một phương án, một dự án nào đó được hình thành và công bố trước đó. Mục đích

của phản biện xã hội là góp phần bảo đảm tính khoa học, đúng đắn, hài hoà các lợi ích kinh tế, chính trị, văn hoá của nhà nước, tổ chức và cá nhân. Đây là một hình thức nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước nhằm phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Chủ thể của phản biện xã hội nên quy định là các lực lượng xã hội, cụ thể là: các tổ chức chính trị - xã hội, tổ

chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các phương tiện truyền thông đại chúng, các thiết chế mang tính xã hội khác như nhóm tư vấn, nhóm chuyên gia... và các cá nhân là nhân sĩ trí thức, các nhà khoa học, các chuyên gia và người có uy tín trong xã hội. Đối tượng phản biện là những chủ trương, chính sách, pháp luật, chương trình, đề án, dự án nhằm phục vụ quản lý nhà nước, xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc ở phạm vi cả nước hoặc địa phương, do các cơ quan nhà nước có chức năng, thẩm quyền soạn thảo. Nội dung phản biện cần phải bao hàm tất cả các chính sách, pháp luật, hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; ở cả trung ương và địa phương. Luật phản biện xã hội cần quy định cụ thể, rõ ràng về cơ chế, trình tự, thủ tục phản biện để

việc thực hiện được thuận tiện, trong đó chú trọng kết hợp chặt chẽ với cơ chế

"tự phản biện" của các cơ quan, tổ chức để đảm bảo hiệu quả. Phản biện xã hội, thực chất là phản biện của nhân dân. Nhân dân với tư cách là chủ thể quyền lực nhà nước thực hiện phản biện xã hội để kiểm soát quyền lực nhà nước. Với tư

cách là đối tượng chịu sự quản lý của nhà nước, nhân dân có quyền phản biện

đối với những vấn đề liên quan do nhà nước đề ra để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của chính mình. Hiện tại, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể

chính trị - xã hội đã có Quy chế giám sát và phản biện xã hội do Bộ Chính trị

ban hành. Tuy nhiên, các chủ thể phản biện xã hội không chỉ là các tổ chức đó mà còn nhiều tổ chức, cá nhân khác có thể thực hiện phản biện xã hội tùy theo vấn đề cần phản biện, trình độ, khả năng phản biện và nhu cầu phản biện như: các nhân sĩ trí thức, các nhà khoa học, các chính trị gia, các nhà văn hoá, các chuyên gia... Xây dựng Luật phản biện xã hội là một nhu cầu thực sự cần thiết trong tình hình hiện nay, đó không chỉ là hiện thực hoá một hình thức thực hiện

dân chủ trực tiếp của nhân dân mà còn là phương tiện pháp lý để nhà nước phải chịu sự kiểm soát từ nhân dân về các chính sách, pháp luật của mình.

+ Về tổ chức hội: Các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp đều có điều lệ

của tổ chức mình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, phê duyệt. Nhà nước quản lý các tổ chức hội trên cơ sở Nghị định số 45/2010 ngày 21/4/2010 của Chính phủ. Các tổ chức hội ngày càng có xu hướng phát triển mạnh, đã và đang có vai trò quan trọng trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội. Hoàn thiện pháp luật về hội, trước hết cần ban hành Luật về tổ chức hội. Luật này được xây dựng trên cơ sở các nghịđịnh, thông tư của Chính phủ và các bộ, ngành, trong đó cần quy định về vai trò tổ chức hội trong tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng chức năng tư vấn, thẩm định và phản biện xã hội. Cần xác lập trách nhiệm của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền trong việc tiếp thu các nội dung tư vấn, thẩm định, phản biện của các tổ chức hội khi

đảm bảo cơ sở khoa học và thực tiễn; cần quy định cụ thể các vấn đề mà nhà nước trước khi quyết định cần phải có sự tham gia tư vấn, thẩm định, phản biện của các tổ chức này. Hậu quả xấu của việc thực hiện, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kết quả tư vấn, thẩm định, phản biện cần phải được pháp luật quy định chặt chẽ, nghiêm khắc để tăng cường trách nhiệm của mỗi bên trong việc thực hiện đó, tránh các biểu hiện coi thường, bỏ qua hay làm tùy tiện, chiếu lệ.

4.2.1.4. Hoàn thin các th chế toàn dân và cá nhân công dân thc hin kim soát quyn lc nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)