Tiêu chí hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 47 - 50)

soát, quản lý được chính mình, sau đó kiểm soát, quản lý xã hội. Nhân dân giao quyền, ủy quyền cho nhà nước thì nhân dân tất yếu phải kiểm soát quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, việc thực hiện đó có thể chỉ là hình thức nếu như không có một cơ chế khả thi, hữu hiệu trong thực tế. Cho nên hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước chính là quá trình đưa quyền lực nhà nước trở

về đúng nghĩa là quyền lực của nhân dân, quyền lực công của xã hội và việc hoàn thiện đó không phải là làm mất đi tính mềm dẻo, năng động, quyết đoán cần phải có để thực hiện các chức năng của nhà nước như một số người lo ngại.

Nói tóm lại, hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm đạt được một số mục đích cụ thể sau:

Một là, kiểm soát quyền lực nhà nước không phải là hạn chế, làm yếu quyền lực nhà nước mà ngược lại kiểm soát quyền lực nhà nước là đảm bảo cho quyền lực nhà nước mạnh hơn, hoạt động hiệu quả hơn, ổn định hơn và chính đáng hơn.

Hai là, kiểm soát quyền lực nhà nước bằng chủ thể là nhân dân có mục

đích góp phần phòng, chống sự tha hóa của quyền lực nhà nước. Bảo đảm để

nhân dân phát huy mạnh mẽ hơn quyền làm chủ của mình trong việc xây dựng bộ máy nhà nước đồng thời nâng cao trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.

Với mục đích nói trên, hậu quả pháp lý của cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước là buộc các cơ quan, cá nhân thực hiện quyền lực nhà nước phải chịu sự kiểm soát của nhân dân bằng việc tiếp thu đầy đủ, toàn diện ý kiến của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân theo hiến pháp và pháp luật về toàn bộ hoạt động thực thi quyền lực nhà nước của mình để phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm, đảm bảo thực sự phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội.

2.1.4.2. Tiêu chí hoàn thin cơ chế pháp lý nhân dân kim soát quyn lc nhà nước lc nhà nước

Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước được cấu thành từ ba yếu tố: thể chế, thiết chế và các điều kiện bảo đảm. Các yếu tố này không

tồn tại một cách biệt lập, đơn lẻ mà tồn tại trong một thể thống nhất, phối hợp, tác động qua lại một cách hữu cơ. Vì vậy, muốn hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước, cần phải xây dựng một số tiêu chí làm chuẩn mực để đánh giá cơ chế hiện hành và hướng đến hoàn thiện cơ chế cần phải có theo các tiêu chí đó. Tất nhiên, đối với mỗi một yếu tố có thể có các tiêu chí hoàn thiện riêng của mình, nhưng trong một cơ chế thống nhất phải tuân theo những tiêu chí hoàn thiện chung. Trong khoa học pháp lý, người ta thường dựa vào hai nhóm tiêu chí: i) Nhóm tiêu chí thứ nhất là các tiêu chí mang tính chất chỉ đạo về hoàn thiện nội dung của cơ chế. ii) Nhóm thứ hai là các tiêu chí hoàn thiện về hình thức. Theo đó, để hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước cần phải hướng tới các tiêu chí cụ thể

sau đây:

- Về nhóm tiêu chí mang tính chất chỉ đạo hoàn thiện nội dung cơ chế, bao gồm các tiêu chí sau:

+ Tiêu chí về tính toàn diện của tất cả các yếu tố cấu thành cơ chế. Tiêu chí này bao gồm tất cả các quan điểm, các nguyên tắc chỉđạo nội dung xây dựng thể chế, thiết chế và hoàn thiện các điều kiện bảo đảm cho cơ chế vận hành. Tiêu chí này đòi hỏi việc hoàn thiện cơ chế cần phải nắm vững các quan điểm, tư

tưởng của Đảng về vai trò, vị trí của nhân dân, của các tổ chức đại diện nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước, trong việc thực hiện các quyền dân chủ

trực tiếp, và quan điểm về kiểm soát quyền lực nhà nước của nhân dân. Đồng thời, phải nắm chắc tinh thần và nội dung mới của Hiến pháp năm 2013 về tổ

chức quyền lực nhà nước; về trách nhiệm của nhà nước trong việc thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; về cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước...để từđó đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ

chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước phù hợp với đường lối của

Đảng và Hiến pháp mới.

+ Tiêu chí về tính đồng bộ về nội dung của cơ chế: Tiêu chí này đòi hỏi hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước phải chú trọng

chế để đồng bộ với các quy định về trình tự, thủ tục thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đó. Tính đồng bộ của việc hoàn thiện cơ chế còn đòi hỏi việc hoàn thiện mỗi thiết chế phải được tiến hành đồng bộ, kịp thời với các thiết chế khác của cơ chế.

+ Tiêu chí về tính phù hợp về nội dung của cơ chế: Tiêu chí này đòi hỏi việc hoàn thiện các thể chế, thiết chế của cơ chế phải xuất phát từ thực tiễn, từ đặc thù của hệ thống chính trị nước ta, từđiều kiện kinh tế, xã hội hiện thực để

hoàn thiện một cách hợp lý các quy định về thể chế, thiết chế sao cho có hiệu quả mà chi phí về vật chất và tinh thần phù hợp. Tính phù hợp của cơ chế còn

đòi hỏi tổ chức và hoạt động của các thiết chế phải phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân, thể hiện ở tổ chức và cách thức hoạt động gần dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân.

+ Tiêu chí về tính thống nhất về nội dung của cơ chế: Tiêu chí này đòi hỏi việc hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước phải bảo

đảm sự thống nhất giữa các quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo thể hiện trong Hiến pháp năm 2013 với việc thể chế hóa trong các yếu tố thể chế, thiết chế quy định trong các đạo luật và văn bản quy phạm pháp luật dưới luật. Sự thống nhất về

nội dung của việc hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước còn đòi hỏi phải có sự thống nhất trong tổ chức vận hành của cơ chế với các cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước khác như cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp (cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước bên trong) và cơ chế

kiểm soát quyền lực nhà nước do luật định.

+ Tiêu chí về tính ổn định và ít thay đổi: Đây chính là tiêu chí đòi hỏi việc hoàn thiện các thể chế, các thiết chế phải bảo đảm sự tồn tại của chúng trong một thời gian tương đối ổn định, tính dự báo cao trong việc thiết kế các mô hình về tổ

chức và hoạt động của các thiết chế.

+ Tiêu chí về tính dễ dàng, thuận lợi, tối ưu và chi phí thấp: Đây là tiêu chí đòi hỏi việc hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước phải luôn luôn xuất phát từ nhân dân nên từ việc hoàn thiện thể chế cho

đến hoàn thiện các thiết chế phải sao cho dễ dàng, thuận lợi thu hút được đông

đảo nhân dân tham gia, chi phí thấp về tài chính, thời gian và công sức mà hiệu quả cao.

- Nhóm tiêu chí hoàn thiện về hình thức của cơ chế bao gồm các tiêu chí:

+ Tiêu chí công khai, minh bạch, kịp thời và dân chủ: Đây là tiêu chí đòi hỏi trong quá trình hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước phải thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia vào việc hình thành các thể chế và thiết chế. Việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế được tiến hành càng công khai, minh bạch, kịp thời và dân chủ thì nội dung của cơ chế

càng hoàn thiện.

+ Tiêu chí về kỹ thuật xây dựng và hoàn thiện thể chế, thiết chế của cơ

chế càng chuẩn xác, đủ cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện là điều kiện để cơ chế vận hành có hiệu quả.

Năm vững các tiêu chí hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước nói trên chẳng những là cơ sở để xem xét, đánh giá cơ chế

hiện nay mà còn là tiêu chí để hướng tới hoàn thiện cơ chế cần phải xây dựng.

2.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ PHÁP LÝ NHÂN DÂN KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)