Thực trạng tổ chức và hoạt động của các thiết chế cấu thành cơ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 85)

chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước

Nhân dân là “Tập hợp đông đảo những người dân thuộc mọi giai cấp, tầng lớp, thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng đang sinh sống trong một khu vực địa lý nhất định" [130, tr.578]. Trong thực hiện quyền năng kiểm soát quyền lực nhà nước, nhân dân có thể tự mình thực hiện dựa trên quy định của hiến pháp, pháp luật về thực hiện dân chủ, thực hiện quyền con người, quyền công dân hoặc nhân dân có thể thực hiện thông qua các cơ quan, tổ chức đại diện cho mình.

Có thể nói, thiết chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở

Việt Nam là hệ thống các tổ chức vừa do hiến pháp, pháp luật quy định vừa được

điều lệ các tổ chức đó quy định. Các bộ phận của thiết chế, chính là các chủ thể

kiểm soát quyền lực nhà nước. Các chủ thể có số lượng lớn và đa dạng, mỗi chủ

thể lại có đặc điểm, tính chất, vị trí, vai trò khác nhau cho nên hậu quả pháp lý của hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các chủ thểđó cũng khác nhau.

- Đảng Cng sn Vit Nam với vai trò hiến định là "lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" [106, tr.9], là chủ thể có vai trò quyết định cơ chế pháp lý Nhà nước và xã hội" [106, tr.9], là chủ thể có vai trò quyết định cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước vận hành, phát huy hiệu quả trong thực tế. Là đảng cầm quyền tất nhiên Đảng phải kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các cơ

quan công quyền và cán bộ, đảng viên trong các cơ quan nhà nước. Kiểm soát của

Đảng đối với toàn bộ quyền lực nhà nước là tất yếu, khách quan trong thể chế

chính trị ở Việt Nam. Không những thế với tư cách là lãnh đạo, Đảng phải có quan điểm, đường lối và biện pháp để chỉđạo việc tổ chức thiết lập cơ chế, đồng thời là lực lượng đi đầu, thường xuyên kiểm soát đối với quyền lực nhà nước, bảo

đảm quyền lực nhà nước giữđược bản chất chính trị và luôn luôn thuộc về nhân dân. Phương thức kiểm soát của Đảng là thông qua công tác cán bộ và công tác kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên giữ chức vụ trong bộ

máy nhà nước về việc chấp hành, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Kiểm soát của Đảng có vai trò chỉ đạo và hiệu lực mạnh mẽ trong việc xây dựng thể chế, thiết chế, các yếu tố bảo đảm vận hành cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.

Với tính chất là "Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc...là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" [106, tr.9]. Vì thực hiện sứ mệnh lãnh đạo nhà nước và xã hội nên đương nhiên Đảng có trách nhiệm kiểm soát quyền lực nhà nước để

nhà nước giữ vững bản chất là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Kiểm soát của Đảng là tự kiểm soát quy định ngay trong điều lệ của Đảng. Theo đó, là cơ chếủy quyền được thiết lập cơ quan lãnh đạo các cấp thông qua bầu cử trong Đảng và nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ

trách; cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Nội dung kiểm soát của Đảng chính là nội dung mà Đảng lãnh đạo. Đối tượng kiểm soát của

Đảng chính là các cơ quan nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước.

Trên cơ sở những quy định về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, các cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ đầu nhiệm kỳ khóa X đến nay (2013) đã thực hiện giám sát chuyên đềđối với

104.114 tổ chức đảng, trong đó: Trung ương giám sát 10 tổ chức; tỉnh

ủy, ban thường vụ tỉnh ủy và tương đương giám sát 1.229 tổ chức; huyện ủy, ban thường vụ huyện ủy giám sát 17.392 tổ chức; cấp ủy cơ

sở giám sát 85.483 tổ chức. Nội dung giám sát trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước là 35.376 tổ chức; việc thực hiện nguyên tắc tổ

chức và sinh hoạt đảng (nguyên tắc tập trung dân chủ) 20.311 tổ chức; việc thực hiện chức trách nhiệm vụđược giao 18.533 tổ chức; việc thực hiện quy chế làm việc 16.141 tổ chức;... Qua giám sát phát hiện 1.100 tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm, trong đó chuyển kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm 146 tổ chức đảng [49, tr.32, 93].

Về giám sát đối với đảng viên, theo tổng hợp thì:

Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy đã giám sát chuyên đề 110.100 đảng viên, trong đó tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy và tương đương giám sát 991 đảng viên; huyện ủy và ban thường vụ huyện ủy và tương đương giám sát 24.305 đảng viên; cấp ủy cơ sở giám sát 84.804 đảng viên.

Đảng viên được giám sát thuộc các lĩnh vực công tác đảng 11.751, nhà nước 21.568, đoàn thể 5.258, lực lượng vũ trang 32.988, sản xuất, kinh doanh 19.504,... Qua giám sát phát hiện có dấu hiệu vi phạm là 2.333 đảng viên, chuyển sang kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm là 1.067 đảng viên [49, tr.93].

Các tổ chức đảng được hình thành hoạt động ở tất cả các cơ quan theo cấp hành chính đến khu dân cư; ở tất cả các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp; ở tất cả các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước... Các đảng viên là người nắm giữ cương vị lãnh đạo, quản lý

ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đoàn thể, do đó họ vừa là chủ thể vừa là đối tượng (khách thể) của hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước. Nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước chính là nhân dân kiểm soát sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và

đó cũng là nhân dân giám sát Đảng như tinh thần Cương lĩnh chính trị của Đảng năm 2011, Hiến pháp năm 2013 và Quyết định 218- QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Vì vậy, kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm của cả chủ thể thực hiện và chủ thể

kiểm soát quyền lực nhà nước của Đảng là hết sức quan trọng và cần thiết. Với vai trò "lãnh đạo nhà nước và xã hội", việc kiểm tra, giám sát của Đảng dù không mang tính quyền lực nhà nước nhưng có yếu tố bảo đảm để quyền lực nhà nước vận hành

đúng pháp luật và phục vụ dân, đồng thời là cơ sởđể phát huy vai trò các tổ chức và cá nhân trong thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước.

Tuy nhiên, thiết chế Đảng kiểm soát quyền lực nhà nước chưa được luật của Nhà nước cũng nhưđiều lệ của Đảng quy định cụ thể nên trên thực tế chưa hình thành một thiết chế cấu thành cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước theo

đúng nghĩa, mà chỉ có Ủy ban kiểm tra của Đảng các cấp thực hiện việc kiểm tra các tổ chức và cá nhân đảng viên vi phạm khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo. Đây chưa phải là một thiết chếĐảng kiểm soát hoạt động quyền lực nhà nước theo tinh thần và nội dung của Hiến pháp năm 2013.

- Mt trn T quc Vit Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự

nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cưở

nước ngoài. Theo Điều 9, Hiến pháp năm 2013:

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân

dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [106, tr.11-12].

Với tính chất là tổ chức rộng rãi của mọi giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi… trong xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa có địa vị pháp lý trong xã hội vừa có địa vị trong hệ thống chính trị. Hoạt động của MTTQ vừa chịu sựđiều chỉnh của Luật MTTQ Việt Nam vừa chịu sựđiều chỉnh của Điều lệ MTTQ Việt Nam. Trong điều kiện một đảng cầm quyền, nhất nguyên chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thì tất yếu phải coi trọng,

đề cao các thiết chế xã hội, nhất là vai trò của Mặt trận, để Mặt trận thực sự là cầu nối vững chắc giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có bộ máy chuyên trách công tác từ trung ương

đến cấp xã; có tổ chức ban, tổ công tác Mặt trận ở cơ sở và khu dân cư. Ngoài ra, Mặt trận còn giữ vai trò tổ chức, quản lý, chỉ đạo thiết chế Ban TTND, Ban giám sát đầu tư cộng đồng ở cơ sở. Các tổ chức của Mặt trận, thành viên của Mặt trận

đều có chức năng, nhiệm vụ chung nhất là: “giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước" [92, tr.10]. Hiện nay, Mặt trận có gần 40 tổ chức thành viên, các tổ chức thành viên hầu hết có mạng lưới tổ chức bộ máy từ trung ương tới cơ sở, xu hướng phát triển thành viên của Mặt trận và hội viên của các tổ chức thành viên ngày càng mở rộng bao phủ toàn bộ

mọi mặt của đời sống xã hội. Mặt trận và các tổ chức thành viên là các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đảm trách vai trò là các tổ chức

đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân và thực hiện chức năng kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động giám sát và phản biện của mình.

Mặt trận hoạt động theo hiến pháp, pháp luật và điều lệ của Mặt trận. Các quy định của Hiến pháp và pháp luật về địa vị chính trị, pháp lý, vai trò, chức năng, thẩm quyền của Mặt trận khá đầy đủ. Trên lĩnh vực kiểm soát quyền lực nhà

nước, Mặt trận có những phương tiện pháp lý rất cơ bản được hiến định và được quy định trong các luật như: Luật tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Toà án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật tiếp công dân, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật công chức, Luật viên chức; các luật về tố tụng Hình sự, Dân sự, Hành chính... Để thực hiện có hiệu quả

chức năng đó, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã thành lập 07 Hội đồng tư

vấn bao gồm nhiều chuyên gia, nhà khoa học để giúp cho Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tham gia góp ý, phản biện các dự án chính sách, pháp luật có liên quan.

Mặt trận và các tổ chức thành viên tham gia các đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân các cấp theo chương trình giám sát đối với hoạt

động các cơ quan nhà nước. Tổng hợp ý kiến cử tri, nhân dân và các tổ chức thành viên thông báo hoặc trình bày công khai trước các kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Mặt khác, thông qua hoạt động tổ chức tiếp xúc cử tri, tổ chức tiếp dân, Mặt trận và các tổ chức thành viên tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị

của nhân dân, phân loại và chuyển cho các cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra, giám sát do Chính phủ tổ chức (theo quy chế phối hợp giữa Chính phủ với Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội) để theo dõi, đánh giá việc thi hành chính sách, pháp luật của cơ quan nhà nước thuộc bộ, ngành trung ương và các cấp chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, với vai trò giám sát và phản biện xã hội đối với hoạt động của Nhà nước, ngoài quy định của Hiến pháp năm 2013, đến nay chưa một đạo luật nào cụ thể hóa nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội nên Mặt trận Tổ quốc vẫn chưa thể hiện được đầy đủ tư cách là một thiết chế quan trọng bậc nhất trong cơ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)