Thanh tra nhân dân: Ban TTND được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước để giám sát việ c th ự c

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 99 - 100)

hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế

dân chủ ở cơ sở, góp phần phát huy dân chủ, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. TTND

được pháp luật quy định là một tổ chức quần chúng và hoạt động thanh tra mang tính nhân dân.

Ban Thanh tra nhân dân còn là hình thức thực hiện dân chủ cơ sở đồng thời là thiết chế mang tính nhân dân do các tổ chức Mặt trận, Công đoàn tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động nhằm kết hợp chặt chẽ giữa TTND với thanh tra nhà nước trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Theo báo cáo của Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổng hợp kết quả

báo cáo của 61 tỉnh, thành phố trong cả nước thì đến 30/6/2013 có 100% các xã, phường, thị trấn đã có Ban thanh tra nhân dân (với trên 12.400 Ban và 81.250 thành viên) [54, tr.4]. Hầu hết Trưởng ban TTND là Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ xã, phường, thị trấn hoặc trưởng các đoàn thể. Đa số các thành viên Ban TTND là những người có hiểu biết pháp luật, trung thực, tự nguyện, có tinh thần trách nhiệm, được nhân dân tín nhiệm.

Ban TTND trong những năm qua được tích cực hoàn thiện về mặt thể chế, thiết chế và các điều kiện bảo đảm đã tăng cường phối hợp với tổ chức Mặt trận, các đoàn thể nhân dân và cơ quan chức năng của nhà nước thực hiện Pháp lệnh dân chủở xã, phường, thị trấn; Quy chế dân chủở cơ sở, thực hiện có hiệu quả cơ

bạch nhằm huy động rộng rãi các nguồn lực cho đầu tư xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Việc TTND tham gia tiếp nhận, giải quyết, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân đã góp phần quan trọng khắc phục những vụ việc phát sinh phức tạp từ cơ sở. Thiết chế TTND còn được tổ chức ở hầu hết ở các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước, được chính quyền công nhận hoạt động theo quy chế và pháp luật, góp phần bảo đảm các chính sách, pháp luật được thực thi đầy đủ, nghiêm túc đến tận người dân, người lao động.

Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của các Ban TTND còn nhiều hạn chế do cơ chế thiết lập tổ chức, duy trì hoạt động chưa khoa học, hợp lý “người bị giám sát lại là người có quyền quyết định những điều kiện làm việc cho người có quyền giám sát" [136, tr.208]. Ngoài ra, khi phát hiện dấu hiệu vi phạm thì TTND chỉ có quyền kiến nghị xử lý còn việc xử lý đến đâu, như thế nào, có phải trả lời hay không thì pháp luật chưa quy định. Cho nên một số nơi hoạt động của Ban TTND với tính chất là những thiết chế thực hiện dân chủở cơ sở kiểm soát quyền lực nhà nước rơi vào hình thức.

- Các phương tin truyn thông đại chúng là thiết chế mang tính chính trị, xã hội và nhiều chức năng khác nhau, cơ quan truyền thông đại chúng kết hợp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 99 - 100)