Khái niệm cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhàn ước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 34)

Cơ chế là một thuật ngữ có nguồn gốc từ phương Tây và từ khoa học kỹ

thuật. Trong tiếng Anh, cơ chế (Mechanism) được giải thích như các bộ phận trong một cỗ máy hoặc là một quá trình được thiết lập mà nhờđó một hoạt động

được thực hiện. Ngày nay, nó là thuật ngữ phổ biến trong xã hội, là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Có cơ chế tự nhiên, phản ánh cách thức tác động của quy luật vận động, phát triển của thế giới tự nhiên; có cơ

chế xã hội, cơ chế nhà nước, phản ánh nhận thức và sự vận dụng của con người

đối với quy luật phát triển của các quá trình, sự vật, hiện tượng phát sinh trong

đời sống nhà nước, xã hội. Như vậy, nghiên cứu "cơ chế" là nghiên cứu sự vật, hiện tượng, quá trình trong trạng thái động, nghiên cứu sự tác động của con người bằng các hình thức, công cụ, phương thức khác nhau lên các quá trình đó, trên cơ sở nhận thức đúng đắn các quy luật vận động, phát triển của chúng, định hướng quá trình phát triển theo những mục tiêu, phù hợp với những điều kiện lịch sử cụ thể nhất định.

Đối với khoa học luật học nước ta, khái niệm cơ chế pháp lý mới ra đời nhằm giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Trong các công trình nghiên cứu về cơ chế pháp lý đều cho rằng cơ chế pháp lý:

(1) Đó là tổng thể các yếu tố, bộ phận cấu thành hay hợp thành;

(2) Các bộ phận trong cơ chế có mối quan hệ, tác động lẫn nhau, hướng đích; (3) Cơ chế hoạt động theo các nguyên tắc, qui trình do luật quy định; (4) Thiếu một bộ phận thì cơ chế hoạt động không đồng bộ, kém hiệu quả...

Theo đó, cơ chế pháp lý được hiểu là tổng thể của nhiều yếu tố có quan hệ

tác động qua lại mật thiết với nhau, bao gồm các yếu tố thể chế, thiết chế và các bảo đảm để thực hiện một chức năng hoặc một nhiệm vụ nào đó trong quản trị

nhà nước và xã hội.

Như vậy, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước là tổng thể hợp thành của các yếu tố thể chế, thiết chế và các điều kiện bảo đảm, có mối quan hệ hữu cơ, tương tác lẫn nhau nhằm xác lập các quyền và khả năng để

nhân dân kiểm soát có hiệu quả quyền lực nhà nước.

Chủ thể của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước là Nhân dân với tư cách là cộng đồng người thống nhất trong cả nước hay một đơn vị hành chính lãnh thổ; các thiết chế phi chính phủ đại diện của nhân dân, các thiết chế dân chủ ở cơ sở được thiết lập để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân và Nhân dân với tư cách cá nhân công dân - là chủ thể

kiểm soát quyền lực nhà nước theo quy định của hiến pháp và pháp luật.

Từ khái niệm về cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước nói trên, có thể rút ra các đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước là cơ

chế "bên ngoài", mang tính chính trị và xã hội, tính đạo lý và tính pháp lý, trong khi cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước là cơ chế "bên trong", mang tính nhà nước. Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước phong phú, đa dạng về chủ thể với phương thức kiểm soát chủ yếu bằng thực hiện các hình thức dân chủ từ giám sát, phản biện, tư vấn, thẩm định, kiến nghị,

đề xuất, góp ý kiến, áp lực công luận đến bầu cử, bãi miễn đại biểu, biểu tình, trưng cầu ý dân nên toàn diện hơn cơ chế" bên trong" của bộ máy nhà nước.

Thứ hai, trong cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước thì chủ thể kiểm soát là nhân dân. Nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước với vị

thế của người chủ quyền lực, do đó không bị ràng buộc bởi ý chí chủ quan của bất kỳ cơ quan, công chức nhà nước nào. Trong khi đó, cơ chế kiểm soát thực hiện quyền lực giữa các cơ quan nhà nước phụ thuộc vào mô hình, kỹ thuật tổ

các cơ quan trong bộ máy nhà nước, với hệ thống chủ thể kiểm soát quyền lực rộng rãi, gồm tất cả các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cở sở.

Thứ ba, hiệu quả hoạt động của cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết là phụ thuộc vào sự phát triển của các hình thức, phương thức thực thi dân chủ, sự phát triển của xã hội dân sự, ý thức và kỹ năng thực hiện quyền của từng công dân, trách nhiệm của nhà nước trước nhân dân, trong khi hiệu quả của cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ

quan nhà nước lại phụ thuộc chủ yếu vào mức độ hoàn thiện của mô hình tổ

chức quyền lực và bộ máy cơ quan nhà nước, tính hợp lý của cơ chế, tính chuyên nghiệp trong tổ chức lao động quyền lực…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 34)