với công luận có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước. Các phương tiện truyền thông đại chúng gồm có: Báo in (Báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báo nói (Đài phát thanh), báo hình (Đài truyền hình), báo điện tử (được thực hiện trên mạng internet) bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài. Với chức năng thông tin, chức năng tạo dư luận xã hội (phản biện) và chức năng giáo dục, nâng cao dân trí...các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng có vai trò quan trọng đối với đời sống chính trị - xã hội, hoạt động quản lý nhà nước và nhu cầu của nhân dân. Do đó, chúng được coi là chủ thể quan trọng đồng thời là phương tiện đắc lực của nhân dân để thực hiện chức năng kiểm soát đối với toàn bộ quyền lực nhà nước.
Hiện nay, cả nước có 812 đơn vị báo chí. Trong đó, báo in có 197 đơn vị
(488 tạp chí Trung ương, ngành, đoàn thể Trung ương và 127 tạp chí địa phương). Trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 74 báo và tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, 1174 trang thông tin điện tử tổng hợp. Cả nước có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, trong đó có 02 đài quốc gia là Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, 01 đài của ngành VTC, 64 đài phát thanh, truyền hình địa phương, có 172 kênh chương trình phát thanh và truyền hình quảng bá (99 kênh truyền hình, 73 kênh phát thanh). Nhiều chương trình phát thanh, truyền hình được truyền tải qua mạng internet phục vụ công tác thông tin,
đối nội, đối ngoại. Bên cạnh hệ thống truyền hình quảng bá, hệ thống truyền hình trả tiền ở nước ta tiếp tục phát triển mạnh bằng nhiều loại công nghệ truyền dẫn như: cáp, vệ tinh, số mặt đất bước đầu áp dụng công nghệ IPTV. Cả nước có 47
đơn vị được cấp phép hoạt động truyền hình cáp, 09 đơn vị cung cấp dịch vụ
truyền hình cáp. Riêng 05 đài truyền hình; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Phát thanh Truyền hình Bình Dương có 62 kênh truyền hình trả tiền. Có 75 kênh truyền hình nước ngoài phục vụ 4,4 triệu thuê bao trên toàn quốc. Các đài địa phương đang từng bước thử nghiệm công nghệ số
truyền dẫn nhiều chương trình với nhiều loại hình dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ
truyền hình độ phân giải cao (HDTV). Cả nước có gần 17.000 người làm báo chuyên nghiệp được cấp thẻ nhà báo; có hơn 21.000 hội viên Hội nhà báo sinh hoạt trong các hội, liên chi hội và chi hội nhà báo…
Nhân dân sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để biểu thị ý kiến đến nhà nước. Nhiều ý kiến phổ biến trên phương tiện truyền thông đại chúng trở thành công luận; một số chính sách, pháp luật chưa hoặc không hợp lòng dân, trái hoặc xâm hại lợi ích của nhân dân bị truyền thông và công luận lên tiếng mạnh mẽ buộc nhà nước phải đình chỉ, bãi bỏ hoặc mặc nhiên mất hiệu lực. Các phương tiện truyền thông đại chúng còn là kênh thông tin đa dạng, nhiều chiều cung cấp cho người dân các góc nhìn, các thông tin về xã hội và hoạt động quyền lực nhà nước qua đó nâng cao khả năng làm chủ của mình đối với quyền lực nhà nước. Với tính chất rộng rãi, đa dạng, có sức hút mạnh và lan toả nhanh,
các phương tiện truyền thông đại chúng vừa là chủ thể, vừa là công cụ, phương tiện, diễn đàn của nhân dân trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước.
Các thiết chế nêu trên cùng với các thiết chế dân chủở cơ sở vừa là đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, cho nhân dân đồng thời cũng là những thiết chế để nhân dân trực tiếp biểu đạt ý chí, nguyện vọng của mình đối với nhà nước. Các thiết chế nêu trên có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, do đó có tác dụng và kết quả khác nhau trong vận hành cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. vừa là chủ thể vừa là phương tiện kiểm soát quyền lực nhà nước của nhân dân. Với tính chất rộng rãi, nhanh nhạy, thuận tiện, được coi là "diễn đàn của nhân dân". Là nơi để người dân có thể biểu
đạt ý chí, nguyện vọng, quan điểm, chính kiến về quản lý, điều hành xã hội cũng như thái độ của mình đối với nhà nước. Nhà nước cũng coi đó là kênh thông tin để
nắm bắt dư luận, định hướng dư luận và tiếp thu, sửa đổi, điều chỉnh chính sách, pháp luật của mình...
Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết các phương tiện truyền thông đại chúng ở
nước ta thuộc sở hữu nhà nước, tập thể nên tính độc lập, khách quan nhiều mặt còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thông tin sự thật, chưa tạo dựng không khí dân chủ, cung cấp phương pháp, cách thức, kinh nghiệm làm chủ cho người dân. Báo chí đôi khi chỉ là cơ quan "ngôn luận" của cơ quan, tổ chức mà ít khi đại diện được cho chính đối tượng mà báo chí phục vụ, hướng tới. Vai trò giám sát quyền lực nhà nước của các phương tiện truyền thông đại chúng có lúc, có nơi chưa được phát huy đầy đủ; chưa thực sự là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Một số cơ quan nhà nước, thậm chí Toà án còn đặt ra các quy định, quy chế cản trở việc lấy tin, đưa tin của truyền thông báo chí… Điều này đòi hỏi các quy định của Nhà nước về các phương tiện truyền thông đại chúng cần phải được cởi mở, dân chủ hơn nữa và cũng cần được quản lý chặt chẽ hơn nữa để phù hợp với nguyên tắc phổ quát của nền dân chủ và sự
nghiêm túc của nhà nước pháp quyền.
- Nhân dân chủ thể trực tiếp kiểm soát quyền lực nhà nước. Nhân dân với tư cách là một chủ thể thống nhất, toàn dân và cá nhân công dân kiểm soát