Bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 121 - 123)

- Nhân dân chủ thể trực tiếp kiểm soát quyền lực nhàn ước Nhân dân với tư cách là một chủ thể thống nhất, toàn dân và cá nhân công dân kiể m soát

4.1.4.Bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước

Ở nước ta, hệ thống chính trị được thiết lập, vận hành theo cơ chếĐảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Đó là sự phân định chức năng

cho mỗi chủ thể, trong mối quan hệ giữa Đảng, nhà nước và nhân dân ở nước ta. Xét đến cùng, quyền lực chính trị cũng chỉ là phái sinh của quyền lực nhân dân, nhân dân là chủ thể gốc của các loại quyền lực trong xã hội. Đảng cộng sản Việt Nam với tư cách hiến định là "lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội" (Điều 4),

Đảng phải "gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ

của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân" [51, tr.89]. Khoản 2, Điều 4, Hiến pháp năm 2013 quy định rõ: "Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình" [106, tr.7]. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, nắm giữ quyền lực chính trị

là nhằm mục đích "phục vụ nhân dân", bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, "Nâng cao ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, năng lực làm chủ, tham gia quản lý xã hội của nhân dân" [51, tr.239]; và tập trung "xây dựng, bổ

sung các thể chế và cơ chế vận hành cụ thểđể bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân" [51, tr.247]. Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước vận hành trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân do Đảng lãnh đạo chính là nhằm bảo đảm các điều kiện để

nhân dân thực hiện đầy đủ, trọn vẹn, có hiệu quả nhất quyền dân chủ của mình

đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước. Đểđạt được mục đích, nội dung

đó, trước hết phải bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc tổ chức xây dựng và vận hành cơ chế. Mặt khác, với góc độ vừa là lãnh đạo, vừa là thành viên của hệ thống chính trị; vừa là lãnh đạo, vừa là chủ thể của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước cho nên hoàn thiện phương thức lãnh

đạo của Đảng chính là những bảo đảm thiết yếu để cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước được hoàn thiện và vận hành có hiệu quả.

Hệ thống chính trịở Việt Nam bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các

đoàn thể chính trị - xã hội. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt

động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, bằng thực hiện dân chủ trực tiếp, dân chủđại diện và quyền con người, quyền công dân được hiến pháp, pháp luật ghi nhận. Như vậy, việc hoàn thiện cơ chếĐảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và

Nhân dân làm chủ phải được kết hợp thực hiện đồng thời và chặt chẽ với nhau. Nhân dân làm chủ bằng dân chủđại diện qua cơ chế bầu cử uỷ quyền là cơ quan

đại biểu nhân dân (Quốc hội, Hội đồng nhân dân) và tổ chức đại diện nhân dân (Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp...). Nhân dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp bằng các quyền con người, quyền công dân như: bầu cử, ứng cử, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, lập hội, biểu tình; quyền khiếu nại, tố cáo, quyền tiếp cận thông tin... và thực hiện quy chế dân chủở cơ sở. Tất cả các nội dung đó cần phải được thể chế hoá và bảo đảm thực hiện bằng pháp luật trên cơ sở có sự lãnh đạo của Đảng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 121 - 123)